Phân loại và miêu tả chi tiết của các tác giả tiêu biểu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu mô hình kết hợp thanh điệu trong từ láy đôi tiếng Việt (Trang 26 - 35)

5. Bố cục của luận văn

1.2. Phân loại và miêu tả chi tiết của các tác giả tiêu biểu

Quy tắc hài thanh trong từ láy đã được nhiều tác giả miêu tả một cách chi tiết, rõ ràng trong nhiều công trình nghiên cứu. Dưới đây chúng tôi trình bày quan điểm của 3 tác giả tiêu biểu làm cơ sở phân loại và miêu tả trong luận văn này.

Nguyễn Tài Cẩn (1975) trong “Ngữ pháp tiếng Việt” viết: “Từ láy âm là loại từ ghép trong đó, theo con mắt nhìn của người Việt hiện nay các thành tố trực tiếp phải có sự tương ứng với nhau về hai mặt: mặt yếu tố siêu âm đoạn tính (thanh điệu) và mặt yếu tố âm đoạn tính (phụ âm đầu, âm chính giữa vần và âm cuối vần)” (tr. 110).

Về mặt yếu tố siêu âm đoạn tính, các thành tố nói chung đều phải có thanh điệu thuộc cùng một âm vực: thuộc âm vực cao (thanh ngang, hỏi, sắc) hoặc thuộc âm vực thấp (thanh huyền, ngã, nặng). Ví dụ:

Cùng thuộc âm vực cao cùng thuộc âm vực thấp

Ngang ngang hay ho huyền huyền dùng dằng

sắc sắc méo mó nặng nặng lụng thụng

hỏi hỏi lỏng lẻo ngã ngã lững thững

ngang sắc ngay ngắn huyền nặng dày dạn

sắc ngang nết na nặng huyền lạ lùng

hỏi ngang bảnh bao ngã huyền mỹ miều

sắc hỏi sáng sủa nặng ngã đẹp đẽ

hỏi sắc rẻ rúng ngã nặng dõng dạc

Khi phân loại từ láy đôi thành kiểu lặp toàn phần và lặp bộ phận, tác giả miêu tả chi tiết hơn:

Lặp toàn phần

a. Trường hợp thành tố thứ 2 có thanh bằng, thì sự tương tự đó thể hiện ở chỗ là thành tố đầu láy lại và giữ y nguyên như thành tố sau, mặc dầu trong thực tế thì phát âm có lướt nhẹ: Ví dụ: chuồn chuồn, ba ba, bìm bìm

b. Ở trường hợp thành tố thứ 2 có thanh trắc thì khi láy thành tố đầu phát âm lướt nhẹ đến nỗi nhiều khi đưa đến hiện tượng biến thanh và biến vần: chỉ biến riêng thanh khi thành tố thứ 2 thuộc loại âm tiết có đủ 6 thanh; vừa biến thanh, vừa biến cả vần khi thành tố thứ 2 thuộc loại âm tiết cuối cùng có p, t, c, ch và chỉ có 2 thanh. Tuy nhiên, chúng ta vẫn nói có sự tương tự hoàn toàn giữa hai thành tố trực tiếp vì có hai lý do:

- Hiện tượng biến thanh, biến vần xảy ra theo những quy luật khá chặt chẽ. Điều này cho phép tái lập một cách dễ dàng sự giống nhau vốn có giữa hai thành tố:

+ Trong hiện tượng biến thanh, hầu như bao giờ thanh trắc cũng chuyển sang thanh bằng cùng âm vực (luật phù trầm)

sắc, hỏi  ngang ví dụ: bươm bướm, mơn mởn

nặng, ngã  sắc ví dụ: vành vạnh, chồm chỗm

+ Trong hiện tượng biến vần bao giờ các phụ âm tắc –p, -t, -c, -ch cũng chuyển thành phụ âm mũi cùng cặp.

ng  c ví dụ: eng éc, ừng ực

nh  ch ví dụ: chênh chếch, bình bịch

Hiện tượng biến thanh, biến vần không có tính chất bắt buộc hoàn toàn nên trong nhiều trường hợp có hai biến thể song song cùng tồn tại.

Ví dụ: đốp đốp – đôm đốp, bịch bịch – bình bịch.

Cũng thuộc vào trường hợp lặp hoàn toàn, còn có khoảng vài mươi từ, lập thành một kiểu nhỏ, đối lập với kiểu trên ở mấy điểm:

+ Trong kiểu trên yếu tố gốc nẳm ở sau, yếu tố lặp có biến thanh, biến vần nằm ở trước, trong kiểu này, ngược lại, yếu tố gốc nằm ở trước.

