Hoàng Việt văn tuyển trong hệ thống Văn tuyển Việt Nam thời trung đại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu văn bản Hoàng Việt văn tuyển của Bùi Huy Bích (Trang 76)

CHƢƠNG II NGHIÊN CỨU CÁC TRUYỀN BẢN HOÀNG VIỆT VĂN TUYỂN

3.2. Hoàng Việt văn tuyển trong hệ thống Văn tuyển Việt Nam thời trung đại

THỜI TRUNG ĐẠI

3.2.1. Các thể văn chữ Hán trong văn học Việt Nam thời trung đại

Thể loại văn học là hình thức sáng tác văn học chia theo phương thức phản ánh hiện thực và sử dụng ngôn ngữ. Thể loại là dạng thức tồn tại của chỉnh thể tác phẩm văn học. Trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, thể loại văn học vừa ổn định, vừa biến đổi.

75

Trong quá trình giao lưu, tiếp xúc với nền văn hoá Hán, nền văn hiến Trung Quốc với nhiều thể loại cũng theo đó thâm nhập vào nước ta, trong đó có cả các thể loại văn học. Trải qua nhiều thế kỷ, cha ông ta đã để lại một kho tàng thư tịch viết bằng chữ Hán với nhiều chủng loại khác nhau, trong đó phần lớn là các văn bản viết bằng văn xuôi chữ Hán với nhiều thể văn khác nhau. Việc phân chia các thể loại trong văn học Việt Nam thời trung đại cũng tiếp nhận và chịu nhiều ảnh hưởng của cách phân chia các thể loại văn học Trung Quốc.

Ở Trung Quốc, Lưu Hâm là người đầu tiên phân chia thể loại văn học thành thể loại lớn, bao gồm tri thức chung, các kinh điển, các tác phẩm triết học, thi và phú, các bộ binh thư, sách bói, sách y học.

Vào thế kỷ I, sử gia Ban Cố có sự phân loại chi tiết hơn, chia 596 tác phẩm thành 13 chương mục lớn. Trên thực tế, Ban Cố kế thừa sự phân loại của Lưu Hâm. Nhưng Ban Cố không đặt ra mục tiêu phân loại các trước tác văn học theo thể loại, nhưng ông cho rằng, phú là thể loại nổi bật nhất trong các thể loại khác trong lịch sử văn học Trung Quốc.

Tiếp theo đó, nhà lý luận văn học đầu tiên của Trung Quốc là Lục Cơ đã liệt kê tất cả 10 thể loại văn cơ bản thời đó theo quan niệm của ông. Lục Cơ đặt

thi lên vị trí đầu tiên, điều đó cho thấy sự phồn thịnh của phú đã qua. Theo Lục Cơ, sau thiphú, rồi đến bi, minh, luỵ, châm, tụng, luận, tấu, thuyết. Sau này, Lưu Hiệp đã phân chia các thể loại văn học thành tao, thi, nhạc phủ, phú, tụng, tán, đối văn, tản văn...

Ở Việt Nam, có lẽ hình thức phân loại đầu tiên của các thể loại văn học được bắt đầu với sự xuất hiện của các thi tập, văn tập. Tuy vậy, sự phân biệt giữa thi tập với văn tập chỉ mới là manh nha của công việc phân loại các thể văn. Việc làm thi tập, văn tập của cổ nhân trước hết là nhằm bảo tồn và lưu truyền văn hiến. Có thể thấy, ngay cả sự phân loại trong Nghệ văn chí của Lê Quý Đôn;

Lịch triều hiến chương loại chí, Văn tịch chí [25] của Phan Huy Chú cũng như vậy, thực chất chỉ là sự tập hợp các tác phẩm cùng loại của nhiều tác giả khác

76

nhau, ở những thời kỳ khác nhau.

Sau này, trong Việt Nam văn học sử yếu [13] của Dương Quảng Hàm; lược lịch sử văn học Việt Nam của nhóm Nguyễn Đổng Chi; Việt Hán văn khảo

của Phan Kế Bích; Quốc văn cụ thể của Bùi Kỷ cũng đề cập đến một số thể văn chữ Hán nhưng rất sơ lược.

