Đóng góp của luận văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật trong tầng đầu địa ngục của a solzhenitsyn (Trang 25)

Lựa chọn nghiên cứu đề tài Nhân vật trong Tầng đầu địa ngục của

A.Solzhenitsyn, chúng tôi hướng đến một phân tích hoàn chỉnh với những lí giải xác đáng về tư tưởng nhân đạo mới mẻ cùng những cách tân nghệ thuật độc đáo trên phương diện xây dựng nhân vật, khẳng định những đổi mới trong cảm quan và bút pháp sáng tạo đã đưa tên tuổi A. Solzhenitsyn trở thành “nhà văn cổ điển duy nhất của thế kỷ XX” (chữ dùng của nhà thơ Yevtusenko). Từ đó, chúng tôi mong muốn những kết quả nghiên cứu được sẽ đóng góp đáng kể cho việc nghiên cứu văn học Nga hiện đại đặc biệt là dòng văn học Nga “hồi lưu” ở môi trường đại học cũng như bổ khuyết thêm những đánh giá khách quan nhằm định hướng cách đọc tác phẩm cho độc giả.

6. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được tổ chức thành 3 chương:

Chương 1: Nhân vật tự do về tinh thần

Chương 2: Nhân vật kháng cự với hoàn cảnh hướng tới tự do Chương 3: Nhân vật tha hóa và khuất phục trước quyền lực

Chương 1: NHÂN VẬT TỰ DO VỀ TINH THẦN

Tầng đầu địa ngục và các sáng tác khác của A. Solzhenitsyn như Một ngày trong đời Ivan Denisovich, Ngôi nhà của Matriona, Bất ngờ ở nhà ga Khrechtova… đã đáp ứng nhu cầu “nhận thức lại” hiện thực đang trỗi dậy ở

độc giả trong giai đoạn những năm 1950 – 1960. Lần này hình tượng con người xuất hiện trong văn học không phải là những mẫu hình quen thuộc như người chiến sĩ, công nhân, nông dân… xuất hiện trên các nông trường hay từ

mặt trận. Trở về với con người cá nhân, Tầng đầu địa ngục tái hiện cuộc sống

mất tự do của những chính trị phạm Nga trên Liên bang xô viết. Cụ thể bối cảnh câu chuyện diễn ra tại Marfino, một trại lao động dưới hình thức là Viện nghiên cứu đặc biệt nơi giam giữ các nhà khoa học bất đồng chính kiến. Nhiệm vụ của họ là phải chế tạo một dàn máy âm thính nhận biết giọng nói để nhằm bắt giữ những kẻ bị tình nghi làm gián điệp cho nước ngoài. Không khí chính trị ngột ngạt vào thời điểm chiến tranh lạnh khiến tự do cá nhân bị xiết chặt. A. Solzhenitsyn đã chỉ ra những bất cập trong việc quản chế dân chủ của chính quyền, những sai lầm duy ý chí dẫn đến sự sụp đổ của mô hình xã hội

chủ nghĩa ở nước Nga Xô viết. Tầng đầu địa ngục đưa đến một hình tượng

mới trong văn học giai đoạn này, đó là hình tượng tù nhân. Người tù đã xuất hiện rất nhiều trong văn học Nga và thế giới song điểm đặc biệt trong hình tượng mới này ở tiểu thuyết của A. Solzhenitsyn chính là những con người vô tội bị kết án tù vì không đồng chính kiến, dám nói lên sự thật mà chính quyền che giấu. Nhân vật tù trong sáng tác xưa chỉ là một trường hợp đơn lẻ, một bi

kịch riêng còn trong Tầng đầu địa ngục nó trở thành biểu tượng cho bi kịch

thời đại khi mà cuộc sống con người bị giới hạn theo những mưu đồ chính trị lý tính. Không dừng lại ở việc phản ánh bề nổi của hiện thực, điều lôi cuốn tâm huyết và ngòi bút của A. Solzhenitsyn chính là sức mạnh đạo đức tiềm ẩn

trong mỗi con người Nga. Bản lĩnh và tính cách Nga được tôi luyện trong hàng ngàn năm lịch sử trở thành động lực giúp họ vượt qua những nghịch cảnh. Dấu ấn của thế kỷ XX để lại bao câu chuyện tang thương về sự hủy diệt phi nhân tính. Sáng tác mà A. Solzhenitsyn theo đuổi vì lẽ đó là một nỗ lực phản ánh khả năng chống chọi để sinh tồn và vượt thoát khỏi nghịch cảnh của

con người. Bằng chứng có thể nhận thấy điều đó trong Tầng đầu địa ngục qua

hệ thống nhân vật tự do về tinh thần.

