ĐỒNG ĐỨC BỐN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất đồng quê trong thơ lục bát việt nam hiện đại (qua thơ lục bát nguyễn duy và đồng đức bốn) (Trang 34 - 74)

Cảnh quê đượm hồn quê trong thơ ca Việt Nam

Làng quê đi vào thơ văn từ bao đời nay và làm nên không ít những giá trị đặc sắc. Trong thơ ca ta, đâu thiếu gì hình ảnh những con đường, hàng cau, bụi dứa, bờ tre, nong tằm, ao cá, những con người vất vả, lam lũ. Làng quê đã quấn quít, gắn bó với mỗi con người Việt Nam. Quê hương của mỗi người dân quê rất gần gũi nhưng thật khó định hình. Nhà thơ Đỗ Trung Quân thật có lí khi viết:

Quê hương là gì hở mẹ Mà sao cô giáo dạy phải yêu

(Quê hương)

Hoá ra, những cái gần gũi nhất mà hàng ngày người dân quê đối mặt lại là những điều cao quí hơn cả. Thiếu vắng nó, con người sẽ “khó lớn nổi thành người”. Vì thế, nhà nho Nguyễn Trung Ngạn khi đi sứ ở Trung Quốc, sống giữa mảnh đất phồn hoa đô hội, chắc hẳn không thiếu gì những món ngon vật lạ, sơn hào hải vị. Vậy mà lại nhớ da diết quê hương mộc mạc, mến yêu:

Dâu già lá rụng tằm vừa chín Lúa sớm bông thơm cua béo ghê Nghe nói ở nhà nghèo vẫn tốt Dầu vui đất khách chẳng bằng về (Lão tang diệp lục tàm phương tận Tảo đạo hoa hương giải chính phì Kiến thuyết tại gia bần diệc hảo Giang Nam tuy lạc bất như qui)

Quê hương mộc mạc vậy đấy, nhưng có ai đi xa mà không nhớ, không thương. Mỗi cảnh vật, mỗi con người quê ân tình luôn ở trong tim người đi xa:

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương Nhớ người một nắng hai sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

(Ca dao)

Nguyễn Bính, chàng thi sĩ chân quê khi tha hương, dấn thân vào mảnh đất kinh kỳ không khỏi bồi hồi, đau đáu một nỗi lòng nhớ quê:

Sao chẳng về đây, nỡ lạc loài Giữa nơi thành thị gió mưa phai Chết dần từng nấc rồi mai mốt Chết cả mùa xuân, chết cả đời

(Sao chẳng về đây) Hình ảnh làng quê trong thơ ca cách mạng cũng khá phổ biến. Đó là tiếng lòng thương mến của những người con áo vải ra đi chiến đấu, mang theo những tấm lòng quê hương đáng mến. Những người lính ngoài chiến trận vẫn là những người quê chân thật, mộc mạc. Họ thấy ở nhau sự đồng cảm, đồng cảnh ngay từ cái nơi mà họ đã bước chân ra đi:

Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Tôi với anh đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau…

(Đồng chí- Chính Hữu) Làng quê gian khó đấy, vất vả đấy nhưng đáng quí biết nhường nào. Chính những gian lao vất vả đã tạo nên hình ảnh những người lính vừa vất vả, vừa kiên cường với tinh thần quyết chiến bảo vệ non sông:

Từ những năm đau thương chiến đấu Đã ngời lên nét mặt quê hương Từ gốc lúa bờ tre đôn hậu Đã bật lên những tiếng căm hờn

(Đất nước- Nguyễn Đình Thi) Làng quê hiện lên trong thơ ca Việt luôn là những hình ảnh giản dị, mộc mạc, nghèo khó nhưng giàu truyền thống văn hoá. Nơi ấy, con người gắn bó nghĩa tình với nhau, văn hoá làng thôn đã trở thành nét văn hoá không thể thiếu trong đời sống xã hội Việt Nam. Con người gắn bó với nhau bằng mối quan hệ cộng đồng làng xã, tối lửa tắt đèn có nhau, coi nhau như anh em ruột thịt. Nhà thơ Hoàng Cầm khi xa quê không khỏi xúc động nhớ về vùng quê giàu truyền thống văn hoá, nơi mà ông đã sinh ra và lớn lên đang bị quân thù tàn phá:

Quê hương ta lúa nếp thơm nồng Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp…

(Bên kia sông Đuống)

Cảm hứng về làng quê, quê hương đã trở thành nguồn mạch trong suốt, là bầu sữa nuôi sống biết bao hồn thơ Việt. Từ nguồn mạch ấy, hồn thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đã dần lớn dậy.

