4. Ý nghĩa của đề tài
1.5.2. Các chuẩn cần tuân thủ khi thiết kế hệ thống cơ sở dữ liệu
+ Chuẩn về mặt cơ sở toán học bản đồ
Chuẩn này được áp dụng với các bản đồ số. Bản đồ địa hình, bản đồ chuyên đề sau khi được chuyển sang dạng số lưu trong cơ sở dữ liệu phải nằm trong một hệ quy chiếu quốc tế thống nhất và tọa độ của các dữ liệu này nằm trong hệ tọa độ nhà nước của mỗi quốc gia.
+ Chuẩn về nội dung dữ liệu
Dữ liệu số lưu ở trong cơ sở dữ liệu phải đảm bảo tính chính xác, đúng đắn. Nội dung dữ liệu bao gồm các phân lớp thông tin, cách đặt mã cho cho từng loại thông tin được quản lý trong cơ sở dữ liệu.
+ Chuẩn về phương pháp thể hiện dữ liệu
Các bản đồ tương tự, dưới dạng analog (in ra phim, giấy, diamat hoặc các vật liệu khác) phải tuân thủ các quy định về ký hiệu và cách thể hiện bản đồ theo quy phạm.
Dữ liệu bản đồ dưới dạng số phải được thể hiện phù hợp với các khả năng hiển thị của các phần mềm sử dụng và đảm bảo tính logic của bản đồ số.
+ Chuẩn về khuôn dạng dữ liệu
Chuẩn hóa về khuôn dạng dữ liệu là xác định các khuôn dạng (format) file vật lý để lưu trữ bản đồ số. Chuẩn này rất quan trọng đối vớ những cơ sở dữ liệu được sử dụng cho đa mục đích, đa người sử dụng như cơ sở dữ liệu lưới điện phân phối, cơ sở dữ liệu cấp, thoát nước…
Chuẩn về khuôn dạng dữ liệu bao gồm: - Chuẩn về dạng file
- Chuẩn về khuôn dạng file vật lý sử dụng trao đổi và phân phối thông tin Thông tin dữ liệu thường được lưu dưới dạng DXF hoặc DGN. Hai file này đã được chuẩn hóa do Nhà nước ban hành.
Dữ liệu địa lý được được mô tả theo dữ liệu vector polygon. Mô hình này thể hiện được đầy đủ nhất dữ liệu địa lý. Nó cho phép không chỉ mô tả vị trí, hình dạng của đối tượng không gian mà nó còn miêu tả mối quan hệ về không gian với các đối tượng khác nữa.
Dữ liệu thuộc tính được lưu trữ theo mô hình dữ liệu quan hệ (Relation Database Model), đây là mô hình phổ biến nhất và được nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu nổi tiếng hiện nay sử dụng như: Oracle, Sybase, Informix, Fox…