.2 Các nhóm chủ thể phản biện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới giáo dục trên báo điện tử dưới góc nhìn phản biện xã hội (Trang 52)

Chuyên gia Cán bộ quản lý Nhà giáo

Học sinh, sinh viên Phụ huynh

Người dân Nhà báo

Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ số lƣợt phản biện trên 4 báo

Dân trí Vietnamnet Nhân dân online

Bảng 2.4 Lƣợng chủ thể phản biện

Chủ đề Thi THPT QG Tự chủ ĐH Thông tƣ 22 Bỏ biên chế GV CT GDPT mới Tổng Báo (1) (2) (3) (4) (1) (2) (3) (4) (1) (2) (3) (4) (1) (2) (3) (4) (1) (2) (3) (4) Chuyên gia 23 28 9 7 3 12 5 8 0 6 0 1 4 10 2 10 18 25 9 23 203 Cán bộ quản lý 17 18 7 67 2 22 3 7 1 6 2 16 5 10 9 7 11 56 4 21 291 Nhà giáo 162 139 41 98 37 41 26 26 5 18 7 18 14 13 11 18 23 26 10 32 765 Học sinh, SV 143 92 10 118 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 3 0 0 0 0 367 Phụ huynh 4 3 6 35 0 0 0 0 2 6 4 4 0 0 0 0 0 2 0 0 66 Ngƣời dân 9 11 0 0 0 0 0 0 0 3 0 0 2 5 0 1 0 0 0 0 31 Nhà báo 31 27 16 15 2 0 0 2 1 2 1 1 1 1 1 2 0 1 0 3 107 Tổng 389 318 89 340 44 75 34 43 9 41 14 40 26 39 24 41 52 110 23 79 1830

Ghi chú: (1) Dân trí (2) Vietnamnet

Từ kết quả khảo sát, có thể nhận thấy nhóm nhà giáo là nhóm phản biện nhiều nhất về các vấn đề đổi mới giáo dục. Nhóm này gồm các hiệu trưởng, cán bộ, nhân viên của các trường, các giảng viên, giáo viên. Đây là nhóm có mặt phản biện ở cả 5 vấn đề đổi mới giáo dục. Bởi những vấn đề nổi bật này đều có tác động trực tiếp đến công tác quản lý, giảng dạy ở các trường. Không chỉ có mối quan hệ mật thiết với các chủ trương, chính sách mới, đây cũng là nhóm có trình độ, năng lực phản biện cao, có uy tín khi cất lên tiếng nói của mình. Thực tế việc triển khai các chính sách mới có kết quả ra sao; quá trình quản lý, đào tạo ở các trường có những vấn đề bất cập nảy sinh nào, sẽ được lãnh đạo các trường và các thầy cô giáo phản ánh qua báo chí.

Nhóm đứng thứ hai về số lượt phản biện là học sinh, sinh viên. Thực chất, trong 5 vấn đề đổi mới giáo dục, nhóm này chủ yếu chỉ nêu ý kiến ở chủ đề kỳ thi THPT Quốc gia. Theo khảo sát của chúng tôi, chủ đề bỏ biên chế giáo viên có 4 sinh viên học ngành Sư phạm tham gia phản biện. Các lượt phản biện còn lại đều là của học sinh các trường THPT về kỳ thi THPT Quốc gia. Việc các em học sinh đưa ra cảm nhận, ý kiến riêng của mình về dự thảo phương án thi, tuyển sinh, về đề thi, kết quả thi… là điều dễ hiểu và vô cùng cần thiết. Bởi các em chính là những người đang học, đang thi theo các chính sách, quy định mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt ra. Ý kiến, nguyện vọng của các em có ý nghĩa rất lớn để các thầy cô, các nhà quản lý giáo dục xem xét, nhìn nhận toàn diện hơn các khía cạnh của đổi mới giáo dục, từ đó có những điều chỉnh, thay đổi phù hợp. Ở các chủ đề đổi mới còn lại, nhóm học sinh, sinh viên hoặc chưa đủ năng lực phản biện, hoặc đó không phải là vấn đề gần gũi, có ảnh hưởng trực tiếp để các em có thể trình bày ý kiến của mình.