Cảnh quê trong thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn

1.2.1. Bức tranh với những hình ảnh đượm chất đồng quê

Văn học nghệ thuật là một hình thái ý thức thuộc kiến trúc thượng tầng, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Nói như Lênin: “Có những đối tượng, vật, vật thể, tồn tại ở ngoài chúng ta, không lệ thuộc vào chúng ta, và cảm giác của chúng ta đều là hình ảnh của thế giới bên ngoài”. Mở rộng ra như Secnưepxki: “Phạm vi của nghệ thuật gồm tất cả những gì có trong hiện thực làm con người quan tâm…cái mọi người quan tâm trong đời sống là nội dung của nghệ thuật” (61).

Thơ lục bát của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn cũng không nằm ngoài những qui luật ấy. Nó thể hiện những hiện thực, những trải nghiệm trong đời sống mà các tác giả này đã kinh qua. Chắc không có gì lạ khi trong thơ họ, hình ảnh, hương vị của những làng quê Việt lại có dấu ấn sâu đậm đến vậy.

Trong đời sống nói chung, văn học nghệ thuật nói riêng, thiên nhiên luôn chiếm một vị trí quan trọng. Con người là một phần của thiên nhiên, sinh ra từ tự nhiên và sống trong mối tương quan với tự nhiên, thiên nhiên ấy. Sự hiện diện của thiên nhiên trong văn học đã trở thành một điều tất yếu. Nếu vắng bóng thiên nhiên, văn học nghệ thuật sẽ trở nên rất khô khan, hạn chế.

Ở mỗi thời điểm, mỗi không gian, thiên nhiên lại mang một khuôn hình khác nhau. Nhà văn sống giữa thiên nhiên nào sẽ chịu sự tác động, chi phối của chính thiên nhiên ấy. Từ bao đời nay, thiên nhiên đã trở thành nguồn cảm hứng dồi dào không bao giờ vơi cạn của thi sĩ. Thiên nhiên trong văn học không chỉ là thế giới được miêu tả một cách đơn thuần. Nó còn thể hiện thế giới nghệ thuật, thể hiện tư tưởng, lối sống, tâm trạng, tâm hồn của con người. Trước đây, trong thơ ca cổ, thiên nhiên vẫn là đối tượng để thể hiện tâm tư, cảm xúc của con người, nhưng do sự chi phối của quan niệm “văn dĩ tải đạo”, “thi dĩ ngôn chí” nên phần nào thiếu vắng vẻ đẹp hồn nhiên vốn có. Thiên nhiên trong thơ ca lúc đó thường được nói đến với “phong, vân, tuyết nguyệt”, “tùng, cúc, trúc, mai” hướng vào tính thống nhất của con người với ngoại cảnh. Thơ ca hiện đại đã thực sự có những đổi mới, những cách tân vượt bậc. Nó đã được khắc hoạ, miêu tả với những vẻ đẹp vốn có. Trở thành điểm tựa cho nguồn mạch cảm xúc tâm hồn của con người theo đúng nghĩa.

Trở lại với thơ lục bát của Nguyễn Duy và của Đồng Đức Bốn, thiên nhiên đã được hai nhà thơ này khắc hoạ theo những cách riêng, mang đậm cá tính sáng tạo. Đó là thiên nhiên đất nước, quê hương Việt Nam, mà đa phần là bức tranh những làng quê bình dị, nơi họ đã sống hoặc đã đi qua trong những cuộc hành quân, trong những chuyến đi của cuộc đời. Là sự thể hiện của một tâm hồn quê luôn mong vươn tới những giá trị của chân- thiện- mĩ. Thiên nhiên đồng quê trong thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn hiện lên trước nhất với hình ảnh của những khu vườn quê, những cánh đồng quê có những đặc trưng riêng. Những bờ tre, bụi dứa, ao cá, cánh bèo, cây mơ, cây mận… hiện lên thật mật thiết, gần gũi quê mùa.

Trong thơ lục bát Nguyễn Duy, thiên nhiên quê được nhìn nhận trong sự

gắn bó với con người, là biểu tượng con người Việt Nam. Cây tre trong bài thơ Tre Việt Nam là biểu tượng của những con người Việt Nam, tiêu biểu cho

quan niệm của tác giả về phẩm chất con người đất Việt. Nguyễn Duy thật khéo léo khi lựa chọn một biểu tượng đẹp và gần gũi. Sống giữa mảnh đất cằn cỗi, những làng quê nghèo khó nhưng “tre” vẫn giàu sức sống, vẫn cứng cáp và giàu một tấm lòng yêu thương sâu sắc. Những phẩm chất cao đẹp ấy được tạo dựng từ sự chắt chiu, cần cù, siêng năng và từ chính bản chất vốn có của “tre”. Thế mới biết, đôi lúc những cái lớn lao, cao quí lại được hình thành từ những gì giản dị, đời thường nhất.

Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

Vườn quê cũng là nơi khơi lên những cảm xúc từ trong sâu thẳm tâm hồn tác giả. Đi qua vùng đất thơ mộng của sông Hương núi Ngự xứ Huế, nhà thơ lại trào dâng một nỗi “nhớ bạn”. Gợi hứng cho nỗi nhớ ấy là những gì thân mến nhất: là hàng dâu loáng thoáng, là vườn lựu và đồi hoa mơ đang chớm mùa:

Bến Tuần loáng thoáng hàng dâu Em xa vườn lựu từ lâu lắm rồi

Lối mòn đá cuội dong chơi Lơ thơ trắng dưới chân đồi hoa mơ

(Nhớ bạn)

Không chỉ yêu, nhà thơ còn say mê đối với đồng quê. Có nhiều lần, Nguyễn Duy thích thú khi tìm tới làm bạn với những côn trùng, những cây cỏ quê mùa hoang vu. Khoảnh khắc ấy, hồn thơ Nguyễn Duy phiêu du, phiêu bồng vào một miền sâu thẳm đặc trưng của cảnh vật hoang dại đồng nội.

Dang tay ngang mặt thảo nguyên Dang chân ta ngả mình bên côn trùng

Ngỡ bay lên khoảng vô cùng Lại đằm xuống cỏ giữa vùng hoang vu

(Cỏ dại)

Đã đến với đồng quê, đến với làng quê, ắt hẳn ai đó cũng sẽ nghĩ ngay tới hình ảnh những cánh đồng đầy lúa, ngô, hoa cỏ bởi đó là những gì quan trọng nhất tạo nên chất đồng của vùng đất quê mùa. Nguyễn Duy đã tìm đến và khắc hoạ khung cảnh nên thơ, thanh bình đó bằng tấm lòng sâu lắng, thiết tha:

Đồng chiêm phả nắng lên không Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng

Gió nâng tiếng hát chói chang Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời

(Lúa chín)

Những bông lúa trong vụ chiêm đang độ chín vàng, cánh cò “bay lả bay la” cùng những làn gió nhẹ như đưa hương thơm, mùi vị của cánh đồng vào sâu thẳm tâm hồn của mỗi chúng ta.

Nguyễn Duy thường cảm nhận và đưa vào thơ lục bát của mình những gì đời thường, mộc mạc, đôi khi là nhỏ bé thoáng qua nhưng lại mang giá trị sâu sắc như chính lối sống giản dị mà tinh tế của nhà thơ. Nói như Hoài Thanh: “Cái điều ở người khác đôi khi chỉ là chuyện thoáng qua. Nhưng ở anh, nó lắng sâu và dường như dừng lại” (46). Đúng như vậy, hình ảnh của những cây cỏ, hoa lá trong thơ Nguyễn Duy đâu có xa lạ gì. Nó mộc mạc quá đỗi. Nhiều khi đọc đến và cảm nhận, ta như giật mình nhận ra một điều thú vị, giản dị mà từ lâu đã lãng quên. Nói đến hoa, Nguyễn Duy yêu mến và tìm về hình ảnh của những loài hoa giản dị, mộc mạc nơi quê mùa. Hồn quê tinh tế và tấm lòng nhà thơ phát hiện ra vẻ đẹp của thứ hoa lúa quen thuộc trong bài thơ thất ngôn. Một vẻ đẹp đời thường mà đâu phải ai cũng thấy. Nhà thơ cũng thể hiện một quan niệm sống hết sức sâu sắc, đời thường:

Em có nhiều hoa người ta tặng Hoa lúa đồng xưa giờ thế nào

Thì chả ai đem mà tặng nhau

(Hoa lúa)

Cây quả trong thơ Nguyễn Duy cũng là những cây quả mộc mạc quê mùa. Những thứ quả như chuối, hồng, dứa, nhãn, cam, vải, rồi sầu riêng, mận hậu…in dấu rất đậm đặc trưng cho chốn quê mùa Việt Nam. Chất đồng quê đã thấm sâu vào tận đáy lòng tác giả, những gì ông đã từng đưa vào thơ lục bát của mình đâu chỉ có ở không gian làng xã nơi ông sinh sống. Đó còn là cảnh vật trong những khu rừng mà ông đã hành quân qua hoặc những thành thị thời bình. Tất cả đều được khắc hoạ dưới cảm quan của một thi sĩ đồng quê. Nó không chỉ là cảnh quê được tái hiện đơn thuần nữa. Nó là tấm lòng yêu quê, là phẩm chất và những triết lí sâu sắc nhà thơ có được khi tắm mình giữa những cái mộc mạc cao quí.