Ví dụ: ngoan ngoãn, im ỉm, chăm chắm

+ Trong kiểu trên, sự tương ứng về thanh điệu phải thuận theo luật biến thanh; trong kiểu này, trái lại không thấy có quy luật đó. Ở đây, về mặt thanh điệu thường gặp nhất là trường hợp có sự tương ứng:

Ví dụ: sắc, nặng: sát sạt, xốp xộp, khít khịt

hỏi, ngang: mảy may, dửng dưng, cỏn con, tẻo teo

sắc, huyền: cuống cuồng

huyền, ngang: bòng bong

ngã, huyền: nhũn nhùn

sắc, ngang: tí ti

Lặp bộ phận

a. Từ điệp vận

Chỉ lặp ở vần còn khác ở phụ âm đầu. Từ điệp vận có xu thế thống nhất thanh điệu ở cả hai tiếng: 80% có thanh điệu giống nhau hoàn toàn, 20 % có thanh điệu khác nhau nhưng thuộc cùng đường nét.

Âm tiết 2

Âm tiết 1 ngang hỏi sắc huyền ngã nặng

ngang 120 6 12 33 5 2 hỏi 1 126 1 16 sắc 71 2 5 huyền 125 9 6 142 5 8 ngã 1 1 23 1 nặng 7 1 1 82 b. Từ điệp âm

Thanh điệu giữa hai âm tiết trong từ điệp âm không bắt buộc phải giống nhau. Điều kiện tương ứng thanh điệu chỉ cần thanh điệu ở cả hai âm tiết cùng thuộc một âm vực là được, cũng có một số trường hợp ngoại lệ nhưng không đáng kể.

Diệp Quang Ban (1989) trong “Ngữ pháp tiếng Việt” cũng đưa ra những đặc trưng ngữ âm của từ láy trong đó có nói đến yếu tố hài thanh:

a. Từ láy toàn bộ

Láy không phải là sự lặp lại âm thanh một cách nguyên vẹn mà là sự lặp lại âm thanh có biến đổi và có tác dụng tạo nghĩa biểu trưng. Sự biến đổi âm thanh ở hiện tượng láy là sự biến đổi đều đặn tạo thành những quy tắc hoà phối ngữ âm khá chặt chẽ.

Từ láy toàn bộ là từ láy trong đó tiếng gốc được lặp lại toàn bộ ở tiếng láy với sự khác biệt (đối) về trọng âm (nhấn ở tiếng gốc, giảm nhẹ ở tiếng láy) và sự khác biệt về những hệ quả của sự nhấn trọng âm.

- Từ láy toàn bộ giữa hai tiếng chỉ khác nhau về trọng âm (độ căng và độ kéo dài)

Ví dụ: hao hao, lăm lăm, đùng đùng, lù lù

Về nguyên tắc, ở đây có thể xuất hiện từ láy chứa tiếng gốc mang bất cứ thanh điệu nào (ví dụ: đỏ đỏ, hớ hớ, sừng sững, chậm chậm). Tuy nhiên, do hệ quả sự khác biệt về trọng âm giữa hai tiếng, cho nên những từ láy có tiếng gốc mang trắc (thanh hỏi, ngã, sắc, nặng) thì ở tiếng láy thanh trắc thường được chuyển thành thanh bằng để “dễ đọc, dễ nghe” cũng tức là tăng cường sự hoà phối ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa. Riêng trường hợp tiếng gốc mang thanh bằng (thanh ngang, huyền) thì tiếng láy không bị biến thanh bởi ảnh hưởng của sự nhấn trọng âm nữa.

- Từ láy toàn bộ giữa hai tiếng có thêm sự khác biệt ở thanh điệu. Ví dụ: đo đỏ, hơ hớ, sừng sững, chầm chậm

Sự khác biệt ở đây là hệ quả sự khác biệt về trọng âm các thanh điệu khác nhau đi với nhau làm thành 2 nhóm: ngang, hỏi, sắc và huyền, ngã, nặng.

Sự khác nhau về thanh điệu giữa hai tiếng được phân biệt theo hai đặc trưng;

+ Bằng/ trắc: thanh bằng là thanh ngang, thanh huyền Thanh trắc là thanh hỏi, ngã, sắc, nặng

+ Âm vực cao/thấp: Âm vực cao có các thanh không, hỏi, sắc; âm vực thấp có các thanh huyền, ngã, nặng.

Sự kết hợp thanh điệu giữa hai tiếng trong từ láy ở đây hình thành quy tắc: đối các thanh điệu trắc với thanh điệu bằng cùng âm vực.

