Sự ƣu tiên của cha mẹ đối với VTN là trai-gái trong một số lĩnh vực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ giữa cha mẹ và vị thành niên trong gia đình ( Qua phân tích số liệu điều tra gia đình Việt Nam năm 2006) (Trang 35 - 42)

PHẦN 2 NỘI DUNG

2.2Sự ƣu tiên của cha mẹ đối với VTN là trai-gái trong một số lĩnh vực

Trong quan niệm truyền thống, hầu hết mọi sự ưu tiên trong gia đình cả về tình cảm lẫn vật chất của cha mẹ đều theo chiều hướng “trọng nam, khinh nữ”. Tư tưởng này gần như đã ăn sâu vào suy nghĩ ở các thế hệ người dân Việt Nam ngay từ khi còn ở tuổi VTN. Tuy nhiên, bối cảnh xã hội hiện nay có thể làm thay đổi sự phân biệt đối xử ấy. Vậy, cha mẹ và VTN hiện nay nghĩ như thế nào về sự ưu tiên đối với con cái ở tuổi VTN là trai-gái về một số khía cạnh trong cuộc sống thường nhật như: tình cảm dành cho con trai hay con gái nhiều hơn, con gái có phải làm việc nhà nhiều hơn con trai hay không, hay con nào được ưu tiên đầu tư học hành hơn? Phân tích dưới đây về quan hệ giữa cha mẹ và VTN dựa trên những thông tin thu được sẽ làm rõ hơn những vấn đề này. Từ đó, ta sẽ thấy được trong quan điểm của cha mẹ, VTN trai-gái có ý nghĩa, giá trị như thế nào bởi lẽ từ suy nghĩ đó sẽ ảnh hưởng tới hành động, cách cư xử đối với con cái trong gia đình ở trong cùng một độ tuổi. Quan điểm của VTN về vấn đề này cũng sẽ được phân tích để có được sự so sánh, đối chiếu về cách nghĩ của các em trong mối quan hệ với cha mẹ mình.

Dữ liệu được phân tích từ thông tin thu thập được của câu hỏi nếu trong gia đình có VTN nam-nữ cùng một độ tuổi thì VTN có đồng ý với nhận định: (1) con trai phải làm việc nhiều hơn con gái, (2) con gái phải làm nhiều việc hơn con trai, (3) con trai được ưu tiên học hành hơn con gái, (4) con gái được ưu tiên học hành hơn con trai, (5) con trai được bố mẹ quí hơn con gái, (6) con gái được bố mẹ quí hơn con trai. Câu hỏi này thể hiện suy nghĩ, nhận định của VTN về cách cha mẹ cư xử đối với con trai và con gái trong gia đình mình, đặc biệt khi con cái họ đang ở độ tuổi nhạy cảm mà bất kì sự phân biệt đối xử nào, dù là nhỏ, cũng có thể dẫn tới những suy nghĩ tiêu cực hoặc hành động phản kháng từ phía VTN.

Kết quả của một số nghiên cứu trước đây cho thấy, từ góc nhìn của cha mẹ, sự phân biệt đối xử giữa con trai và con gái trong gia đình trong một số lĩnh

vực như đầu tư cho con học hành, hay phân công công việc trong gia đình vẫn còn tồn tại: một bộ phận cha mẹ vẫn chưa coi trọng việc học hành đối với trẻ em gái (Lê Thị Thuỷ cùng các tác giả khác, 1999) hay một bộ phận đáng kể gia đình nông thôn cho rằng con trai cần được quan tâm học tập nhiều hơn con gái (Phạm Tất Dong, 2001)… Nhưng suy nghĩ của con cái hay nói cách khác là kì vọng của con cái đối với vấn đề này như thế nào? Liệu có sự khác biệt nào trong việc đối xử với con trai và con gái về cả phương diện học hành lẫn tình cảm cũng như phân công công việc nhà, xét từ nhận định của VTN hay không?

