Tỷ lệ đáp viên tham gia phục vụ khách đến tham quan di tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại địa đạo củ chi theo phương pháp KAP (Trang 57 - 104)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ bảng hỏi)

Ngoài ra có 8,27% là người các xã khác trong huyện Củ Chi, chiếm 6,69% người thuộc các quận huyện khác của thành phố Hồ Chí Minh và 5,91% là người tỉnh khác, chủ yếu là người Bình Dương và Tây Ninh.

2.4. Hiểu biết của cộng đồng

2.4.1. Hiểu biết về du lịch cộng đồng

Người dân xác định du lịch là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng thêm thu nhập cải thiện cuộc sống cộng đồng dân cư khi cùng tham gia phát triển các dịch vụ phục vụ du lịch và phục vụ trực tiếp khách du lịch. Tại Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi cũng cần đa dạng hóa sản phẩm du lịch và đầu tư tái hiện vùng giải phóng cấp TW, mở rộng các trò chơi dân gian, sản xuất các sản vật địa phương, các hoạt động giới

thiệu văn hóa ẩm thực truyền thống quê hương. Khuyến khích con em học các nghiệp vụ du lịch và và tham gia công tác du lịch tại địa phương, liên kết với các gia đình sản xuất cung ứng sản phẩm lưu niệm thành chuỗi các giá trị đáp ứng cho khách du lịch.

Cộng đồng địa phương trực tiếp tham gia vào việc giữ gìn bí mật quốc gia và an toàn trật tự, đồng thời nâng cao ý thức cảnh giác không để kẻ xấu lợi dụng, tuyên truyền phản động ảnh hưởng đến an ninh, chính trị quốc gia và tham gia công tác bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên.

Tham gia vào hoạt động du lịch trực tiếp nhằm tạo thu nhập cải thiện đời sống thông qua một số làng nghề: bánh tráng – Phú Hòa Đông, đan lát thủ công – Thái Mỹ, xây dựng phát triển và dịch vụ ẩm thực nông trường bò sữa – An Phú, nhà vườn cây cảnh, trang trại vật nuôi…

Việc đo hiểu biết của người dân về du lịch cộng đồng khá khó. Một trong các lý do là bản thân trong giới khoa học cũng chưa hoàn toàn thống nhất về nội hàm khái niệm du lịch cộng đồng. Thứ hai là đây là một vấn đề có tính học thuật, không dễ tiếp cận đối với người dân. Chỉ có 2 câu hỏi được đặt ra là hiểu thế nào là du lịch cộng đồng và ý nghĩa của du lịch cộng đồng. Tỷ lệ người từ chối trả lời câu này khá lớn, khoảng 12-13% số đáp viên tham gia trả lời câu hỏi. (xin xem thêm trong phần phụ lục, mục kết quả khảo sát tại câu số 5 và câu số 6).

5. Theo quý vị du lịch cộng đồng là hoạt động du lịch

254 100.00%

5.1. Người dân địa phương trực tiếp tham gia điều hành hoạt động du lịch, hưởng lợi từ du lịch, có trách nhiệm bảo vệ môi trường du lịch

89 35.04%

5.3. Người dân phục vụ các nhu cầu ăn nghỉ khi khách có

nhu cầu 52 20.47%

5.4. Tôi không biết 31 12.20%

6. Theo quý vị, du lịch cộng đồng có lợi vì 254 100.00%

6.1. Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương 104 40.94%

6.2. Làm cho người dân hiểu biết hơn 116 45.67%

6.3. Tôi không biết 34 13.39%

2.4.2. Hiểu biết về khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi

Trong mối quan hệ giữa cộng đồng và di sản, cộng đồng chính là những người nắm giữ và thực hành di sản, cộng đồng giữ vai trò vừa là chủ thể sáng tạo vừa là người hưởng thụ các sinh hoạt văn hóa đó. Với vị trí và tầm quan trọng mang tính quyết định của cộng đồng, trong nhiều năm trở lại đây, các hoạt động nghiên cứu về cộng đồng được đẩy mạnh.

Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch ở khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi là một trong những vấn đề được quan tâm. Đó chính là nhận thức của cộng đồng về di tích và cách thức quản lý và khai thác của những nhà quản lý di tích đó và trách nhệm của chính quyền địa phương đối với khu di tích. Bởi lẽ, giữa cộng đồng và Khu di tích có quan hệ gắn bó mật thiết lâu dài trên một không gian địa lý. Cộng đồng chính là những người sinh sống tập trung và phát triển các hoạt động kinh doanh, buôn bán tại Khu di tích. Sự gắn bó này, cùng những nhận thức đúng có thể thúc đẩy những đóng góp của cộng đồng cho di tích. Tuy nhiên, vẫn sự gắn bó này, với nhận thức sai, rất dễ nảy sinh những hạn chế của cộng đồng đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử và văn hóa của di tích. Để có thể đi sâu vào hiện trạng, đi tìm nguyên nhân, đánh giá đóng góp và hạn chế,

những nghiên cứu bắt đầu từ vấn đề nhận thức của cộng đồng rất quan trọng dựa trên phương pháp điều tra khảo sát đặc biệt là phỏng vấn sâu, một số kết luận được tác giả rút ra như sau:

Những người dân Củ Chi nói riêng và những người con đất Việt nói chung đã anh dũng chiến đấu vì nền độc lập của dân tộc, đã hình thành các làng ở ven sông khắp vùng Đất thép thành đồng trong quá khứ, là những người trực tiếp sinh sống trên mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, người dân Củ Chi rất có ý thức tự hào về Khu di tích địa đạo. Khi được hỏi, mọi người đều cảm thấy rất tự hào vì bản thân được sinh ra và lớn lên ở Củ Chi - mảnh đất đã một thời vang tiếng trong chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ của quân và dân ta. Vì thế, họ rất nhiệt tình giới thiệu về lịch sử di tích, những câu chuyện khi Quân dân Sài Gòn Chợ Lớn Gia Định nổ phát súng đầu tiên mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, quyết tâm bảo vệ nền độc lập, chiến tranh du kích của nhân dân, quân dân ta xuống đường, nổi dậy tiến công lấy thân mình làm đuốc sống cho khát vọng hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do…Vì ý thức tự hào này họ luôn cố gắng bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa và lịch sử của khu di tích.

Không chỉ tự hào, cộng đồng dân cư còn có hiểu biết khá sâu sắc về những giá trị văn hóa và lịch sử của di tích. Điều này đã được kiểm chứng qua quá trình phỏng vấn sâu. Hầu hết những người được phỏng vấn đều biết những sự kiện liên quan xung quanh di tích. Với những tri thức này, người dân Củ Chi chính là một nguồn tư liệu vô cùng quý giá cho nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu (xin xem thêm trong phần phụ lục, mục kết quả khảo sát tại câu số 8, 9, 10, 11 và 12).