Trong kiểu từ láy toàn bộ này, trọng âm nằm ở tiếng gốc. Ngoài những từ láy toàn bộ có thanh điệu phù hợp với quy tắc hài thanh trên, người ta cũng xếp vào số từ láy toàn bộ những từ như: tí tị, rát rạt, cuống cuồng… ở những từ láy này, dấu hiệu đối thanh cùng âm vực bị phá vỡ, còn dấu hiệu đối bằng/trắc có thể bị phá vỡ (tí tị, rát rạt) hoặc vẫn còn được giữ lại (cuống cuồng).

- Từ láy toàn bộ giữa hai tiếng có thêm sự khác biệt ở phụ âm cuối.

Ví dụ: cầm cập, lôm lốp, xăm xắp, ăm ắp, thiêm thiếp, nơm nớp. giôn giốt, ngùn ngụt, phơn phớt, hun hút, san sát.

vằng vặc, nhưng nhức, rừng rực, phăng phắc, chênh chếch.

Sự biến đổi phụ âm cuối xảy ra chủ yếu từ tiếng gốc sang tiếng láy theo quy tắc:

ở tiếng gốc ở tiếng láy

ăm ắp -p -m

phơn phớt -t -n

vằng vặc -k -ng

Thanh điệu ở tiếng gốc và tiếng láy phối hợp theo những quy tắc trắc bằng cùng âm vực. Trọng âm nằm ở tiếng gốc.

- Từ láy âm đã xác định được quy tắc biến vần: là từ láy âm trong đó hai tiếng có cùng thanh điệu và kiểu vần, nhưng có sự khác biệt ở nguyên âm chính theo những quy tắc đã xác lập được.

- Từ láy âm chưa xác định được quy tắc biến vần: là những từ láy âm hiện nay chưa xác định được quy tắc biến vần của tiếng láy so với tiếng gốc, mặc dù chúng vẫn lập thành những loạt lớn hoặc nhỏ theo những nét chung nào đó. Ở từ láy âm thuộc kiểu này quy tắc về thanh điệu không chặt chẽ. Trọng âm thường nằm ở tiếng gốc, nhất là những tiếng gốc còn rõ nghĩa.

- Từ láy vần là từ có phần vần trùng lặp và có phụ âm đầu khác biệt ở tiếng gốc và tiếng láy. Quy tắc về thanh điệu ở kiểu từ láy này vẫn không chặt chẽ. Có xu hướng chỉ tính là từ láy vần những từ cả hai tiếng có cùng một thanh điệu. Nhưng lại có thể dễ dàng gặp những từ như: bờm xơm, chài bái, chói lọi, hộc tốc, túi bụi, tùm lum, trật lất

Hoàng Văn Hành (1985) trong khi phân loại từ láy xét về mặt cấu tạo đã đưa ra những đặc điểm cụ thể của 6 mẫu từ láy:

Mẫu 1: lăm lăm

Đặc trưng của những từ láy thuộc mẫu này là điệp phụ âm đầu, khuôn vần và thanh. Trong điều kiện ấy trọng âm (và trường độ) trở thành nét dị biệt trong quan hệ giữa tiếng gốc và tiếng láy và là yếu tố tạo nên thế đối trong từ:

xăm xăm, đùng đùng, rề rề, gườm gườm, hao hao, khăng khăng, kìn kìn… Ở các từ này, cứ liệu ngữ âm thực nghiệm cho thấy trọng âm thường rơi vào tiếng thứ hai, khiến cho tiếng này được nhấn mạnh và có trường độ dài, còn tiếng thứ nhất được đọc lướt nhẹ và ngắn hơn.

Mẫu 2: đo đỏ

Đặc trưng của các từ thuộc mẫu này là điệp phụ âm đầu và khuôn vần. Thanh điệu được chuyển đổi để tạo thế đối. Sự chuyển đổi thanh ở đây là có quy tắc. Đó là quy tắc đối bằng - trắc cùng âm vực. Theo thống kê của tác giả, thì sự phân bố về thanh ở các từ thuộc mẫu này (trong tổng số 286 từ) như sau:

T2

T1 ngang huyền hỏi ngã sắc nặng cộng

ngang 1 79 5 107 2 194 huyền 4 22 2 20 48 hỏi 7 4 11 ngã 1 1 2 sắc 5 27 32 nặng 1 1 cộng 12 7 79 27 109 54 286

Bảng này cho thấy sự đối giữa thanh bằng và thanh trắc cùng âm vực diễn ra chủ yếu ở các cặp:

ngang - hỏi: ra rả, sa sả, ri rỉ, hây hẩy, nhem nhẻm

ngang sắc: hơ hớ, ngay ngáy, phơi phới, xon xón, con cón

huyền ngã: chồm chỗm, còm cõm, sừng sững, lừng lững, đèo đẽo… huyền nặng: bầu bậu, vành vạnh, bì bị, chèo chẹo, chầm chậm… sắc nặng: téo tẹo, tí tị, xốp xộp, khít khịt, sát sạt

Trong sự đối lập này, tiêu chí “cùng âm vực” chỉ là điều kiện, còn tiêu chí “bằng trắc” là cơ bản, mà đối bằng trắc thì về bản chất là thể hiện sự dị biệt về đường nét.

