- Đội ngũ cán bô CNTT phải làm chủ công nghệ xử lý dữ liệu, truyền tải thông tin, quản trị dữ liệu, quản trị mạng, phát triển và thường xuyên nâng cấp, hoàn thiện các phần mềm ứng dụng trong quản lý BHXH. Các cán bộ lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ BHXH phải được trang bị kiến thức CNTT để có đủ năng lực truy nhập, khai thác và phân tích thông tin phục vụ yêu cầu quản lý.
- Liên quan đến hạ tầng kỹ thuật, công nghệ phần cứng, hệ quản trị, hệ điều hành, truyền thông là những lĩnh vực kỹ thuật công nghệ cao. Hệ thống CNTT BHXH phải đảm bảo tính thống nhất, phải thỏa mãn yêu cầu của hệ thống mở, có công nghệ hiện đại, dễ tương thích và nâng cấp, dễ sử dụng, đồng thời phải đáp ứng tính an toàn và bảo mật cao.
- Liên quan đến các phần mềm ứng dụng, đến tiêu thức, chỉ tiêu quản lý và quy trình nghiệp vụ: cần phải được nghiên cứu một cách tổng thể để đảm bảo sự nhất quán về cấu trúc và mã nhằm tạo điều kiện ứng dụng CNTT vào quản lý trong toàn hệ thống.
- Tăng cường hơn nữa việc kiểm tra các doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện nghiêm túc việc đăng ký thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động theo đúng các nội dung quy định trong Bộ luật lao động, làm cơ sở cho việc đăng ký tham gia BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH.
- Đưa việc thực hiện thu, nộp BHXH cho NLĐ là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm và bình xét thi đua, khen thưởng, công nhận các danh hiệu thi đua của doanh nghiệp.
- Đầu tư cơ sở, vật chất bao gồm cả việc nâng cấp trụ sở làm việc và trang thiết bị hệ thống máy vi tính, đảm bảo mỗi cán bộ, công chức có một máy và BHXH huyện, thị xã, đều có máy chủ nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng.
Kết luận
Qua bài viết chúng ta có cái nhìn bao quát hơn về hoạt động quản lý thu BHXH BB của BHXH tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn 2008 – 2010. Trong giai đoạn này, công tác quản lý thu của tỉnh bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn rất nhiều những hạn chế còn tồn tại, kết quả vẫn chưa đạt được như mong muốn. Những bất cập còn tồn tại trong công tác quản lý thu cần được giải quyết để hệ thống BHXH của tỉnh hoạt động hiệu quả hơn, đặc biệt là tình trạng trốn nợ của các đối tượng trong diện tham gia BHXH BB. Tuy nhiên để giải quyết được các vấn đề bất cập đó không phải là đơn giản. Nhưng với sự nỗ lực của BHXH tỉnh Cao Bằng , hi vọng rằng trong thời gian tới công tác quản lý thu BHXH BB của tỉnh sẽ đạt được kết quả tốt hơn, không những góp phần đảm bảo quyền lợi cho NLĐ mà còn đóng góp cho sự phát triển KT – XH của tỉnh.
Với vốn kiến thức còn hạn hẹp, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy, cô và các bạn để cho bài viết được hoàn thiện hơn.
Sinh viên thực hiện Nông Thị Minh Hiển
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Chuyên đề chuyên sâu quản lý thu BHXH ở Việt Nam – tác giả : Tiến sỹ Phạm Đỗ Nhật Tân – Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội – năm 2008 2. Giáo trình Quản trị BHXH – tác giả Dương Xuân Triệu và Nguyễn Văn Gia - Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội – năm 2009
3.Báo cáo Quản lý thu năm 2008- 2010 của BHXH tỉnh Cao Bằng. 4. Luật BHXH – Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội – năm 2007 5. Trang web : bhxhtq.gov.vn
Danh mục các từ viết tắt
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHXHBB: Bảo hiểm xã hội bắt buộc SDLĐ: Sử dụng lao động