Trong điều kiện sống trong tù bị hạn hẹp, buộc phải chứng kiến và chấp nhận những bất công đang chà đạp quyền tự do của con người, nhân vật trong viện Marfino tìm cách vượt thoát khỏi hiện thực. Đó là tìm kiếm sự tự do, an nhiên trong tâm hồn. Họ bị giam giữ nhưng tâm hồn và suy nghĩ của họ không thể bị trói buộc. Chìm đắm trong thế giới tinh thần vì thế là con đường gìn giữ lương tâm và tiệm cận đến chân lý của những con người này. Từ đó, người đọc thấy chói sáng thêm ở họ những phẩm cách đặc biệt:

1.1. Nhân vật "vô thần và đức hạnh"

Tái hiện số phận những tù nhân trong tiểu thuyết Tầng đầu địa ngục,

A. Solzhenitsyn đã tìm ra “chất ngọc” long lanh trong những con người tưởng chừng đã bị quên lãng khỏi mặt đất này. Đó là những tù nhân “vô thần và đức hạnh”. Khẳng định này tưởng chừng bất hợp lý song là một thực tế có thật.

Tác giả đã mượn ý tưởng từ kiệt tác Thần khúc của thi hào người Ý Dante

Alighieri cho rằng tầng đầu địa ngục là nơi giam giữ những tù nhân vô thần nhưng có đức hạnh, tức những người không phạm tội lỗi gì nhưng không nhìn nhận Jesus là chúa của mình. Từ một tác phẩm cổ điển về tôn giáo, A. Solzhenitsyn đã mở rộng đến biên độ mới khi mượn đó để phản ánh số phận của những con người chân chính nhưng chịu đọa đày vì không chấp nhận sự thống trị độc đoán, tàn bạo của một số cá nhân đại diện cho chế độ. Mỗi tù nhân là một trường hợp đặc biệt, một cảnh ngộ riêng.

Lev Rubin vốn là một thiếu tá quân đội xô viết trong binh đoàn đặc biệt được mệnh danh là “Lực lượng phá hoại tinh thần chiến đấu của binh sĩ địch”. Anh huấn luyện những tù binh Đức bị bắt giam để họ quay trở lại phá hoại bước tiến của quân Đức Quốc xã. Nhưng anh không thể thuyết phục được họ nếu anh không hiểu và cảm thông với họ, và khi chứng kiến ngày quân Đức bại trận anh không thể không thương hại họ. Chỉ vì việc sau cùng này, anh bị bắt. Anh bị kết tội phản bội vì đã chống lại chiến dịch trả thù “máu trả máu” do Hồng quân xô viết phát động trên nước Đức chiến bại. Valentine cũng từng là một người lính sau bị bắt làm tù binh và sống sót từ trại tù binh của Đức Quốc xã còn giờ đây chàng đang sống năm tù thứ năm ngay trên tổ quốc của chàng. Còn Nerzhin, một chuyên gia toán học bị bắt vì đã có những nhận xét phê phán về lãnh tụ. Sau đó là kỹ sư Butalov, người bị án tù mười năm vì tội để cho quân Đức bắt được trên mặt trận và chịu cộng tác với kẻ thù nhân dân là Musa Djali; đó là chuyên viên điện siêu áp Potapov bị án tù vì lỗi của viên thư ký ngu dốt giữ việc sắp xếp phiếu di chuyển tù nhân… Ngay đầu

chương 1 (Và anh là ai ) nhà văn đã phơi bày hiện trạng con người bị bắt bớ

vô lý vì những nghi ngờ, phòng thủ, quy chiếu cực đoan của nhà cầm quyền. Hãy lắng nghe cuộc đối thoại ngắn giữa những tù nhân mới đến và tù nhân cũ:

"Bạn cũng là kỹ sư?

Thưa không, tôi không phải là kỹ sư, tôi là nhà ngôn ngữ học.

Ngôn ngữ học ? Người ta giữ cả những nhà ngôn ngữ học ở đây sao ? Có lẽ bạn không nên hỏi những ai không bị giữ trong nhà tù này thì dễ trả lời hơn" - Rubin nói – "Ở đây chúng tôi có những nhà toán học, vật lý học, bào chế sư, kỹ sư vô tuyến, quang tuyến, kỹ sư điện, chuyên viên điện thoại, nghệ sĩ, dịch giả, kiến trúc sư, thợ đóng sách, thợ đóng giày, thợ may, hoạc sĩ, trắc lượng viên, có cả bác sĩ đỡ đẻ nữa" [Chương 1, Và anh là ai?]