Nhóm cán bộ quản lý cũng chiếm số lượt phản biện khá lớn, trong đó phần lớn là các cán bộ làm việc tại Sở Giáo dục các tỉnh, thành phố; Phòng Giáo dục các huyện, thị xã… Các cán bộ quản lý trong lĩnh vực giáo dục là những người luôn theo sát, nắm bắt chính xác các định hướng, chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào

tạo để từ đó tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các trường thực hiện, triển khai hiệu quả các chương trình mới, cách thức mới trong hoạt động quản lý, dạy và học. Đồng thời, các cán bộ quản lý giáo dục ở địa phương cũng là cầu nối để truyền tải ý kiến, quan điểm của các trường, các thầy cô giáo đến lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo về các chính sách đổi mới. Với trình độ chuyên môn, sự hiểu biết, quan tâm sát sao đến các vấn đề giáo dục và có cái nhìn khái quát thực trạng giáo dục của địa phương, ý kiến phản biện của họ là vô cùng quan trọng.

Bên cạnh đó, trong nhóm cán bộ quản lý không thể không nhắc tới các nhà quản lý thuộc các Bộ, ban, ngành khác quan tâm, góp ý cho Bộ Giáo dục và Đào tạo về những vấn đề, khía cạnh chuyên môn của họ. Với chủ đề tự chủ Đại học, ông Vũ Văn Họa, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước đã đưa ra quan điểm của mình về “đào tạo và nghiên cứu về kinh tế thị trường của các trường Đại học Việt Nam”. Bàn về vấn đề bỏ biên chế giáo viên, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng đóng góp ý kiến của mình về việc tuyển dụng giáo viên. Tiến sỹ Nguyễn Đắc Hưng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục & Đào tạo, Dạy nghề, Ban Tuyên giáo Trung ương cũng đưa ra những đề xuất, góp ý của mình cho ý tưởng bỏ biên chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, với tư cách là cơ quan giám sát, đồng thời thảo luận sửa đổi các đạo Luật liên quan đến lĩnh vực văn hóa, giáo dục thanh thiếu niên nhi đồng cũng thường xuyên phản biện các vấn đề đổi mới giáo dục. Đại diện Ủy ban là ông Phan Thanh Bình – Chủ nhiệm, TS Nguyễn Thị Mai Hoa - Ủy viên Thường trực… thường chia sẻ các quan điểm, góc nhìn của mình để hoàn thiện các chính sách, thông tư, quy chế… do Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn thảo.

Nhóm chuyên gia là một thành phần không thể thiếu của quá trình phản biện, khiến cho hoạt động này trở nên chuyên nghiệp hơn. Họ là những người hoạt động tại các Viện nghiên cứu, các Hội, Hiệp hội có liên quan đến giáo dục, như Hội Toán học Việt Nam, Hội Cựu Giáo chức Việt Nam, Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam... Họ cũng có thể là các nhà lãnh đạo, nhà quản lý đã

nghỉ hưu nhưng vẫn quan tâm đến nền giáo dục nước nhà. Ví dụ, GS.Viện sĩ Đào Trọng Thi – Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; GS Phạm Minh Hạc – Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; ông Lương Tất Thùy – Nguyên Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam; GS Nguyễn Đức Chính – NguyênPhó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội… Những nhận định, đánh giá, phân tích của giới chuyên gia được báo chí đăng tải sẽ là những thông điệp phản biện sắc sảo, có độ tin cậy cao cho các vấn đề đổi mới giáo dục của nước ta.

Nhóm nhà báo có số lượt phản biện khá khiêm tốn so với các nhóm chủ thể khác.Với 4 báo điện tử khảo sát, các nhà báo, phóng viên mảng giáo dục thường xuyên có những bài viết bám sát các hoạt động của ngành là nhà báo Lê Huyền, Lê Văn, Thanh Hùng báo Vietnamnet; Nhật Hồng, Hồng Hạnh, Lệ Thu báo Dân trí; Khúc Hồng Thiện, Quý Tùng báo Nhân dân online, Hiếu Nguyễn, Hồ Lài, Đại Khải báo Giáo dục và Thời đại online… Theo khảo sát, các nhà báo, phóng viên mảng giáo dục chủ yếu phản biện ở chủ đề kỳ thi THPT Quốc gia. Các đề tài còn lại đều xuất hiện các ý kiến phản biện rất hạn chế. Tuy nhiên, các chủ đề như thông tư 22 về đánh giá học sinh Tiểu học, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, tự chủ Đại học là những vấn đề chuyên môn của ngành giáo dục, đòi hỏi những người thực sự am hiểu, có kiến thức chuyên sâu mới có thể phản biện kỹ càng, có khả năng thuyết phục. Với chủ đề bỏ biên chế giáo viên, cũng không có gì hay hơn là hỏi ý kiến của chính các giáo viên, hay sự nhìn nhận, bình luận của các chuyên gia trong ngành. Như vậy, ở các chủ đề đổi mới giáo dục, có thể nói nhà báo hầu như chỉ đóng vai trò đưa tin, đưa tiếng nói của người trong cuộc để các bên cùng thảo luận. Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của nhà báo trong việc tổ chức sản xuất nội dung tác phẩm báo chí để các chủ thể khác được lên tiếng phản biện. Nhà báo như một nhà tổ chức trung gian, tạo lập diễn đàn trực tuyến để các bên phản biện cùng tham gia tranh luận, giải quyết vấn đề.