Kết quả cho thấy, trong tổng số 2.603 hộ gia đình có VTN, 332 hộ gia đình có con cái là VTN cùng độ tuổi 15-17, hơn 80% ý kiến của VTN không đồng ý là trong gia đình mình có sự phân biệt đối xử của cha mẹ đối với VTN nam và nữ về lĩnh vực ưu tiên về học hành và tình cảm. Tuy nhiên, vẫn có sự chênh lệch, dù là ít, trong đánh giá rằng con trai được ưu tiên hơn con gái trong cả hai lĩnh vực này. Riêng đối với việc phân công lao động trong gia đình, thể hiện ở đánh giá con trai hay con gái phải làm việc nhiều hơn lại có sự khác biệt: tỉ lệ đồng ý rằng con trai phải làm việc nhiều hơn con gái cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ đồng ý là con gái phải làm việc nhiều hơn con trai. (xem biểu 4)

Biểu 4: VTN đồng ý với nhận định […] về con trai và con gái trong cùng một độ tuổi ở gia đình trên một số lĩnh vực (%)

Phần tiếp sau là tương quan giữa ý kiến của VTN về nhận định này với giới tính của VTN.

Bảng 5: Ý kiến VTN đồng ý với các nhận định […] phân theo giới tính (%)

Nhận định Nam Nữ

1. Con trai phải làm việc nhiều hơn con gái 57,1 35,4 2. Con gái phải làm việc nhiều hơn con trai 10,4 21,3 3. Con trai được ưu tiên học hành hơn con gái 13,0 19,7 4. Con gái được ưu tiên học hành hơn con trai 9,1 7,9 5. Con trai được bố mẹ quý hơn con gái 9,7 16,9 6. Con gái được bố mẹ quý hơn con trai 6,5 10,1

Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy trong cả ba lĩnh vực, đều có sự khác biệt giữa VTN nam và nữ khi đánh giá. Tỉ lệ các em đồng ý về việc mình được ưu tiên hơn trong một lĩnh vực nào đó so với giới kia đều thấp hơn so với tỉ lệ giới còn lại đồng ý đối với cùng một nhận định.

Về phân công công việc trong gia đình, nhìn chung nam VTN được coi là làm việc nhiều hơn nữ VTN. Tuy nhiên, ý kiến của mỗi giới có khác nhau, thiên về quan điểm cho rằng giới mình phải làm nhiều hơn. Cụ thể: tỉ lệ nam đồng ý với nhận định “con trai phải làm việc nhiều hơn con gái” cao hơn so với nữ là 21,7 điểm phần trăm (57,1% so với 35,4%), tỉ lệ nữ đồng ý với nhận định “con gái phải làm việc nhiều hơn con trai” cao hơn so với nam là 10,9 điểm phần trăm (21,3% so với 10,4%). Một số VTN cho rằng, bản thân các em có thể tự phân chia việc nhà cho nhau mà không cần sự can thiệp của cha mẹ theo cách anh, chị lớn thường làm nhiều hơn và nhường nhịn cho các em nhỏ hơn.

“Mẹ cháu không phân công mà anh em cháu tự phân công lấy, em cháu quét nhà buổi sáng còn cháu buổi chiều. Cháu học buổi sáng thì em cháu rửa bát buổi chiều còn em cháu học buổi chiều thì rửa buổi sáng. Ngoài ra những

việc nặng hơn thì cháu làm như giặt giũ chăn màn, nấu cơm, lúc rỗi thì đan cúc áo cho mẹ…”

(Nam, 17 tuổi, Hải Phòng)

Và nếu có sự ưu tiên của cha mẹ đối với em nhỏ hơn, VTN cũng không có thái độ tị nạnh. Đồng thời các em cũng nghĩ rằng “con cái giúp cha mẹ làm công việc nhà thì là tốt, mình phải biết chọn thời gian để học và sắp xếp thời gian để giúp mẹ, khi nào không có bài tập nhiều thì mình làm việc.” (Nam VTN 15 tuổi, TP Hồ Chí Minh).