Gerasimovich bị bắt và khép vào tội phản nghịch "vì vi phạm điều 58, khoản IA, liên can đến điều 19". Lí do cực kì đơn giản là bởi anh đã không sao chứng minh được vì sao lại tới Leningrad trong những ngày đầu của cuộc chiến tranh nếu chẳng phải là để chờ đợi bọn Đức Quốc Xã. Hay số phận trớ trêu của Khorobrov, người đến từ vùng hoang vu nhất của miềnVyatka, nơi có những trại tập trung đáng sợ. Khorobrov đã từng có dịp nhìn thấy, và biết nhiều hơn mọi người nhưng sự cần thiết phải luôn giấu kín ý nghĩ và đè nén sự đòi hỏi công lý đã làm cho tinh thần và cả thể xác anh nữa, trở thành cong queo, gù xuống lệch lạc, làm cho vẻ mặt anh trở thành khó coi và vành môi anh rúm lại một đường nét thật bẩn. Sau cùng, anh đã viết ra những lời chửi rủa trên phiếu bầu cử và chẳng khó khăn gì họ đã bắt được anh. Anh vào tù với niềm tin ngây ngô là từ nay sẽ được dịp nói hả hê những điều anh muốn nói nhưng hiện thực phũ phàng sớm dạy anh nên im lặng là hơn.

Dù sống trong hoàn cảnh nào, nhân vật vẫn luôn giữ vững được tính cách của mình. Ta có thể bắt gặp sự khảng khái, trung thực và tự trọng hết mực ở con người giáo sư Chelnov. Vị giáo sư toán học, một ông già sống đến năm thứ mười tám trong tù đã nhiều lần viết danh từ "tù nhân" để trả lời câu hỏi "quốc tịch" trong những bản khai lí lịch. Ở Viện khoa học Marfino, giáo sư Chelnov là người tù duy nhất không bị bắt buộc phải bận bộ đồng phục tù nhân nhưng giáo sư không lợi dụng đặc quyền của ông để lựa chọn y phục

như những kẻ tầm thường sẽ làm khi được cái quyền ấy. "Ông chỉ bận những

bộ y phục rẻ tiền, màu áo với màu quần không hợp nhau, ông đi đôi giày nỉ dưới chân, đội một cái mũ len đan như mũ của những người trượt tuyết trên mái tóc bạc thưa, y phục của ông nổi bật lên chiếc khăn choàng trên vai, chiếc khăn choàng này quá rộng, khăn phủ kín cả lưng ông như kiểu khăn choàng của những bà già nhà quê". Nhưng trái lại, sau vẻ tuềnh toàng giản dị

nghiêm chỉnh khi giao thiệp với những kẻ có quyền trong viện và màu mắt xanh nhạt của một người suy nghĩ nhiều khiến ông giống một cách kì lạ với triết gia Descartes hay những nhà toán học thời Phục hưng.

Từ đủ mọi thành phần, mọi miền đất, vì mọi nguyên do tất cả những con người này cùng chia sẻ không gian sống chật hẹp và tù túng ở viện Marfino nằm ngay ngoại thành thủ đô Matxcova. Cuộc sống tuy thiếu thốn và mất tự do, dù phải làm việc 12 tiếng thêm cả ban đêm để chế tạo điện thoại đặc biệt phục vụ cho Stalin, dù bị quản chế đến kiệt cùng đời sống cá nhân, bị theo dõi mọi hành vi thậm chí cả những suy nghĩ ghi trên giấy song chưa lúc nào quyền lực là một nỗi khiếp sợ lớn đối với họ. Ngược lại, những kẻ phải lo lắng mất ngủ vì những toan tính và nỗi lo sợ sự nổi loạn của tù nhân chính là bộ máy cai trị nhà tù. Một hệ thống từ nhân viên đến Tổng trưởng Bộ An ninh bị cuốn theo cuộc sống của những tù nhân. Sự hoán đổi này một cách tự nhiên chính là kết cục tất yếu bởi tinh thần con người là một giới hạn mà quyền lực không thể chạm đến được.

"Người ta có thể xây dựng những tòa nhà trăm tầng như tòa Empire State, người ta có thể làm cho quân đội Phổ có kỷ luật, suy tôn Lãnh tụ lên cao hơn cả Thượng đế nhưng người ta vẫn không thể áp chế được tinh thần của một số người". (Chương 11, Số bảy)

