Một số vấn đề đặt ra hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định kiến về nữ giới trên báo điện tử việt nam hiện nay (Trang 76 - 78)

Theo ILO, Bình đẳng giới không có nghĩa là phụ nữ và nam giới phải giống nhau mà những quyền, trách nhiệm và các cơ hội của họ sẽ không phụ thuộc vào việc họ đƣợc sinh ra là nam hay nữ.

Có thể khẳng định rằng bình đẳng giới là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển của mỗi quốc gia. Thực tiễn phát triển cho thấy, sự tiến bộ và công bằng xã hội hiện nay chỉ có thể đạt đƣợc khi bình đẳng giới đƣợc thực hiện, khi ngƣời phụ nữ đƣợc sát cánh cùng nam giới tham gia mọi hoạt động của xã hội cũng nhƣ thừa hƣởng mọi thành quả của tiến bộ xã hội. Với nỗ lực đó, trong suốt chiều dài lịch sử phát triển và hình thành, bình đẳng giới và công tác Vì sự tiến bộ phụ nữ luôn là một trong những mục tiêu quan trọng, đã đƣợc khẳng định trong các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng…nhằm tạo cơ sở pháp lý, tạo điều kiện và cơ hội trao quyền bình đẳng cho cả nam và nữ trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Công tác truyền thông bình đẳng giới không chỉ là nội dung của cơ quan chuyên trách thuộc ngành nào mà phải là nhận thức chung trong điều hành và hoạch định nội dung chính sách của các cơ quan hành chính nhà nƣớc, đặc biệt ở cấp lãnh đạo đơn vị và cơ sở đào tạo báo chí, truyền thông; Hoạt động truyền thông cần sự phối kết hợp giữa cơ quan chuyên trách với các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị, xã hội và đƣợc thông qua mạng lƣới nhân sự trong khắp các địa phƣơng và các bộ, ngành...

Thời gian qua, truyền thông đại chúng (TTĐC) có nhiều đóng góp quan trọng trong việc tuyên truyền, cổ vũ, định hƣớng cộng đồng thực hiện đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề bình đẳng giới; khẳng định,

tôn vinh vị trí, vai trò và khả năng của phụ nữ trong việc xây dựng, duy trì, phát triển kinh tế-chính trị-xã hội và văn hoá truyền thống của Việt Nam.

Trong nhiều sản phẩm truyền thông đã lồng ghép vấn đề bình đẳng giới góp phần quan trọng trong việc định hƣớng, thay đổi hành vi ứng xử, suy nghĩ, thái độ và tình cảm của phụ nữ và nam giới, xoá bỏ dần những định kiến giới.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều sản phẩm truyền thông củng cố các định kiến giới một cách không ý thức. Các bài viết, các câu chuyện trên báo chí thƣờng nhấn mạnh vai trò của phụ nữ và nam giới dựa trên những khuôn mẫu giới nhƣ: phụ nữ thƣờng làm công việc đơn giản, liên quan đến dịch vụ và luôn gắn với công việc gia đình, chăm sóc con cái, nội trợ; trong cuộc sống vợ chồng luôn là những ngƣời vợ biết nhẫn nhịn, phục dịch thiếu độc lập. Còn nam giới thƣờng làm công việc quan trọng, tham gia vào các lĩnh vực nổi bật, thu nhập cao; là ngƣời trụ cột, có tiếng nói quyết định trong gia đình và nắm giữ quyền lực; năng động, tự chủ, thành đạt...

Ngoài ra, định kiến giới còn thể hiện ngay trong các câu hỏi, lời bình, dẫn dắt của một số nhà báo cho rằng phụ nữ phải biết nấu ăn ngon, là ngƣời nội trợ chăm chỉ và chiều mọi thành viên trong gia đình, nhất là gia đình chồng.

Bên cạnh những định hƣớng đúng đắn, hình ảnh giới, đặc biêt là chân dung nữ giới trên báo chí trong nhiều trƣờng hợp vẫn còn bị miêu tả một chiều, năng lực và vị thế của nữ chƣa đƣợc báo chí nhìn nhận đúng mức.

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là do nhận thức về giới và bình đẳng giới của xã hội và truyền thông chƣa đầy đủ và sâu sắc về mặt lý luận và khoa học. Sự gắn kết vai trò, trách nhiệm của báo chí với sự nghiệp thúc đẩy bình đẳng giới và sự giám sát của các cơ quan quản lý báo chí về vấn đề này còn lỏng lẻo.

Ngoài ra, việc thiếu góc nhìn giới cũng khiến thông điệp truyền thông về bình đẳng giới và sự tiến bộ phụ nữ trong các tác phẩm báo chí cũng không rõ

ràng và quyết liệt. Đội ngũ phóng viên cũng chƣa có điều kiện để cập nhật kiến thức và kỹ năng truyền thông giới. Đồng thời, bản thân phóng viên cũng tồn tại định kiến với nữ giới. Nhiều phóng viên thuộc cả hai giới quan niệm sự phân vai nam-nữ là sự phân công lao động tự nhiên, phù hợp với quy luật tạo hóa và xã hội. Chính những mầm mống định kiến ấy là nguyên nhân sâu xa của mảng màu bất bình đẳng trên bức chân dung nữ giới trên báo chí hiện nay.

Chỉ khi nào trên truyền thông và báo chí nói riêng không còn tồn tại định kiến với nữ giới thì mới có thể hy vọng sự bình đẳng giới một cách bền vững và lâu dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định kiến về nữ giới trên báo điện tử việt nam hiện nay (Trang 76 - 78)