Tổ chức nghiên cứu: ······························································

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những đặc điểm rối nhiễu hành vi ở trẻ tự kỷ (Trang 38 - 39)

1.1. Nghiên cứu lý luận.

- Thời gian tiến hành: từ tháng 9/2009 đến tháng 4/2010 - Mục đích: xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

- Tổng quan các công trình nghiên cứu và những phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong trị liệu cho trẻ tự kỷ.

1.2. Nghiên cứu thực tiễn

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3/2010 đến tháng 3/2011

- Tiến hành sử dụng các thang đo đã đƣợc lựa chọn để đánh giá mức độ rối nhiễu hành vi trên nhóm trẻ tự kỷ đã lựa chọn, đƣa ra những đặc điểm rối nhiễu hành vi cơ bản của trẻ,

- So sánh mức độ rối nhiễu hành vi ở trẻ tự kỷ với hành vi của nhóm trẻ thƣờng.

1.3. Chọn mẫu nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu.

Qua một thời gian tìm hiểu tình hình trị liệu và giảng dạy cho trẻ tự kỷ ở một số trung tâm, ở các gia đình có con bị tự kỷ trên địa bàn Hà Nội. Tôi quyết định sẽ tiến hành điều tra nghiên cứu một số trẻ tự kỷ đang đƣợc trị liệu tại trung tâm Phúc Tuệ, trung tâm Sao Mai, các trẻ ở khoa Phục hồi chức năng thuộc bệnh viện Nhi trung ƣơng, trƣờng chuyên biệt Tuệ Tâm (Đống Đa, Hà Nội), một số trẻ khác ở các gia đình trên địa bàn Hà Nội.

Đây là những trung tâm đi đầu và có thâm niên về trị liệu trẻ tự kỷ, các trung tâm này đã và đang sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau trong việc dạy trẻ tự kỷ, đƣợc tiến hành bởi các kỹ thuật viên, chuyên viên tâm lý, các cô giáo tốt nghiệp từ khoa giáo dục đặc biệt, các trƣờng mẫu giáo. Đặc

biệt là việc dạy cho trẻ tự kỷ tại trung tâm luôn có sự giám sát của các chuyên gia có kinh nghiệm, và kết qủa của việc điều trị thƣờng xuyên đƣợc các bác sĩ chuyên khoa Tâm thần lƣợng giá theo từng giai đoạn trị liệu và lứa tuổi của trẻ.

Thời gian gần đây, chúng ta thấy nổi lên tình hình chữa trị cho trẻ tự kỷ tại các gia đình ở địa bàn Hà Nội. với hình thức gia đình nhờ cô giáo có khả năng trị liệu cho trẻ tự kỷ đến tại nhà trị liệu. Mỗi gia đình tuỳ vào mức độ nặng nhẹ, đặc điểm cụ thể của con em mình mà tiến hành chữa trị cho trẻ với những phƣơng pháp khác nhau, thông thƣờng là một cô và một trò trong một giờ trị liệu, mỗi ngày từ 1-2 giờ tuỳ theo sự hợp tác của trẻ và sự lựa chọn của gia đình trẻ. Việc nghiên cứu hành vi trên những trẻ đƣợc trị liệu tại các gia đình sẽ góp phần khái quát và làm rõ nét hơn nữa những hành vi rối nhiễu ở trẻ tự kỷ.

Để góp phần làm rõ hơn mức độ rối nhiễu hành vi so với chuẩn hành vi bình thƣờng. Tôi quyết định lựa chọn nhóm đối chứng là những trẻ bình thƣờng có cùng độ tuổi với trẻ tự kỷ, khách thể nghiên cứu là các trẻ đang học tại trƣờng mẫu giáo Mai Động, thuộc phƣờng Mai Động- Quận Hoàng Mai, Hà Nội

Trên cơ sở lựa chọn địa bàn nghiên cứu, tôi quyết định chọn mẫu và tổ chức nghiên cứu:

Tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu những biểu hiện về hành vi của 10 trƣờng hợp trẻ tự kỷ, 10 trẻ thƣờng, với những tiêu chí, thời điểm quan sát là tƣơng đƣơng nhau (45 phút ở cả gia đình và ở lớp học)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những đặc điểm rối nhiễu hành vi ở trẻ tự kỷ (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)