Chân lý ấy do Yakonov, trưởng phòng kỹ sư Viện nghiên cứu Marfino rút ra được từ chính bản thân. Khi con người bị dồn đến đường cùng thì không quyền uy nào có thể làm họ khiếp sợ. Yakonov và những kẻ đứng đầu khác có thể lợi dụng chức vụ của mình để tống giam, bắt bớ những chính trị phạm gây bất lợi cho chế độ cai trị song họ không thể đè nén được tinh thần của những con người này. Đặc biệt, với những con người nắm giữ sáng tạo như Bobynin, Potapov, Khorobrov… họ buộc phải âm thầm nể sợ. Bởi nếu những tù nhân này không sáng tạo ra được chiếc điện thoại đặc biệt đúng kỳ

hạn cho lãnh tụ thì số phận của kẻ như Yakonov, Shikin - thiếu tá an ninh viện, Abakumov – Tổng trưởng Bộ An ninh quốc gia cũng sẽ bị phán xử nặng nề. Sự tồn tại của viện Marfino phụ thuộc vào kết quả sáng chế của những nhà khoa học bị giam giữ nơi đây. Không chỉ vậy, sự can trường và ý chí không khuất phục của những tù nhân đức hạnh này là một cản trở lớn cho việc thực thi quyền lực. Khi bị dẫn đến văn phòng của Tổng trưởng Abakumov, cả Valentine và Bobynin đều hết sức thản nhiên, không hề e sợ. Nếu Valentine bằng sự hồn nhiên, thành thật và tiếng cười tươi trẻ đã khiến Abakumov nghi ngờ ảo tưởng sẽ sớm có một dàn máy ám thính thì Bobynin tiến thêm một bước khiến cho hắn mất luôn sự tự tin về quyền lực của mình. Sự đối đáp thẳng thừng không do dự, phủ nhận sự áp đặt bạo lực lên ý chí con người của Bobynin như một đòn giáng mạnh vào Abakumov:

"Ông không làm gì được tôi hết vì tôi chẳng còn gì hết, ông hiểu không ? Ông không thể làm hại được vợ con tôi vì một trái bom đã làm vợ con tôi tiêu tan lâu rồi. Ông cũng không thể hành hạ được cha mẹ tôi vì cha mẹ tôi đã chết. Tất cả những gì tôi có bây giờ chỉ là cái khăn dơ dáy này, bộ quần áo cũ này và cái quần cụt rách". (Chương 16, Không có nước sôi pha

trà).

Sự xuất hiện của Innokenty ở đầu tác phẩm hẳn là một chủ ý sáng tạo của nhà văn. Bởi những việc làm của Innokenty lúc này rồi sẽ dẫn anh đến một bi kịch khủng khiếp nhưng điển hình cho mọi bi kịch của những con

người vô tội khác ở Tầng đầu địa ngục. Trong ánh chiều muộn của Matxcova,

Innokenty chưa thể rời khỏi nơi làm việc bởi những rối bận trong tâm trí. Anh dằn vặt nhưng rồi tiếng gọi lương tâm đã khiến anh hành động. Innokenty gọi điện thông báo cho bác sĩ Dobroumov về nguy hiểm đang rình rập lí do ông đã có những trao đổi thư từ, kết quả nghiên cứu với phương Tây. Cuộc điện thoại bị lén nghe trộm và anh bị bắt vào tù. Tiết lộ bí mật an ninh ngoại giao

để cứu một người vô tội bị nghi oan làm gián điệp, việc làm can đảm ấy đã đẩy anh tới chỗ mất tự do. Những căng thẳng, bất an trong tâm trạng của Innokenty, những cú sốc nặng nề mà anh trải qua khi phát hiện mình bị lừa bắt đi và sự thực khủng khiếp về nhà giam nơi anh sẽ sống nốt những năm đời còn lại… tất cả như một quy trình định sẵn cho số phận các nhân vật. Những con người vô thần và đức hạnh, những con người làm theo sự mách bảo của lương tâm tự họ là một thế giới tách biệt với chế độ cường quyền hèn kém. Nhân vật tù nhân của A. Solzhenitsyn đã khảng khái lựa chọn một cách sống vẻ vang theo lương tâm của mình. Ngay cả khi dư luận, sự quy kết thành phần gán cho họ những tội trạng phản bội thì sự sự an nhiên, vững vàng trong cốt cách của những con người này càng cho thấy không có sức mạnh nào khiến họ gục ngã. Chỉ có lịch sử mới đủ quyền phán xét họ. Sức mạnh đạo đức có từ truyền thống và tính cách Nga là nhân tố quan trọng định hình ở các nhân vật một giá trị đạo đức bền vững. Nó tạo thành nguồn lực giúp con người vượt qua mọi biến cố khủng khiếp nhất. Lương tâm sẽ là yếu tố kiến tạo và quyết định tự do đích thực của con người. Tự do trong tinh thần vì thế không thể do bất cứ thế lực nào quyết định. Trong cơn thịnh nộ, Bobynin nói hết mọi dồn nén chất chứa trong lòng anh với Abakumov:

"Ông đã tước đoạt tự do của tôi từ lâu rồi, và ông không có khả năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật trong tầng đầu địa ngục của a solzhenitsyn (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)