Tuy nhiên, bên cạnh cách suy nghĩ rằng việc giúp đỡ gia đình là việc nên làm của con cái, VTN ngày nay còn cho rằng, cần phải có sự bình đẳng giữa nam và nữ, điều này cần phải được thể hiện từ trong gia đình, ở độ tuổi này, để trong tương lai, khi đã lập gia đình họ sẽ trở thành những người biết giúp đỡ bạn đời của mình để hướng tới một gia đình bình đẳng, hạnh phúc.

“Thời này con trai, con gái đều bình đẳng như nhau, không thể phân biệt như thời phong kiến được. Vì vậy, gia đình em cũng bình đẳng, không giao riêng cho con trai cũng như cho con gái làm việc gì đó.”

“Bây giờ con trai và con gái bình đẳng với nhau. Những việc con trai có thể làm thì con gái cũng có thể làm. Chẳng hạn như việc nấu cơm thì các bạn nam cũng phải nấu, chứ không phải là con trai không phải nấu.”

“Cả con trai và con gái cũng đi làm như nhau. Và khi đi làm về thì mệt rồi nên con trai giúp đỡ con gái làm việc nhà vì hạnh phúc gia đình.”

(TLN, nữ VTN, TP HCM)

VTN có được những suy nghĩ tích cực như vậy một phần có thể do nhận thức của các em ở độ tuổi này đã bắt đầu có sự chín chắn nhất định, phần khác có thể do sự giáo dục có định hướng từ phía bản thân cha mẹ VTN. Tư tưởng phân biệt đối xử giữa con trai và con gái của các bậc cha mẹ bây giờ có thể không còn nặng nề như trước đây, và điều này cũng được thể hiện trong cách

dạy dỗ con cái từ việc nhỏ như phân công công việc giữa các con trong gia đình:

“…nhà em có hai đứa, cháu lớn là con gái và cháu thứ hai là con trai, bố mẹ cũng phải hướng dẫn cho con cái từng tí ấy chứ, nếu chị đi học không có nhà thì em trai phải đảm nhiệm công viêc bếp núc, không có lý do gì là con trai mà không phải làm gì cả… chúng cũng tị nhau ít nhiều nhưng hai đứa vẫn bảo ban nhau nhiều, có khi thằng em còn nấu ăn ngon hơn cả chị nó nữa ấy chứ, biết bảo nó dạy nó thì chúng làm rất ngoan, phân công hợp lý nên chúng không tị nạnh gì nhau mấy.”

(Nữ chủ hộ, 41 tuổi, TP Hồ Chí Minh) “Con trai con gái gì thì cũng phải làm hết à, mình mà không tập cho nó thì sau này giả dụ hai người con gái đi vắng hết, ba người con trai ở nhà thì ăn uống làm sao ra tiệm ăn hết hả nên mình phải tập hết.”

(Nữ chủ hộ, 39 tuổi, TP Hồ Chí Minh)

Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần hiểu rằng, sự bình đẳng này cũng mang tính tương đối ở chỗ: theo cha mẹ, dù là con trai hay con gái đều phải giúp đỡ cha mẹ công việc nhà, nghĩa là con trai cũng cần biết những việc như rửa chén bát, nấu cơm nhưng đối với những công việc nặng nhọc hơn như đồng áng, con trai sẽ có trách nhiệm đỡ cha mẹ nhiều hơn con gái. Điều này cũng được các bậc cha mẹ khẳng định qua phỏng vấn sâu cha mẹ VTN:

“Con trai làm việc nặng chút, con gái nhẹ hơn…con gái việc nhà, dọn dẹp, nấu nướng, con trai đi phụ về việc đồng, việc nặng.”

(Nữ chủ hộ, 49 tuổi, Trà Vinh)

So sánh theo khu vực thành thị, nông thôn về tỉ lệ đồng ý của VTN đối với ba lĩnh vực nêu trên ta thấy, nhìn chung VTN ở khu vực thành thị có tỷ lệ đồng ý với các nhận định cao hơn, mặc dù sự khác biệt không lớn. Chỉ riêng

được ưu tiên học hành hơn con gái” cao hơn 5,7 điểm phần trăm so với VTN ở thành thị (xem biểu 5).

