Các biện pháp phòng chống trục lợi bảo hiểm tại các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam.

Một phần của tài liệu BẢO HIỂM TRONG KINH DOANH (Trang 26 - 30)

II. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TRỤC LỢI BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI VIỆT NAM

1. Các biện pháp phòng chống trục lợi bảo hiểm tại các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam.

XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI VIỆT NAM

1. Các biện pháp phòng chống trục lợi bảo hiểm tại các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam. Nam.

Các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam thường hạn chế trục lợi bảo hiểm bằng cách thực hiện công tác quản lý rủi ro, quản lý hợp đồng bảo hiểm và phát hiện khả năng trục lợi bằng kinh nghiệm của các nhân viên bảo hiểm có trình độ chuyên môn cao.

Đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển luôn chứa đựng nhiều rủi ro. Người bảo hiểm cần phải chú trọng đến công tác quản lý rủi ro để lường trước được các khả năng sảy ra trục lợi. Nhận thức được điều này , các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam cũng đã áp dụng nhiều biện pháp để quản lý rủi ro như: Thực hiện các khâu điều tra, thu thập những thông tin lien quan đến đối tượng được bảo hiểm, đặc điểm của rủi ro và chính bản than khách hàng bảo hiểm Sau khi hợp đồng được ký kết, doanh nghiệp bảo hiểm phải tổ chức quản lý hợp đồng, theo dõi toàn bộ quá trình thực hiện hợp đồng của cả hai bên. Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển thường phức tạp và kéo dài vì vậy quản lý hợp đồng là công việc trọng tâm trong quản lý khách hàng bảo hiểm.

Quản lý hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển được thực hiện theo những nội dung chủ yếu sau:

• Quản lý số lượng hợp đồng bảo hiểm

• Quản lý chất lượng thực hiện hợp đồng

Việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển là trách nhiệm nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm đối với khách hàng. Chất lượng thực hiện hợp đồng tốt hay xuất ảnh hưởng trực tiếp đến sự tín nhiệm của khách hàng và xã hội đối với doanh nghiệp bảo hiểm. Quản lý chất lượng thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển là một nội dung quan trọng nhất và phạm vi rất rộng

bao gồm cả việc đề phòng và hạn chế tổn thất, giám định và bồi thường bảo hiểm, trong đó khâu giám định luôn là khâu dễ bị trục lợi bảo hiểm. Nhận thức được vấn đề trên , doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đã tổ chức quản lý hợp đồng, theo dõi thực hiện hợp đồng để hạn chế tình trạng trục lợp bảo hiểm.

Việc phát hiện những nghi ngờ và khả năng trục lợi ở một số mặt hàng, tàu, một số cảng, người tham gia bảo hiểm... thường nhờ vào kinh nghiệm của những cán bộ có chuyên môn cao. Từ đó phối hợp với các cơ quan điều tra, công an để phát hiện và phòng chống trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển.

2.Các quy định của pháp luật nhằm phòng chống trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển ở Việt Nam

2.1.Luật kinh doanh bảo hiểm 2000

Đối với các hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài, trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia thường chịu sự điều chỉnh của cả luật trong nước cũng như luật quốc tế. Tuy nhiên, do trình độ còn hạn chế nên trong phần giải pháp này, nhóm nghiên cứu chỉ xin phân tích và đề xuất một số biện pháp liên quan đến luật của Việt Nam.

Hiện nay, ở nước ta, Luật Kinh doanh Bảo Hiểm năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2010 là nguồn luật chính điều chỉnh trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, trong nguồn luật này vẫn còn phát sinh một số điểm chưa phù hợp và chặt chẽ mà nhóm nghiên cứu xin được mạnh dạn đề xuất sửa đổi.

Quy định của pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm trong quan hệ pháp luật bảo hiểm.

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm là hoạt động mang tính nghiệp vụ cao, kỹ thuật bảo hiểm hàng hóa xuất nhập mang tính trừu tượng khó hiểu. Các nguyên tắc, điều khoản bảo hiểm chứa đựng những thuật ngữ chuyên ngành thường khó hiểu, nên dẫn đến việc một số khách hàng dù cố gắng đến mấy vẫn không thể hiểu rõ nội dung của nó. Như vậy, nếu thiếu sự cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm khó có thể đi đến quyết định giao kết hợp đồng.