Ngoài ra, qua khảo sát 5 vấn đề đổi mới giáo dục, có hai nhóm chủ thể phản biện xuất hiện một cách khiêm tốn là phụ huynh và những người dân quan tâm đến giáo dục. Nhóm phụ huynh thường nêu ra ý kiến, nhận xét về những vấn đề liên quan đến việc học tập, thi cử của con, em mình nên các vấn đề họ lên tiếng phản biện là kỳ thi THPT Quốc gia, thông tư 22 về đánh giá học sinh Tiểu học, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Những người dân không làm việc trong lĩnh vực giáo dục nhưng quan tâm đến các vấn đề giáo dục cũng đóng góp tiếng nói phản biện của mình trên báo chí, thông qua việc tự viết bài gửi đến các tòa soạn. Họ phản biện về kỳ thi THPT Quốc gia, thông tư 22 về đánh giá học sinh Tiểu học, bỏ biên chế giáo viên.

Bên cạnh việc so sánh số lượt phản biện của các nhóm chủ thể, nếu tính tổng số lượt phản biện xã hội của các báo về 5 vấn đề đổi mới giáo dục, ta cũng có kết quả: báo Vietnamnet có số lượt phản biện cao nhất (583 lượt), tiếp đến là Giáo dục và Thời đại online (543 lượt). Dân trí có số lượng bài viết phản biện nhiều nhất nhưng số lượt phản biện lại đứng thứ 3 (520 lượt). Nhân dân online có số lượt phản biện thấp nhất, kém nhiều so với các báo kể trên (184 lượt). Kết quả này phẩn nào cho ta thấy tính phản biện của các bài báo về đổi mới giáo dục trên 4 báo điện tử khảo sát. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào số lượng, ta vẫn chưa thể đánh giá được hiệu quả, chất lượng phản biện của các tờ báo trên. Khảo sát sâu hơn vào nội dung phản biện, ta sẽ có được cái nhìn toàn diện, chính xác hơn về thực trạng phản biện xã hội các vấn đề đổi mới giáo dục của 4 báo điện tử đó.

2.2.2 Khách thể phản biện

“Khách thể phản biện xã hội thuộc cơ quan công quyền. Đó là tổ chức, cá nhân trong hệ thống bộ máy Đảng, Nhà nước mà tạo ra các chủ trương, đường lối, chính sách, đề án, dự án… có đối tượng phản biện. Về lý thuyết, trước khi ban hành các quyết định chính trị, giới cầm quyền luôn cần đến các nguồn thông tin lý luận và thực tiễn xã hội giúp phân tích, xử lý để quyết định chính sách ra đời đúng đắn. Khi quyết định chính trị đang được thực thi trong xã hội, chủ thể của

nó cần nắm bắt phản hồi từ xã hội. Cho nên giá trị của phản biện xã hội là nhằm phát huy dân chủ, huy động trí tuệ tập thể vào giải quyết vấn đề của xã hội. Đó là một phương thức để Nhà nước gần dân hơn” [38; tr.95].

Theo các bước của quá trình phản biện, sau khi chủ thể phản biện đưa ra ý kiến, quan điểm về các vấn đề, đối tượng phản biện, khách thể phản biện trên tinh thần cầu thị, tiếp thu sẽ có những giải trình, trao đổi lại với các chủ thể phản biện một cách khoa học. Nếu phản biện đúng thì điều chỉnh, sửa chữa, nếu thấy chưa đúng thì lên tiếng bảo vệ quan điểm của mình, giải thích những vướng mắc của các chủ thể hay của cộng đồng. Để từ đó, đi đến hướng giải quyết tốt nhất, hợp lý nhất cho vấn đề đặt ra.

