Diễn biến tâm lý của người phạm tội sau khi thực hiện hành vi phạm tội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động cơ mua bán các chất ma túy của phạm nhân ở trại giam z30d cục v26 bộ công an (Trang 40 - 41)

thể nói rằng, đến thời điểm này nhân cách đã chuyển hóa, mục đích phạm tội đã chi phối tồn bộ suy nghĩ, tình cảm, hành động của tội phạm hướng đến kết quả sẽ đạt được thông qua hành vi phạm tội.

Trên thực tế, sự lựa chọn phương án thực hiện hành vi có thể thích hợp, có cơ sở, hợp lý, có tính đến lơgic phát triển của các sự kiện. Nhưng cũng có thể khơng thích hợp, khơng hợp lý khi những phương án có khả năng khơng được sắp xếp theo trình tự “hợp lý” và khơng được phân tích, so sánh một cách kỹ lưỡng. Tuy vậy, đối với tất cả mọi hành vi phạm tội, chủ thể của nó đều gây ra hậu quả xấu cho xã hội và sự trừng phạt của xã hội đối với họ là không thể tránh khỏi.

1.4.4. Phương thức thực hiện hành vi phạm tội.

Phương thức thực hiện hành vi phạm tội là hệ thống phương pháp được lựa chọn xuất phát từ động cơ, mục đích phạm tội đã hình thành và do đặc điểm tâm lý của người thực hiện hành vi phạm tội qui định.

Phương thức thực hiện hành vi phạm tội phản ánh ý định và quá trình chuẩn bị phạm tội. Việc làm rõ phương thức thực hiện hành vi phạm tội sẽ giúp thấy được động cơ thúc đẩy người phạm tội, mục đích mà họ theo đuổi, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội bởi hành vi phạm tội của họ. Trong phương thức phạm tội còn thể hiện đặc điểm tâm lý, trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen, các mối quan hệ xã hội, trạng thái tâm lý của người phạm tội...

Trong hành vi phạm tội, phương thức thực hiện hành vi quan hệ mật thiết với động cơ và mục đích phạm tội. Nếu động cơ phạm tội xác định mục đích phạm tội thì đến lượt mình mục đích phạm tội lại xác định tính chất và phương thức thực hiện hành vi phạm tội.

1.4.5. Diễn biến tâm lý của người phạm tội sau khi thực hiện hành vi phạm tội. phạm tội.

Thực hiện hành vi phạm tội trong đa số trường hợp gắn liền với việc nhằm đạt mục đích (kết quả) định trước. Sau khi đạt kết quả, người phạm tội thường có những thay đổi tâm lý, có thể diễn ra theo hai chiều hướng chủ yếu là thái độ ăn năn, hối hận hoặc thỏa mãn với kết quả đã đạt được.

- Hình ảnh về kết quả đã đạt được có thể gây nên những cảm xúc nặng nề, ghê rợn cùng với sự ăn năn, hối hận ở người phạm tội. Ở một số người phạm tội mới bị đe dọa phát giác, bị trừng phạt mà đã có trạng thái tâm lý căng thẳng. Vì vậy, trong thời gian này người phạm tội thường có những hành vi khơng phù hợp với hoàn cảnh, giảm khả năng tự điều chỉnh, hay nghi ngờ, không nhanh nhạy, thường trong trạng thái u uất, ủ rũ....

- Ngược lại, việc thỏa mãn với kết quả sẽ củng cố trong tâm lý của người phạm tội về hành vi phạm tội, tăng thêm ý thức đi ngược lại với lợi ích xã hội. Trong trường hợp này, người phạm tội thường thận trọng xóa đi dấu vết của hành vi cũ và “tích cực” tìm ra mưu kế, lập kế hoạch cho những hành vi phạm tội mới. Người phạm tội sau khi thực hiện hành vi phạm tội, dù là lần đầu hay tái phạm đều có trạng thái tâm lý căng thẳng, ln luôn lo lắng, bồn chồn, sợ hãi do bị ám ảnh bởi hành vi phạm tội mà họ gây ra và bởi ý nghĩ sẽ bị phát giác, bị bắt và bị trừng phạt mà họ sẽ phải gánh chịu. Đây là trạng thái tâm lý đặc trưng có tính chất quy luật trong diễn biến tâm lý của người phạm tội sau khi thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên, trạng thái tâm lý đó của người phạm tội thường không được ổn định mà luôn vận động, thay đổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động cơ mua bán các chất ma túy của phạm nhân ở trại giam z30d cục v26 bộ công an (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)