Tại Điểm a, Khoản 2 Điều 17 Luật kinh doanh bảo hiểm (Luật KDBH) quy định: Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ bên mua bảo hiểm. Khoản 1 Điều 19 Luật KDBH cũng quy định: Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đó. Ngược lại, bên mua bảo hiểm khi tham gia quan hệ bảo hiểm cũng phải công bố các thông tin liên quan đến hàng hóa mà mình mua bảo hiểm. Theo quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều 18, Luật KDBH thì: “bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ kê khai đầy đủ trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm”. Và để đảm bảo nguyên tắc trung thực tuyệt đối của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bên mua bảo hiểm cũng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin mà họ đưa ra. Tuy nhiên, như đã trình bày, chỉ có doanh nghiệp bảo hiểm là người biết rõ nhất sản phẩm bảo hiểm mà mình thiết kế, bao gồm những thông tin nào là cần thiết cho việc hình thành nên quan hệ hợp đồng bảo hiểm, do vậy, pháp luật cho phép bên mua bảo hiểm chỉ phải cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm mà thôi. Như vậy, nếu việc không cung cấp thông tin từ phía bên mua bảo hiểm là do doanh nghiệp bảo hiểm không yêu cầu, thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng không áp dụng trường hợp này để đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng theo quy định tại Khoản 2 Điều 19, Luật

KDBH về trách nhiệm cung cấp thông tin. Nhận xét

Luật KDBH có những quy định mâu thuẫn liên quan đến hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm. Theo quy định tại Điều 19 Luật KDBH, nếu một bên cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên kia có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng. Nếu bên mua bảo hiểm cung cấp thông tin sai sự thật thì DNBH có quyền thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ hợp đồng. Ngược lại, nếu doanh nghiệp cung cấp thông tin sai sự thật mà gây thiệt hại cho bên mua bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đòi bồi thường. Việc cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết

hợp đồng bảo hiểm về bản chất là hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, Điều 22 của Luật KDBH lại quy định, nếu một bên có hành vi lừa dối thì hợp đồng vô hiệu và

được xử lý theo quy định của BLDS và các quy định pháp luật liên quan. Mà theo quy định của BLDS, nếu hợp đồng vô hiệu thì các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên nào có lỗi thì phải bồi thường thiệt hại. Rõ ràng, cùng một vấn đề đã có hai cách xử lý khác nhau cùng được quy định trong Luật KDBH

Về mặt lý luận, nếu có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng thì hợp đồng đó phải vô hiệu vì đã không tuân thủ nguyên tắc trung thực khi giao kết. BLDS năm 2005 quy định, nếu một bên bị lừa dối thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong thời hạn một năm, kể từ ngày ký kết hợp đồng (Điều 142 và Điều 145). Vì vậy, việc cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm không thể dẫn đến hành vi đình chỉ thực hiện hợp đồng. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất sửa đổi Điều 19 khoản 2

và khoản 3 theo hướng: bỏ khoản 3 Điều 19 và sửa đổi khoản 2 Điều 19 điểm a, bằng cách

bỏ cụm từ "nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm". Khi đó, Điều 19 khoản 2 chỉ áp dụng cho trường hợp bên mua bảo hiểm không thực hiện các nghĩa vụ cung cấp thông tin khi thực hiện hợp đồng, còn nếu các bên cung cấp thông tin sai sự thật để giao kết hợp đồng, sẽ áp dụng quy định tại Điều 22.

Ngoài ra, để phòng chống việc trục lợi bảo hiểm, bảo đảm quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người tham gia bảo hiểm, cần có thêm các chế tài nghiêm khắc, đủ mạnh, có giá trị răn đe, ngăn chặn, thậm chí xử lý hình sự đối với hành vi trục lợi bảo hiểm gây hậu quả lớn về tài sản, đạo đức, nhân cách, làm giảm sút lòng tin đối với cán bộ, công chức, tổ chức, cơ quan nhà nước.

Quy định về giới hạn bồi thường.

Trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, một trong những nội dung mà các bên không thể bỏ qua, đó là, phải xác định mối liên hệ giữa mức bồi thường và quyền lợi được bảo hiểm. Mối liên hệ này thể hiện ở quyền lợi tài chính của người được bảo hiểm đối với tài sản bảo hiểm. Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được

bảo hiểm không được vượt quá mức độ quyền lợi tài chính của người đó đối với tài sản bảo hiểm. Điều này cũng có nghĩa rằng, người tham gia bảo hiểm tài sản không được kiếm lời qua con đường bảo hiểm, nhiều nhất người bảo hiểm cũng chỉ được bồi thường những gì mình đã mất chứ không thể nhiều hơn những gì đã mất.

Quán triệt nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản, Luật KDBH đã quy định về căn cứ bồi thường tại Điều 46 như sau:

“1. Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá thị trường của tài sản tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.và số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm

2. Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.”

N

Một phần của tài liệu BẢO HIỂM TRONG KINH DOANH (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w