Gần đây, trong Thơ văn Lý - Trần [27], trừ thơ ca, phần văn loại, Nguyễn Huệ Chi cho rằng, biền văn gồm phú, hịch, cáo, chiếu, chế, biểu, tấu; tản văn

gồm văn bình luận, văn thư tín, văn ngữ lục; tạp văn là loại luận thuyết tôn giáo; truyện kể gồm truyện, sử, bi, ký.

Trong Mấy vấn đề thi pháp văn học Việt Nam [32], Trần Đình Sử cho rằng, “văn học Việt Nam thời trung đại là văn học song ngữ..., văn chữ Hán có thể chia làm hai loại biền văn tản văn” [32,105]. Theo Trần Đình Sử, biền văn

gồm cáo, chiếu, biểu, bi, hịch, luận, phú, văn tế, câu đối, trần tình... Tản văn

gồm tựa, bạt, ký, lục, thư, luận, thuyết, ngữ lục.

Nhìn chung, các cách phân loại trên đều nặng về phân chia thể loại chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu các thể văn chữ Hán. Tìm hiểu về các thể loại văn xuôi chữ Hán Việt Nam, chúng tôi thấy những thể văn phổ biến, có số lượng tác giả, tác phẩm khá nhiều là những thể văn sau:

Phú cổ vốn hình thành từ thơ cổ phong, có kết cấu rộng, các đoạn mạch không cần chặt chẽ, chỉ cần có vần là được. Phú cổ là một thể loại đòi hỏi công phu sáng tác văn học cao độ với những quy tắc về cấu trúc, hiệp vận và đối ngẫu, số chữ trong mỗi câu, số câu trong bài thường nhiều hơn số câu trong một bài thơ, cho dù là thơ trường thiên.

(bao gồm cả bi ký) là một thể văn có vị trí xứng đáng trong hệ thống thể loại văn học cổ Việt Nam.

Văn bia, minh, chí, lục thuộc về thể văn chúc tụng, tán dương công đức nhà vua và hoàng hậu. Các soạn giả đều hết sức thận trọng, dè dặt từng câu chữ, không dám cầu kỳ phô diễn những ý tưởng mới lạ mà chỉ rút lấy những danh từ

77

xưa đã dành riêng cho các bậc đế vương, cho nên từ ngữ có phần tẻ nhạt, đọc không mấy hấp dẫn, kém hùng hồn, cổ kính như văn đời Trần.

Văn bia được coi là một thể văn thời cổ đại. Văn bia Việt Nam tiếp nhận ảnh hưởng của truyền thống văn bia Trung Quốc nhưng vẫn mang đậm nét đặc trưng bản sắn văn hoá dân tộc. Văn bia vốn uyên bác, cô đúc, mang đầy nhiệt khí, văn thể lúc trầm lúc bổng, mang phong cách trong sáng mà mạnh mẽ.

Đặc điểm của minh là ngắn gọn với cách dùng từ vựng đặc biệt. Sách Tả truyện nói rằng, trong các bài minh có ghi công lao của vương bá và thiên tử.

Minh còn có chức năng nữa là phòng ngừa và răn đe.

Chí là các quyết định của hoàng đế về thưởng phạt hay khoan hồng. Mộ chí là loại văn bia chôn dưới đất. Loại bia này không lớn, cho nên bài văn không quá dài, cách viết thay đổi theo thời gian, thường có chí thì phải có minh, chí dùng tản văn, minh dùng văn vần. Thông thường bài chí kể về cuộc đời người chết, bao gồm tóm tắt phả hệ, tên họ, tước vị, hành trạng, tuổi thọ, ngày mất và nơi chôn cất; bài minh ở dưới có nội dung ca tụng người chết.