8. Địa đạo Củ Chi có tổng chiều dài lên đến 243 95,66%

và 50cm chiều rộng

8.2. Trên 200km và kích thước thường là 80cm chiều cao

và 50cm chiều rộng 185 72,83%

8.3. Trên 300km và kích thước thường là 80cm chiều cao

và 50cm chiều rộng 28 11,02%

9. Trong trận Cái Bẫy đánh vào Củ Chi tháng 1/1966,

Mỹ đã bị thiệt hại nặng nề với 237 93,31%

9.1. 16.000 lính bị tiêu diệt, 77 xe tăng và thiết giáp bị

phá hủy, 84 máy bay bị bắn hạ 43 16,93%

9.2. 1.600 lính bị tiêu diệt, 77 xe tăng và thiết giáp bị phá

hủy, 84 máy bay bị bắn hạ 142 55,91%

9.3. 1.600 lính bị tiêu diệt, 177 xe tăng và thiết giáp bị

phá hủy, 84 máy bay bị bắn hạ 52 20,47%

10. Trong chiến dịch Bóc vỏ Trái đất của Hoa Kỳ

tháng 1/1967, quân dân Củ Chi đã tiêu diệt 208 81,89%

10.1. 3.500 tên lính, 1.300 xe tăng và thiết giáp, 28 máy

bay và tàu thủy 25 9,84%

10.2. 13.500 tên lính, 130 xe tăng và thiết giáp, 28 máy

bay và tàu thủy 38 14,96%

10.3. 3.500 tên lính, 130 xe tăng và thiết giáp, 28 máy bay

và tàu thủy 145 57,09%

11. Sau 21 năm chiến đầu, dân quân Củ Chi đã loại ra

khỏi vòng chiến đấu 225 88,58%

11.1. 200.000 tên địch, 500 xe tăng và thiết giáp, 256 máy

bay, 22 tàu chiến, 270 đồn bót 40 15,75%

11.2. 20.000 tên địch, 500 xe tăng và thiết giáp, 256 máy

bay, 22 tàu chiến, 270 đồn bót 168 66,14%

11.3. 2.000 tên địch, 500 xe tăng và thiết giáp, 256 máy

bay, 22 tàu chiến, 270 đồn bót 17 6,69%

12. Củ Chi đất thép thành đồng có 227 89,37%

anh hùng, 1.800 dũng sỹ diệt Mỹ

12.2. 23 xã anh hùng, 28 anh hùng, 715 bà mẹ Việt Nam

anh hùng, 1.800 dũng sỹ diệt Mỹ 179 70,47%

12.3. 33 xã anh hùng, 28 anh hùng, 715 bà mẹ Việt Nam

anh hùng, 1.800 dũng sỹ diệt Mỹ 29 11,42%

Các câu hỏi để đo sự hiểu biết của đáp viên về giá trị khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi là những thông tin cơ bản và phổ biến nhất. Các câu hỏi này chủ yếu được các cán bộ, hướng dẫn viên của Khu Di tích gợi ý. Tỷ lệ đáp viên trả lời đúng các câu hỏi khá cao, thấp nhất là câu số 9 với tỷ lệ 55,91%. Câu hỏi số 12 và số 8 có tỷ lệ trả lời cao nhất với tỷ lệ lên đến 70,47% và 72,83%. Tất nhiên, một trong những nguyên nhân chính là hai câu này không khó bằng các câu số 9, 10 và 11.

2.5. Thái độ của cộng đồng

Các di tích lịch sử, văn hoá truyền thống được hình thành nên từ sự kết tinh của truyền thống yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, sự dũng cảm, kiên cường bất khuất là tài sản vô giá gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá. Sự coi trọng và bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị lịch sử văn hoá truyền thống cách mạng là nhân tố quan trọng góp phần bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước cần phải bảo vệ và phát huy nhằm giáo dục truyền thống anh hùng cách mạng cho các thế hệ đi sau gắn với những chiến công của các thế hệ đi trước, di tích lịch sử địa đạo Củ Chi góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ nói riêng và cộng đồng nói chung nhận thức được một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc. Di tích lịch sử không chỉ giúp thế hệ trẻ ngày nay có nhận thức đúng đắn về lịch sử mà còn góp phần làm tăng thêm lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, từ đó tiếp tục phát huy truyền thống, đạo lý tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” và mang trong lòng biết ơn sâu sắc

đối với các thế hệ đi trước - những người đã anh dũng, kiên cường chiến đấu, hy sinh để giữ gìn độc lập của đất nước. Chính điều đó tạo nên tính chất lâu bền cho mỗi di tích và lan truyền rộng rãi cho nhiều thế hệ sau.

Cộng đồng dân cư tích cực tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống tại địa đạo, bảo vệ an ninh và hoạt động giữ gìn môi trường, hưởng ứng các chính sách của nhà nước cùng nhau xây dựng nhà tình thương, các chính sách đền ơn đáp nghĩa, chăm lo cho Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, giúp đỡ con em thương bệnh binh, các cựu chiến binh và những người không có điều kiện bằng các quỹ của địa phương, tham gia công tác xây dựng và phát triển quê hương.

Khi được hỏi có nhiều người Việt Nam biết về Địa đạo Củ Chi không (câu 13) thì hầu hết các đáp viên (88,98%) đều khẳng định rằng chắc chắn người Việt Nam nào cũng biết. Điều này thể hiện các đáp viên rất tự hào về di tích địa đạo Củ Chi. Đây là một cách gián tiếp xác định thái độ của cộng đồng về giá trị của di tích như kết quả khảo sát dưới đây.