Biểu 5: VTN đồng ý với nhận định […] theo khu vực (%)

Trong bảng hỏi dành cho cha mẹ VTN, không có câu hỏi về vấn đề này để có thể có những so sánh cụ thể hơn. Tuy nhiên, trong một số thảo luận nhóm đối với các bậc cha mẹ VTN, điều này được đề cập tới với những ý kiến khác nhau:

“… Vì quan niệm là nam độ tiếp cận với đổi mới nhanh nhẹn hơn nữ nên có xu hướng cho nam đi học nhiều hơn…

… Một số gia đình thì ưu tiên nữ đi học, nam có sức để phụ giúp gia đình làm nông nghiệp, con gái đi học để sau này đi làm công nhân cho nó nhàn…”

(PVS nhóm cán bộ chủ chốt, Trà Vinh)

Xét tương quan với mức sống hộ gia đình ta thấy, nhìn chung tỷ lệ ý kiến đồng ý của VTN ở gia đình nghèo cao hơn ở nhóm gia đình khá giả và trung bình. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa 3 nhóm VTN trong các gia đình có mức sống khác nhau có thay đổi theo từng nhận định. Đối với công việc, tỉ lệ VTN ở gia đình nghèo đồng ý là con trai phải làm việc nhiều hơn cao hơn đáng kể

so với hai nhóm gia đình còn lại. Trong khi đó, tỉ lệ đánh giá con gái phải làm việc nhiều hơn lại không khác biệt giữa 3 nhóm.

Kết quả của các nghiên cứu trước đây về việc đầu tư học hành cho con cái cho thấy: dù gia đình khá giả hay nghèo, chi tiêu cho giáo dục là khoản chiếm tương đối lớn trong ngân sách gia đình. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng đầu tư giống nhau, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có kinh tế như: đối với những gia đình đủ ăn và khá giả thường đầu tư nhiều hơn cho con đi học (Đặng Thị Hoa, 2008); hay hầu như ở những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, đủ ăn thì mức chi tiêu cho học hành của con cái có tỷ lệ khá cao (Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý, 2007). Những gia đình nghèo tuy có đầu tư cho con học nhưng không nhiều (Đặng Cảnh Khanh, 2003). Tuy nhiên, yếu tố kinh tế này ảnh hưởng như thế nào đến ưu tiên đầu tư cho học hành cho con cái theo giới. Kết quả phân tích quan niệm của VTN khi được hỏi về vấn đề này so sánh theo mức sống hộ gia đình cho thấy: quan điểm thể hiên sự thiên vị con trai trong học hành thể hiện rõ hơn trong các gia đình nghèo: tỉ lệ ý kiến của VTN ở gia đình nghèo và rất nghèo cho rằng ưu tiên con trai trong vấn đề học hành cao gấp gần 4 lần so với VTN trong hộ gia đình khá giả. Nguyên nhân có thể là do điều kiện khó khăn nên các gia đình này phải có sự lựa chọn hơn, trong khi đối với những gia đình khá, việc đầu tư cho con học không gặp khó khăn nên không xảy ra hiện tượng ưu tiên con trai. Biểu đồ sau đây thể hiện điều đó:

Nhìn chung, qua đánh giá của VTN có thể thấy rằng về cơ bản cách đối xử của cha mẹ đối với con trai và con gái trong gia đình tương đối bình đẳng. Riêng đối với vấn đề ưu tiên cho con học hành, có sự khác biệt giữa VTN theo khu vực và mức sống gia đình. Đó là VTN ở nông thôn và các gia đình có mức sống nghèo và rất nghèo cho rằng con trai được ưu tiên hơn con gái trong lĩnh vực học hành. Điều này phản ánh một phần những suy nghĩ, hành vi của cha mẹ trong mối quan hệ giữa cha mẹ và VTN trong gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ giữa cha mẹ và vị thành niên trong gia đình ( Qua phân tích số liệu điều tra gia đình Việt Nam năm 2006) (Trang 35 - 42)