Cứ liệu thực nghiệm cho thấy ở các từ thuộc mẫu này, tiếng gốc được đọc nhấn và có trường độ dài, còn tiếng láy được đọc lướt với trường độ ngắn.

Mẫu 3: chúm chím

Đặc trưng của từ láy thuộc mẫu này là điệp phụ âm đầu đối khuôn vần và thanh nhờ sự chuyển đổi theo những quy tắc nhất định.

Để tạo thế đối về khuôn vần, tuỳ thuộc vào phụ âm cuối của tiếng gốc mà phụ âm cuối của tiếng láy được chuyển đổi theo quy tắc đồng vị, khác thanh tính. Sự chuyển đổi này diễn ra ở 3 cặp là m-p, n-t, ng- k.

Sự chuyển đổi thanh trong các từ này cũng diễn ra theo quy tắc đối bằng - trắc cùng âm vực.

Ví dụ: ngang sắc: nơm nớp, xăm xắp, phăng phắc

huyền nặng: hầm hập, nườm nượp, kìn kịt, biền biệt

Do đặc điểm cấu tạo như vậy, nên tiếng láy được đọc lướt với trường độ ngắn hơn tiếng gốc, mặc dù trường độ của tiếng gốc đã bị giảm đi do khuôn vần khép.

Mẫu 4: vằng vặc

Mẫu 5: lòng thòng

các từ cấu tạo theo mẫu này được nhấn ở tiếng thứ nhất, dù tiếng đó là tiếng láy.

Mẫu 6: khéo léo

Đặc trưng của những từ láy thuộc mẫu này cơ bản giống đặc trưng của các từ láy thuộc mẫu 5. Nét khác biệt chỉ ở vị trí tiếng gốc. Tiếng gốc ở đây đứng ở vị trí thứ nhất. Cứ liệu thực nghiệm cho thấy các từ được nhấn ở tiếng thứ nhất, từ là ở tiếng gốc.

Cũng xếp vào mẫu 6 những từ mà thanh giữa các tiếng nằm trong thế đối bằng - trắc cùng âm vực kiểu như: thơm lởm, thui lủi

Tác giả cũng đề cập tới từ láy bộ phận, đối vần là từ được cấu tạo bằng cách nhân đôi tiếng gốc, vừa bảo tồn phụ âm đầu, vừa kết hợp một khuôn vần mới từ ngoài vào tiếng láy để tạo thế vừa điệp, vừa đối. Trong các từ láy loại này, thanh có thể điệp. Ví dụ: gay go, máy mó… hay đối như líu lo, dặn dò… Nhưng dù ở thế đối hay điệp thì thanh ở tiếng gốc hay tiếng láy bao giờ cũng phối hợp với nhau theo một quy tắc chung là: thanh điệu thuộc âm vực nào, thì phối hợp với thanh điệu thuộc âm vực ấy.

Ngoài 3 tác giả kể trên, còn có các tác giả khác đã cố gắng miêu tả quy tắc hài thanh một cách hệ thống. Tuy nhiên, những miêu tả trên chưa bao quát hết các từ láy có trong tiếng Việt, cụ thể là nên xếp thế nào những trường hợp thanh điệu không theo quy luật nhóm thanh cùng âm vực đối với các tiếng trong từ láy. Theo thống kê của Hà Quang Năng (1998) có khoảng gần 400 đơn vị như vậy, ví dụ: ôm đồm, la đà, la cà, eo sèo, chơi bời, khít khịt, cuống cuồng, nháo nhào…Một số tác giả coi những trường hợp trái quy luật này ví dụ Hồ Lê (1976) cho rằng những từ như: bền bỉ, phỉnh phờ, nông nỗi, cuống cuồng, chán chường, ve vãn, dòm dỏ, nài nỉ, bao biện, đả động, tình tứ, mình mẩy, dư dật, câu kệ, lương lậu, nhỏ nhặt, quy quyệt…về thực chất là những trường hợp trùng ngẫu nhiên với loại từ ghép, chỉ lắp láy ở phụ âm đầu. Nguyên vị hệ thống phụ thuộc trong những trường hợp này nói chung đều do

những loại nguyên vị khác chuyển thành. Đỗ Hữu Châu (1962) xem những từ như ủ rủ, âu sầu, ôm đồm, chơi bờikhông phải là các từ láy thực sự, do chỗ thanh điệu của chúng không phù hợp với quy tắc thanh điệu”.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu mô hình kết hợp thanh điệu trong từ láy đôi tiếng Việt (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)