Văn tế là một thể loại văn học khá lâu đời, là một trong những thể văn học cổ. Văn tế có giá trị nghệ thuật nhưng cũng là một thể văn mang tính ứng dụng cao. Văn tế sớm được lưu hành ở Việt Nam, cho nên các bài văn tế chữ Hán hiện còn rất nhiều.

Văn tế có thể được sáng tác theo thể văn xuôi, tán, phú cổ (lưu thủ), phú Đường luật.

Chiếu là lời hiệu triệu của nhà vua; chế là những luật pháp do vua đề ra;

sách là bản sắc phong chức tước. Thời Xuân Thu, chiếu được gọi là mệnh; thời Chiến Quốc, chiếu được gọi là lệnh; thời Tần, mệnh được gọi là lệnh, sau đổi lệnh thành chiếu. Đời Hán quy định chiếu để bố cáo với quan lại; về sau, chiếu là lời vua ra lệnh cho toàn dân. Các thể hành chính, trong đó có chiếu được Lưu Hiệp bàn trong Văn tâm điêu long. Chiếu sách như sau: “Hoàng đế trị dân, lời nói ra là thần thánh. Ý chỉ của hoàng đế có thể rộng vang ra bốn cõi thì chủ yếu

78

nhờ ở tờ chiếu thôi.”

Chiếu là loại văn tiêu biểu mang tính năng giao tiếp cộng đồng, hướng đi từ cấp hoàng đế xuống quan lại, thứ dân. Thể văn truyền lệnh này mang thông tin quan trọng về quốc kế, dân sinh, đánh dấu những thời điểm lịch sử trọng đại.

Chiếu còn gọi là chiếu thư, chiếu chỉ mang tính chất ban bố một quyết định, một mệnh lệnh của nhà vua như chiếu lên ngôi, chiếu đại xá, chiếu cầu hiền, chiếu khuyến nông... Chiếu có thể dùng tản văn hay tứ lục.

Thể văn chế sách buộc phải theo khuôn mẫu, dùng chữ nhiều mà ít nghĩa. Chế còn gọi là chế thư, chế thiếu, chế cáo. Sách là một loại chiếu lệnh, sách mệnh hay chiếu sách. Sách thường chỉ dùng để dâng thuỵ hiệu, sách lập, tấn tôn, ban phong, là loại văn chương cung đình, có cách viết trang trọng chuẩn mực, gần như chế, đều dùng biền văn. Nội dung sách có tác dụng khích lệ, răn giới.

Cáo là thể loại văn học được viết theo thể biền lệ hay tứ lục với mục đích thông báo của người trên xuống người dưới, thông báo của vua tới nhân dân, được sử dụng đầu tiên trong Kinh sử. Thể loại cáo xuất hiện ở Trung Quốc từ thời Tam Đại. Cáo là bố cáo trong thiên hạ việc gì đó. Nguyên lý của cáo (thông điệp của nhà vua) có khác gì với chiếu (lệnh vua) không? Lưu Hiệp của Trung Quốc lại xếp cáo vào phần tản văn, còn chiếu nằm trong thuộc loại hình văn chương sự vụ.

Biểu (đối nội) tức là biểu lộ; khải thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ của thần dân đối với vua chúa. Biểu, tạ, khải phần nhiều viết theo thể Tứ lục như lối

phú, có gieo vần hoặc không gieo vần. Đây là thể văn tán tụng, bắt buộc phải theo mẫu, chủ yếu là dùng danh từ dành cho các bậc đế vương, đọc lên rất kêu nhưng không có nghĩa, khiến người đọc ít hứng thú. Sách Văn tâm điêu long nói: “Xét ra công cụ của chương biểu là: tâu bày ở sân vua cho rõ ràng lòng mình, đã là văn vẻ cho mình, lại đẹp cho đất nước. Chỉ có ở chính nghĩa của điển mỗ để quạt lên luồng gió mát, văn trong sáng để bày cái đẹp.”