Cùng một chiếu với Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn cũng có những hình ảnh thơ in đậm dấu vết của làng quê. Thơ lục bát Đồng Đức Bốn đã góp phần không nhỏ trong việc đánh thức tâm hồn những con người quê trong cuộc sống hiện đại. Ông cũng đã xây dựng được một khu vườn quê với những cây cỏ, hoa lá quen thuộc trong thơ mình. Nói về cây tre, bụi dứa, tuy chưa cụ thể hoá như trong thơ lục bát Nguyễn Duy nhưng đó cũng là hiện thân của những tâm trạng, cảm quan, suy nghĩ về sự tan vỡ của những giá trị truyền thống nào đó, về một sự khập khiễng, không cân đối trong cuộc sống hiện tại.

Bờ tre bụi dứa tan rồi Cuốc kêu ai biết cho lời cuốc đâu

(Cuốc kêu)

Nhiều hình ảnh quen thuộc trong thơ ca dân gian và thơ ca truyền thống đã in sâu, lắng đọng trong tâm hồn Đồng Đức Bốn. Những hình ảnh ấy gần gũi đời thường, mộc mạc mà nên thơ. Nhưng phải thấy rằng, trong thơ Đồng Đức Bốn, những hình ảnh ấy vừa gắn liền với truyền thống lại vừa mang một sắc diện mới mẻ, giống như muốn nổi loạn, muốn phá phách để tìm ra một con đường đi riêng cho thơ mình. Với hình ảnh trầu cau, nhà thơ cũng nhận ra:

Vì đâu mà phải vàng thau rạch ròi

(Về lại chốn xưa)

Cảm quan quê mùa của nhà thơ luôn vươn tới những gì tròn đầy, trọn vẹn. Bởi vậy nên, đã là trầu với cau thì luôn phải gắn bó khăng khít. Trầu cau trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn còn là hình ảnh rất hiện đại, là hiện thân cho sự hoang mang, rối bời, biểu hiện cho sự chia lìa, tan vỡ trong tâm thức một con người từng trải qua nhiều sóng gió cuộc đời:

Khi mà trầu đã lạc cau

Nắng đâu còn những ngọn lau trắng trời (Đi qua bến lở sông bồi)

Cây trúc trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn là hình ảnh rất gần với ca dao, dân ca. Nó tượng trưng cho vẻ đẹp người con gái dịu dàng, thướt tha nơi miền quê. Vẫn hình ảnh cây trúc ấy, nhưng trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn nó đã được làm mới, được tác giả phổ thêm cho sự lẳng lơ như muốn vượt hẳn lên thói thường, vượt hẳn lên sự đoan trang thường thấy. Cái khát khao mong vượt lên thói thường này, thực ra là điều thường thấy xưa nay của những con người làng quê khi sống trong sự kìm kẹp của những lễ giáo nho gia.

Nhà quê có cái giếng đình Trúc xinh cứ đứng một mình lẳng lơ

(Nhà quê)

Rồi hình ảnh dâu tằm, cánh bèo, ao cá, vườn cau, dây tơ hồng…nhiều lần trở đi trở lại trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn, làm cho thơ ông vừa gần gũi ca dao truyền thống lại vừa hiện đại, mới mẻ. Xuất thân và sinh sống giữa làng quê, những cảnh vật quê mùa đâu có xa lạ gì với Đồng Đức Bốn. Nó đồng thời mang tâm sự rất riêng tư của con người.

Những cây cỏ, hoa lá quê mùa ấy còn gợi nên cảm xúc về sự mất mát của những giá trị xưa cũ hay những kỉ niệm của một thời tràn ngập yêu thương. Đó là nỗi buồn, sự xót xa của nhà thơ về mối tình không trọn vẹn:

Mỗi lần cây cải nở hoa Thì tôi lại nhớ người ta chưa về

Mỗi lần cỏ dại trên đê

Chim ngói đi thả bùa mê kkhắp đồng Bây giờ em đi lấy chồng Tôi giờ về lại bến sông tìm mình

(Chuông chùa kêu trong mưa)

Khi khắc hoạ cảnh quê, có một điểm khác biệt của thơ Nguyễn Duy và thơ Đồng Đức Bốn là: Lục bát Đồng Đức Bốn ngoài sự bình dị, mượt mà còn gợi

ra sự gai góc, sắc nhọn của những chìm nổi đời người. Có lẽ vì thế mà gai quê là một hình ảnh lặp lại nhiều lần trong thơ lục bát của nhà thơ. Những cây bồ

kết lắm gai, những hoa có gai, bụi tre gai, rồi xéo gai, gai rào ngõ quê… là

những gì mang đậm sắc thái quê mùa. Nó mang vào thơ sự góc cạnh, đau đáu một nỗi niềm. Đó có thể là cảm quan, thái độ của nhà thơ trước cuộc đời đầy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất đồng quê trong thơ lục bát việt nam hiện đại (qua thơ lục bát nguyễn duy và đồng đức bốn) (Trang 34 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)