Khuynh hướng tiểu thuyết “vết thương”

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh vào tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua hai tác phẩm Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn) (Trang 29 - 32)

6. Cấu trúc luận văn

1.1. Tiểu thuyết Việt Nam đương đạ i những tìm tịi đổi mới

1.1.3.1. Khuynh hướng tiểu thuyết “vết thương”

Dòng văn học “vết thương” là một hiện tượng văn học xuất hiện từ sau những năm đầu thập kỉ 80 và phát triển mạnh trong thời kì Đổi mới. Các tác phẩm thuộc khuynh hướng tiểu thuyết “vết thương” chủ yếu phản ánh và nhìn nhận lại những vấn đề lịch sử đương đại như cải cách ruộng đất, thời bao cấp, chiến tranh chống Mỹ, v.v. Từ những truyện ngắn mang tính thử nghiệm của Nguyễn Minh Châu đến các tiểu thuyết Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Thời xa vắng (Lê Lựu), Những

thiên đường mù, Bên kia bờ ảo vọng (Dương Thu Hương), Cỏ thiêng (Hồng Phi),

Thân phận của tình yêu (Bảo Ninh), Ác mộng (Ngô Ngọc Bội), Nắng đồng bằng, Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Truyện kể năm 2000 (Bùi Anh Tấn), Ba người khác (Tơ

Hồi), v.v. đã thể hiện sâu sắc nội dung của các vấn đề trên.

Mở đầu cho khuynh hướng tiểu thuyết này là những sáng tác viết về chiến tranh với cách tiếp cận hoàn toàn mới mẻ. Tiểu thuyết Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh đã hướng cái nhìn hết sức thẳng thắn vào những phức tạp, bộn bề của chiến tranh. Sau Đất trắng, một số sáng tác như Nỗi buồn chiến tranh hay Ăn mày dĩ vãng

của Bảo Ninh, Chu Lai tiếp tục tiếp nối mạch đề tài nhằm thể hiện một cách nhìn mới về chiến tranh. Nhà văn Chu Lai trong Ăn mày dĩ vãng đã để cho nhân vật Hai Hùng tự tìm về với dĩ vãng xưa trong dư vị của tình yêu, của những năm tháng bi tráng, đau thương và trên hết là nhận ra sự thực đầy oan nghiệt từ cuộc chiến tranh vẫn đang hiện hữu ở thời hiện tại. Với tầm vóc của một cuốn tiểu thuyết xuất sắc,

Nỗi buồn chiến tranh của nhà văn Bảo Ninh không mô tả trực tiếp về chiến tranh

mà để nó hiện lên trong kí ức, suy tưởng của một người lính đã đi qua cuộc chiến, sống ở thời hậu chiến. Tái hiện lại một “gương mặt” khác về chiến tranh, tác phẩm của Bảo Ninh đồng thời cảnh tỉnh con người về những hiểm hoạ và di chứng của chiến tranh. Nỗi buồn chiến tranh không chỉ là tác phẩm tiêu biểu cho khuynh

hướng tiểu thuyết vết thương mà cịn có vị trí đặc biệt trong đời sống văn học đương đại.

Cùng mạch viết về chiến tranh, về một thời đã qua của dân tộc nhưng trong

Thời xa vắng, nhà văn Lê Lựu lại đặc tả bi kịch của cá nhân trong một giai đoạn lịch

sử. Giang Minh Sài là sản phẩm của thời quá khứ và cũng là “nạn nhân” do những “ấu trĩ” của thời quá khứ. Thuộc nhóm 3 tác phẩm đạt Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991 cùng với Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Bến không chồng của Dương Hướng là

sáng tác có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc khi đề cập tới nỗi đau và niềm khát khao hạnh phúc của con người trong và sau chiến tranh.