79

Biểu có thể được viết bằng văn xuôi hay văn biền ngẫu. Trong biểu, người viết xưng hô bằng những đại từ thông thường như thần, hạ thần, tiểu thần, thần đẳng... để chỉ bản thân mình, đặc biệt còn dùng định ngữ kiêm xưng như khuyển mã, vi tiện, bỉ lậu. Đối với hoàng đế, người viết biểu dùng từ ngữ hết sức tôn kính như vân tiêu, thần vũ an minh. Mở đầu, kết thúc của bài biểu đều có công thức định sẵn.

Tấu có văn phong đều đặn, cao nhã, mực thước, thấu đáo theo kiểu cổ điển; trình bày có căn cứ.

Công văn là loại văn hành chính sự vụ thường được dùng trong chốn triều đình, hoàn toàn là văn ứng dụng. Công văn được chia thành công văn gửi xuống và công văn trình lên. Công văn trình lên là công văn cấp dưới trình lên cấp trên, gồm có tấu, biểu, nghị, sớ, điều trần, khải, bẩm... Công văn gửi xuống là loại mệnh lệnh của vua chúa ban cho bề trên, gồm có chiếu, chỉ, chế, dụ, lệnh, sắc, sách... Ngoài ra còn có hịch, lộ bố là loại công văn dùng trong quân sự.

Hịch là thể loại được viết theo lối văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu, thường dùng cho tướng sĩ, vua chúa, thủ lĩnh nhằm kêu gọi, cổ động, thuyết phục dân chúng hưởng ứng một phong trào chính trị nào đó ở một thời điểm hệ trọng có liên quan đến vận mệnh đất nước. Thể loại hịch có từ thời Chiến Quốc.

Như vậy, thể loại văn xuôi chữ Hán Việt Nam thời trung đại đều tiếp thu và ảnh hưởng của các thể loại văn xuôi chữ Hán Trung Quốc, nhưng là sự tiếp thu và ảnh hưởng về mặt hình thức, còn nội dung phản ánh bối cảnh xã hội Việt Nam, tâm tư, tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam.

3.2.2. Hệ thống thể loại trong Hoàng Việt văn tuyển

+ Hoàng Việt văn tuyển gồm 8 quyển, thứ tự nội dung từng quyển không theo thời gian sáng tác mà theo phân chia theo thể loại văn học: phú, ký, minh, văn bia, chí, lục, văn tế, chiếu, chế, sách, biểu (đối nội), tạ, khải, tản văn, biểu (đối ngoại), tấu, công văn.

80

thi, nhạc phủ, tạp thi, tao, thất, chiếu, sách, lệnh, giáo, sách phong, biểu, thượng thư, khải, đàn sự, tiên, tấu, ký, thư, di, hịch, nan, đối vần, thiết luận, từ, tự, tụng, tán, phù mệnh, sử luận, sử luận tán, luận, liên châu, châm, minh, lỗi, ai, văn bia, mộ chí, hành trạng, điếu văn, tế văn.

+ Thể phú

Quyển 1 của Hoàng Việt văn tuyển có 15 bài cổ phú. Thể phú trong

Hoàng Việt văn tuyển được viết theo thể cổ văn, dùng nhiều chữ và điển cố xa lạ, có gieo vần nhưng không ấn định, không đối chọi, rất trúc trắc, khó hiểu. Đó cũng là hiện tượng thường thấy trong cách hành văn xưa. Ông cha ta hay dùng điển tích, điển cố, kín đáo thể hiện ý tưởng nhưng phần chú thích có phần sơ sài. Tất cả 15 bài phú trong Hoàng Việt văn tuyển được trích trong Quần hiền phú

(群 賢 賦), bao gồm các bài phú đời Trần, Hồ, Lê, tổng cộng hơn 100 thiên.

Thiên Hưng trấn phú của Nguyễn Bá Thông được viết theo thể biền phú. Biền phú tìm kiếm sự cân đối, hài hoà trong câu đối ngẫu và âm tiết trầm bổng.

Biền phú thường không dài, toàn bài đối ngẫu, hai câu một liên kết rất chặt chẽ.