Đối với các vấn đề đổi mới giáo dục, khách thể thường là các cá nhân, nhóm, tổ chức thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Họ là người soạn thảo, đưa ra những chính sách, quy định cho ngành giáo dục triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, Chính phủ với vai trò giám sát, chỉ đạo các Bộ trực thuộc cũng lên tiếng trao đổi về các vấn đề đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Với chủ đề kỳ thi THPT Quốc gia, khách thể phản biện là Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại diện là Thứ trưởng Bùi Văn Ga thường xuyên đăng đàn giải trình, phản biện về các vấn đề chung của dự thảo phương án thi, tuyển sinh Đại học, Cao đẳng. Ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng và ông Sái Công Hồng – Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục có trách nhiệm giải đáp các vấn đề liên quan đến đề thi, đáp án thi. PGS. TS Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học thì giải thích, trao đổi về quy chế tuyển sinh mới…

Nhóm khách thể xuất hiện nhiều trong quá trình tranh biện về tự chủ Đại học là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng… Các khách thể bàn bạc, trao đổi với các

trường về cách quản trị, làm sao để các trường mạnh dạn tự chủ cả về tài chính, nhân lực, công tác tuyển sinh…

Ở đối tượng phản biện là thông tư 22 về đánh giá học sinh Tiểu học, khách thể thường xuyên xuất hiện là ông Nguyễn Đức Hữu – Phó Vụ trưởng phụ trách, Vụ Giáo dục Tiểu học; ông Nguyễn Công Khanh – Trung tâm Khảo thí chất lượng giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thành viên tổ soạn thảo thông tư 22. Các khách thể đã thông qua báo chí làm rõ, giải đáp những khúc mắc, băn khoăn của các thầy cô giáo trong việc thực hiện đánh giá học sinh Tiểu học theo thông tư 22.

Về vấn đề bỏ biên chế giáo viên, các khách thể tham gia phản hồi là Thủ tưởng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ. Dựa trên ý kiến của các chủ thể phản biện, Bộ trưởng đã lên tiếng lý giải đầy đủ ý tưởng bỏ biên chế giáo viên của mình, Thủ tướng và Phó Thủ tướng cũng trấn an dư luận khi thể hiện quan điểm chưa đồng ý phê duyệt chủ trương đó của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ.

Chương trình GDPT tổng thể thu hút sự tranh luận của rất nhiều chuyên gia, nhà giáo, và các khách thể cũng thường xuyên trao đổi, thảo luận lại với các chủ thể về vấn đề này. Xuất hiện nhiều nhất là ban soạn thảo chương trình với đại diện là GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên chương trình, PGS.TS Bùi Mạnh Hùng – Điều phối viên chính của chương trình, GS Đỗ Đức Thái – Chủ biên chương trình môn Toán, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống – Chủ biên chương trình môn Ngữ văn, PGS. TS Đinh Thị Kim Thoa – Chủ biên chương trình Hoạt động trải nghiệm sáng tạo… Bên cạnh đó, một số lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng tham gia diễn đàn phản biện về chương trình GDPT mới nhằm giúp dư luận hiểu đúng quan điểm của Bộ, làm sáng tỏ nhiều nội dung còn gây tranh cãi như: Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa, ông Nguyễn Xuân Thành – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, ông Trần Kim Tự - Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo, ông Phạm

Hùng Anh – Phó Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em…

Khảo sát số lượt xuất hiện khách thể phản biện trên 4 báo điện tử, chúng tôi nhận thấy số lần khách thể phản biện luôn ít hơn các chủ thể về cả 5 vấn đề đổi mới giáo dục. Số liệu cụ thể như bảng dưới đây:

Bảng 2.5 Số lƣợt xuất hiện hách thể phản biện

Chủ đề Báo điện tử Số lƣợt xuất

hiện hách thể

Tổng

Kỳ thi THPT Quốc gia DT 33 94

VNN 26 NDO 21 GDTĐO 14 Tự chủ Đại học DT 25 50 VNN 12 NDO 6 GDTĐO 7

Thông tư 22 về Giáo dục Tiểu học

DT 7 30

VNN 10

NDO 5

GDTĐO 8

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới giáo dục trên báo điện tử dưới góc nhìn phản biện xã hội (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)