Có thể thấy, nổi bật lên ở tiểu thuyết viết về chiến tranh là thực tại đời sống, thậm chí là những bức tranh đau thương, những “vết thương” lịch sử nhức buốt khơng dễ gì có thể lãng qn. Khơng chỉ tái hiện lại hiện thực, các tác phẩm thuộc dòng văn học vết thương đã quan tâm đến con người, chú ý đến vận mệnh, tư tưởng, tình cảm, trạng thái tinh thần của con người. Ở những sáng tác về đề tài chiến tranh hay trước đó về thời kì cải cách ruộng đất và sau này là thời kì bao cấp, tác phẩm nào cũng chứa đựng tinh thần nhân đạo, thể hiện nhân tính, khẳng định giá trị và niềm cảm thông với những nỗi đau mà con người phải gánh chịu. Các nhà tiểu

thuyết đã đề cập tới nhiều vấn đề cuộc sống mà trước kia bị coi là “cấm kỵ”, không được phản ánh. Một bộ phận những tác phẩm viết về thời kì cải cách ruộng đất đã hướng cái nhìn trực diện vào những sai lầm trong chính sách mà ở đó biết bao số phận đã rơi vào “cảnh dở khóc dở cười”. Tiểu thuyết Ác mộng của Ngơ Ngọc Bội

đã mạnh dạn phản ánh lại trung thực cảnh tượng đau lòng về chuyện con đấu tố cha, vợ đấu tố chồng và những cuộc cải cái chết oan khuất của bao người lương thiện trong cuộc cải cách ruộng đất ở các vùng nơng thơn miền Bắc Việt Nam. Ở thời kì Đổi mới, những tổn thương của con người trong cải cách ruộng đất đã trở thành đề tài trở đi trở lại trong nhiều sáng tác của các nhà văn đương đại. Vào những năm tháng có thể coi “viên mãn” nhất của đời người cầm bút, nhà văn lão thành Tơ Hồi viết tiểu thuyết Ba người khác. Nội dung tác phẩm không vẽ lại diện mạo cuộc cải cách, mà đi sâu vào khía cạnh con - người, thế cuộc, qua đó, những nét bản năng, ấu trĩ, sai lầm, tội lỗi của con người vào thời kỳ đầu cải cách ruộng đất hiện lên hết sức cụ thể và sinh động.

Sau năm 1986, cùng với chính sách mở cửa của đất nước, nhà văn có dịp nhìn lại nhiều vấn đề xã hội trước Đổi mới. Cùng với độ lùi của thời gian, con người khơng chỉ có những suy nghĩ sâu sắc hơn về chiến tranh mà còn thể hiện nhiều trải nghiệm để suy tư về những vấn đề của đời sống ở các giai đoạn lịch sử. Nhiều sáng tác của một số nhà văn như Dương Thu Hương, Trần Mạnh Hảo, Xuân Cang, Tạ Duy Anh đã hướng ngòi bút vào phản ánh thực trạng đời sống trong thời bao cấp. Trong đó, Dương Thu Hương với hai tiểu thuyết Những thiên đường mù, Bên kia bờ ảo vọng đã cho thấy mặt trái của cơ chế quản lí quan liêu bao cấp. Với Bên kia bờ ảo vọng, tác giả đã thẳng thắn đề cập tới nhiều vấn đề trong xã hội thời kì bao

cấp: con người buộc chạy theo guồng quay định sẵn của cơ chế và những bi kịch của con người phần lớn cũng chính là hậu quả của một giai đoạn lịch sử mà tính lý tưởng đề ra chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn. Trong Những thiên đường mù,

thông qua việc khắc hoạ thực trạng mối quan hệ giữa những cá nhân và nỗi thương tổn của con người trong thời kì cải cách ruộng đất và thời bao cấp, Dương Thu

Hương gợi lên nhiều suy ngẫm day dứt trong lòng người đọc về thân phận con người, về sự tác động của hoàn cảnh xã hội tới cuộc sống con người, v.v.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, từ sau Đại hội VI của Đảng, yêu cầu phản ánh hiện thực, nhìn thẳng vào sự thật trong văn học đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo của nhiều văn nghệ sĩ. Những mặt trái, mặt tiêu cực, những cái ác, cái xấu trước kia không được phản ánh thì nay được các nhà văn nhận thức rõ bản chất, phân tích, lí giải và trực diện đưa vào trang viết. Tiểu thuyết viết về chiến tranh, cải cách ruộng đất, hay nhóm sáng tác phản ánh xã hội thời bao cấp đã chiếu rọi lên nhiều khía cạnh của hiện thực mà trung tâm là số phận con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh vào tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua hai tác phẩm Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn) (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)