Ngọc tỉnh liên phú được Mạc Đĩnh Chi làm “trong lúc tranh giải khôi nguyên. Vì khi ấy vua thấy tướng mạo ông xấu xí nên không muốn ông đỗ trạng nguyên. Ông bèn làm bài phú này để ví mình như hoa sen trên giếng ngọc” [2,26].

Những bài phú trong Hoàng Việt văn tuyển đã nêu cao tinh thần quật khởi dân tộc. Bạch Đằng giang phú được coi là bài có giá trị nhất trong Hoàng Việt văn tuyển. Đây là bài phú cổ thể hiện lòng yêu nước, ý thức dân tộc, có thể sánh ngang với một áng thiên cổ hùng văn. Tác giả của bài phú là Trương Hán Siêu (? – 1354), tự là Thăng Phú, là bậc danh sĩ nổi tiếng đương thời. Bạch Đằng giang phú khắc hoạ cảnh đẹp dòng sông Bạch Đằng lịch sử gắn liền với những chiến công oanh liệt, thể hiện niềm tự hào dân tộc. Đoạn hay nhất trong bài phú là đoạn miêu tả cảnh sắc sông Bạch Đằng, thể hiện cảm hứng trước thiên nhiên của tác giả. Cuối bài phú là một sự sáng tạo với nhân vật trữ tình “khách”, thể hiện

81

cảm hứng thiên nhiên, lịch sử. Bạch Đằng giang phú thể hiện tư tưởng tiến bộ của Trương Hán Siêu về vinh nhục, thắng bại, tiêu vong và trường tồn...

Chí Linh Sơn phú của Nguyễn Mộng Tuân đã so sánh Lê Lợi với Câu Tiễn và Lưu Bang. Xương Giang phú của Lý Tử Tấn nhắc lại chiến công oanh liệt lấy thành Xương Giang do quân Minh chiếm đóng.

+ Thể ký

Thể nằm trong quyển 2 của Hoàng Việt văn tuyển, gồm 15 bài ký đời Trần, Lê, trong đó có 9 văn bia và các bài ký về đình đài, danh lam thắng cảnh, phong tục tập quán như: Dục Thuý sơn Linh Tế tháp ký, Thanh Hư động ký, Nhạo Nhạo đình ký, Quảng Văn đình ký; ký sự có Tượng đầu đoán tụng ký; tạp ký có Hải Dương phong tục ký... Nhiều bài trong Hoàng Việt văn tuyển đã thể hiện tư tưởng thời đại. Trương Hán Siêu là một Nho sĩ xuất sắc đương thời, đã thể hiện tư tưởng chống Phật giáo qua bài Khai Nghiêm tự bi ký. Hai bài ký được soạn vào năm 1484 niên đại Hồng Đức 15 tại Văn Miếu (Hà Nội) là Đại Bảo tam niên tiến sĩ đề danh ký của Thân Nhân Trung; Quang Thuận tứ niên Quý Mùi khoa tiến sĩ đề danh ký của Đào Cử đều thể hiện rõ nội dung tư tưởng, tôn sùng Nho giáo, ca ngợi nhà nước phong kiến, mở đầu cho việc khắc đá đề tên những người đỗ đạt nhằm khuyến khích người hiền tài giúp nước.

Có lẽ, Bùi Huy Bích là bậc túc Nho nên rất thán phục bậc đại Nho Chu Văn An. Theo lời dặn dò của Bùi Huy Bích, năm 1784, Tiến sĩ Lê Duy Đán cho dựng tấm bia tại nơi ẩn cư cũ của Chu Văn An. Trên tấm bia có khắc bài Chu Văn Trinh miếu bi ký của Nguyễn Công Thái. Bài ký này ca ngợi khí tiết của người hiền tài, ghi lại dấu tích bậc danh nho Chu Văn An.

Bài ký Văn Điển từ chỉ bi ký của Bùi Huy Bích soạn năm 1803 cũng được khắc trên bia đá hình trụ tại đền thời Chu Văn An ở xã Văn Điển, huyện Thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu văn bản Hoàng Việt văn tuyển của Bùi Huy Bích (Trang 76)