Công tác nghiên cứu thị trường tại Công ty.

Một phần của tài liệu Luận văn - Giải pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Tạp phẩm và BHLĐ pps (Trang 44 - 47)

III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY TẠP PHẨM VÀ BHLĐ.

3. Công tác nghiên cứu thị trường tại Công ty.

Hàng tạp phẩm là những thiết yếu trong đời sống nhân dân, với mọi đối tượng tiêu dùng. Tuy nhiên Công ty cần căn cứ vào nhiều yếu tố chủ quanvà khách quan để có biện pháp kinh doanh từng loại hàng cụ thể phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Nội dung nghiên cứu thị trường mà Công ty tiến hành bao gồm: Nghiên cứu nhu cầu hàng tạp phẩm trong phạm vi cả nước, nghiên cứu khả năng cung ứng của các đơn vị nguồn hàng, nghiên cứu giá cả trên thị trường, nghiên cứu sự cạnh tranh mặt hàng tạp phẩm trên thị trường.

Công tác nghiên cứu nhu cầu của Công ty được các cán boọ nghiệp vụ tiến hành. Đối tượng nghiên cứu chính của Công ty là khách mua buôn, với đối tượng này Công ty xác định ai là người mua hàng của Công ty, xác định khả năng tài chính hợp pháp, hình thức tổ chức, hình thức kinh doanh cũng như mạng lưới bán lẻ và uy tín đối với khách hàng. Qua phân tích số liệu lịch sử của các quý, năm trước để xác định số lượng, scơ cấu mặt hàng đã tiêu thụ, tốc độ chu chuyển của từng mặt hàng trên cơ sở đó Công ty cóp thể dựđoán

khả năng mua của các đơn vị khách hàng trong thời gian tới. Ngoài ra Công ty cử cán bộ trực tiếp đến các đơn vị khách hàng và các đơn vị bánlđể nghiên cứu nhu cầu, hoặc bằng điện thoại, fax chào hàng qua đó xác định nhu cầu của khách hàng. Hiện nay Công ty tạp phẩm phát triển mạng lưới bán lẻ của mình, qua tổ chức bán lẻ hàng hoá để nghiên cứu thị trường.

Từ việc nghiên cứu đó Công ty sẽ biết đau là hàng hợp thị hiếu, bán nhanh, nơi nào hàng cần, số lượng bao nhiêu, hàng nào thu lãi nhiều, để biết rõ khả năng bán sản phẩm trên thị trường của Công ty là bao hiêu, thị trường nào, thành phần kinh tế nào...có triển vọng nhất đối vơi hàng hoá của Công ty. Từ việc nghiên cứu nắm bắt nhu cầu, Công ty có những chính sách phù hợp nhằm đẩy mạnhbán ra. Nghiên cứu nhu cầu thị trường gắn liền với công tác tiếp thị thị trường bán buôn, phương châm cơ bản của Công ty trong tổ chức kinh doanh bán buôn là nắm vững nguồn hàng bằng cáchgiữ quan hệ với các bạn hàng truyền thống, mở rộng thị trường tiềm năng.

Nói tóm lại, qua phân tích thực trạng hoạt động Marketing của Công ty tạp phẩm và BHLĐ trong việc kinh doanh trên thị trường ta rút ra nhận xét sau đây:

* Ưu điểm:

- Công ty đã biết vận dụng nguyên lý Marketing vào việc kinh doanh nghĩa là các hoạt động kinh doanh của Công ty đều xuất phát từ nhu cầu của khách hàng. Công ty không còn chạy theo số lượng, theo đúng kế hoạch của nhà nước giao mà xuất phát từ nhu cầu khách hàng.

- Công ty chủ động kinh doanh trong cơ chế thị trường đầy biến động, tìm mọi cách để tối đa nguồn lực, tiềm năng kinh doanh của mình.

- Sử dụng phương thức cạnh tranh lành mạnh theo đúng pháp luật đề ra. - Biết vận dụng kiến thức Marketing vào trong hoạt động kinh doanh.

* Nhược điểm.

Tuy có những ưu điểm nói trên, Công ty vẫn có những hạn chế nhất định trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong hoạt động Marketing nói riêng.

- Các hoạt động của Công ty mới mang dáng dáp của hoạt động Marketing chứ chưa thực sự là hoạt động Marketing theo đúng nghĩa của nó.

- Việc tổ chức nghiên cứu thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu chưa có chương trình cụ thể và thường xuyên.

- Chiến lược sản phẩm áp dung còn đơn giản,triển khai chậm, chưa dón được sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng.

- Công ty chưa có phòng ban Marketing.

- Chiến lược giá thực hiện chưa được tốt lắm, Công ty chưa có bộ phận theo dõi thường xuyên những biến động giá của thị trường.

- Chiến lược phân phối: do nguồn vốn lưu động chưa đủ lớn, chi phí lưu kho cao. Vì vậy lượng hàng dự trữ nhỏ. Chỉ khi nhận được đơn đặt hàng Công ty mới tiến hành nhập nguyên vật liệu hàng hoá cần thiết vừa đủ.

- Chiến lược xúc tiến hỗn hợp còn nghèo nàn, ngân sách dành cho chiến lược này vẫn nhỏ.

- Trình độ của nhân viên trong lĩnh vực Marketing còn hạn chế, chủ yếu dựa vào sự lãnh đạo của cấp trên.

CHƯƠNG III

NHỮNG GIẢI PHÁP MARKETING NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TẠP PHẨM & BHLĐ CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TẠP PHẨM & BHLĐ I PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY.

Một phần của tài liệu Luận văn - Giải pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Tạp phẩm và BHLĐ pps (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)