13. Theo quý vị, ngƣời Việt Nam ở mọi nơi đã từng

nghe thấy địa đạoCủ Chi 254 100,00%

13.1. Chắc chắn đã từng nghe thấy địa danh này 226 88,98%

13.2. Có thể đã nghe thấy địa danh này 19 7,48%

13.3. Tôi không biết chắc chắn 9 3,54%

Câu 14 đến câu 19 dùng để đo thái độ của người dân đối với sự tham gia của họ vào phục vụ khách đến tham quan du lịch ở địa đạo Củ Chi. Các câu này đều có kết quả trả lời khá tích cực. Có 79,13% đáp viên muốn khách du lịch đến nhiều hơn nữa. Đại đa số (89,76% đáp viên) muốn mình hay các thành viên gia đình mình tham gia phục vụ khách đến tham quan địa đạo. Đây cũng là lực lượng trong độ tuổi lao động chưa có việc làm ổn

định nên mong muốn được tham gia vào các hoạt động du lịch để có việc làm đồng thời tạo nguồn thu nhập cho bản thân và gia đình họ (xin xem thêm phần kết quả khảo sát dưới đây).

14. Quý vị có muốn khách đến tham quan địa đạo Củ

Chi nhiều hơn nữa không? 254 100,00%

14.1. Rất muốn khách đến nhiều hơn nữa 201 79,13%

14.2. Muốn lượng khách bằng hiện nay 40 15,75%

14.3. Muốn khách đến không nhiều bằng hiện nay 13 5,12%

15. Quý vị có muốn các thành viên trong gia đình mình

cùng tham gia phục vụ khách du lịch không? 254 100,00%

15.1. Có 228 89,76%

15.1. Không 26 10,24%

16. Quý vị hay các thành viên trong gia đình quý vị muốn đƣợc làm việc gì khi phát triển du lịch cộng đồng tại địa phƣơng?

254 100,00% 16.1. Làm hướng dẫn viên du lịch 58 22,83% 16.2. Chở khách 33 12,99% 16.3. Đón khách đến nghỉ trong gia đình mình 44 17,32% 16.4. Mở quán giải khát 38 14,97% 16.5. Mở quán ăn 15 5,91%

16.6. Bán hàng lưu niệm cho khách 66 25,98%

17. Theo quý vị, có ngƣời bán hàng cho khách với giá

đắt gấp rƣỡi, gấp đôi mọi khi 232 91,34%

17.1. Là chuyện bình thường 42 16,54%

17.2. Là không nên 125 49,21%

17.3. Là không chấp nhận được 65 25,59%

không?

18.1. Có 135 53,15%

18.2. Không 9 3,54%

19. Quý vị có muốn đƣợc nghe kể các câu chuyện liên

quan đến Địa đạo Củ Chi không? 254 100,00%

19.1. Rất muốn 202 79,53%

19.2. Không 52 20,47%

Những công việc ưa thích là bán hàng vặt, đồ lưu niệm, nước uống, bánh kẹo (25,98%), sau đó là hướng dẫn du lịch (22,83%). Trên 17% muốn khách đến ăn, nghỉ tại nhà mình. Đây cũng là điểm lợi thế cho việc phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại địa phương sẽ có lực lượng đông đảo tham gia làm hướng dẫn khách, đồng thời cũng không ít người sẽ đầu tư về dịch vụ lưu trú để đón khách đến tham quan.

Đối với hiện tượng chặt chém khách, đại đa số đáp viên (74,80%) có thái độ phản đối, đặc biệt 25% cho là không thể chấp nhận được. Đây cũng chính là thái độ của cộng đồng đối với du lịch và đối với khách du lịch. Qua phỏng vấn sâu, nhiều đáp viên cho là họ không muốn khách có ý nghĩ sai về vùng đất Củ Chi mà họ rất tự hào.

Thông qua bảng kết quả khảo sát KAP về thái độ của cộng đồng đối với khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi cho thấy thái độ của cộng đồng tôn trọng và đề cao giá trị lịch sử của khu di tích đối với Đất nước và cộng đồng, từ việc ý thức cao về giá trị của khu di tích cần phát huy sự gắn kết giữa Ban quản lý khu di tích với chính quyền địa phương và người dân trong việc phát triển các sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và người dân quanh vùng khu di tích.

2.6. Hoạt động của cộng đồng

Qua bảng điều tra KAP về sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du lịch cho thấy cộng đồng tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch còn hạn chế Do đó, khu di tích cần có chiến lược khuyến khích cộng đồng cùng tham gia vào việc sản xuất các sản phẩm cung cấp cho du khách tham quan, cung cấp cho thị trường. Mặc dù rất tự hào về quê hương của mình, rất muốn kể về những chiến tích oai hùng của Củ Chi, song gần một nửa trong số họ không tự tin để kể cho khách du lịch. Một trong những nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại địa đạo củ chi theo phương pháp KAP (Trang 57 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)