Một số phương pháp tính giá thành bán sản phẩm

Một phần của tài liệu Luận văn: Giá và phương hướng tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông potx (Trang 28 - 41)

II. Lí luận chung về định giá bán sản phẩm

6. Một số phương pháp tính giá bán sản phẩm

6.3. Một số phương pháp tính giá thành bán sản phẩm

a. Phương pháp định giá bán sản xuất hàng loạt

Mô hình chung về định giá bán sản phẩm sản xuất hàng loạt

Trong việc định giá bán sản phẩm sản xuất hàng loạt, quan điểm chính

cần nhận thức là giá bán phải:

+ Bù đắp chi phí sản xuất, chi phí lưu thông và chi phí quản lí.

+ Cung cấp một mức lãi cần thiết để đảm bảo sự hoàn vốn hợp lí

cho phần vốn của các cổ đông.

Nếu khi định giá doanh nghiệp không đảm bảo hai yêu cầu trên thì sự

tồn tại và phát triển của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn về tài chính.

Thông thường, trong việc lập giá cho các sản phẩm sản xuất hàng loạt,

tất cả các chi phí đều thích hợp cho việc định giá. Vì vậy, nhà quản trị cần

phải cân nhắc rõ ràng mục tiêu lợi nhuận để tránh những tổn thất hoặc không

giữ được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Để định giá cho sản phẩm

sản xuất hàng loạt, chúng ta cần phân tích giá thành hai bộ phận:

 Chi phí nền: Đảm bảo một mức giá bù đắp chi phí cơ bản.

 Số tiền cộng thêm: Để bù đắp cho chi phí khác và tạo lợi nhuận.

Tính linh hoạt của phương pháp tính giá sản phẩm sản xuất hàng loạt

tuỳ thuộc vào các cơ cấu chi phí trong thiết kế chi phí nền và số tiền cộng

thêm.

Chúng ta có thể khảo sát tính linh hoạt của các phương pháp tính giá

bán sản phẩm sản xuất hàng loạt theo thông tin của phương pháp tính theo

chi phí toàn bộ và chi phí trực tiếp.

Định giá bán sản phẩm sản xuất hàng loạt theo chi phí toàn bộ:

Mô hình:

Giá bán= Chi phí nền + Số tiền cộng thêm

Giá bán = Chi phí nền + Số tiền cộng thêm

Hoặc:

Giá bán= Chi phí sản xuất + (Chi phí sản xuấtTỷ lệ phần số tiền cộng thêm)

Trong đó:

 Chi phí nền: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiép, chi phí

nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

 Số tiền cộng thêm: Bao gồm một phàn bù đắp chi phí lưu thông,

chi phí quản lí và 1 phần để đảm bảo mức lãi hợp lí theo nhu cầu hoàn vốn cần thiết. Đó chính là chi phí nền nhân với tỷ lệ phần tiền cộng

thêm của phương pháp định giá sản phẩm sản xuất hàng loạt theo chi

phí toàn bộ được tính như sau:

Tổng chi phí bán hàng + Tổng chi phí quản lí doanh nghiệp + Mức lãi hoàn vốn mong muốn Tỷ lệ phần tiền cộng thêm = Tổng chi phí sản xuất

Ngoài phương pháp tính cơ bản trên của chi phí nền và phần tiền cộng

thêm, một số nhà quản trị có thể phân tích chi phí bán hàng, chi phí quản lí

doanh nghiệp để phân bổ vào chi phí nền; tỷ lệ phần tiền cộng thêm chi phí chỉ tính cho mức lãi để hàon vốn mong muốn. Tuy nhiên, phương pháp rất

phức tạp và khó khăn, bởi lẽ chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp

rất khó phân bổ vào chi phí sản xuất của từng sản phẩm. Dođó, phương pháp tính được sử dụng khả thi và phổ biến cũng thường tập trung vào phương pháp tính cơ bản ban đầu.

Với kỹ thuật tính giá bán sản phẩm sản xuất hàng loạt theo chi phí toàn bộ, chúng ta nhận thấy điểm nổi bật của phương pháp này kết cấu thông tin

của dữ kiện trùng với thông tin trêm hệ thống kế toán tài chính, do đó việc thu

toán hiện nay. Tuy nhiên, phương pháp này thiếu tính linh hoạt và mền dẻo

bởi lẽ trong điều kiện cạnh tranh, hạ thầp giá tới mức tối thiểu là điều không

thể thực hiện được. Đồng thời khi gia tăng công suất sản xuất tiêu thụ, chi phí lưu thông và chi phí quản lí doanh nghiệp bao gồm biến phí và định phí, đây

là những loại chi phí có đặc điểm biến động khác nhau. Cho nên, mô hình này gặp phải một loạt các ẩn số chi phí phức tạp mà công việc điều chỉnh rất phức

tạp.

Định gía bán sản phẩm sản xuất hàng loạt theo chi phí trực tiếp (phương pháp biến phí).

Mô hình tổng quát:

Giá bán= Chi phí nền + Số tiền cộng thêm. Hoặc: Giá bán = Biến phí sản xuất kinh doanh + Biến phí sản xuất kinh doanh  Tỷ lệ phần tiền cộng thêm

Với mô hình định giá sản phẩm sản xuất hàng loạt theo chi phí trực

tiếp:

 Chi phí nền bao gồm biến phí sản xuất, biến phí lưu thông,

biến phí quản lí doanh nghiệp.

 Phần tiền cộng thêm bao gồm 1 phần để bù đắp định phí sản

xuất, định phí bán hàng, định phí quản lý và 1 phần để đảm bảo cho

mức lãi hợp lí theo nhu cầu hoàn vốn mong muốn. Tỷ lệ phần tiền

cộng thêm được tính theo công thức như sau:

Tỷ lệ phần tiền cộng thêm = Định phí sản xuất + Định phí bán hàng + Định phí quản lí doanh nghiệp + Mức lãi hoàn vốn mong muốn

Tổng biến phí sản xuất kinh doanh

Với phương pháp định giá bán sản phẩm sản xuất hàng loạt theo chi phí

trực tiếp, chúng ta nhận thấy rằng chi phí nền là biến phí. Vì vậy, chúng ta dễ dàng xác định mức giá tối thiểu. Mặt khác, định phí có đặc điểm ít biến động

nên dễ dàng định đoạt mức bù đắp định phí cần thiết khi công suất sản xuất

kinh doanh dự báo được. Khảo sát rộng hơn nữa, khi xác lập đơn giá cho các đơn đặt hàng, biến phí thường gắn liền với những điều kiện ràng buộc ở tiêu chuẩn vật tư, tiêu chuẩn kỹ thuật…Trong khi đó, những mục định phí thường

gắn liền với cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh, chi phí sử dụng tài sản dài hạn, các quyết định và sự phân cấp quản lý doanh nghiệp.

Vì vậy, việc định giá sản phẩm sản xuất hàng loạt theo chi phí trực tiếp

giúp cho nhà quản trị đưa ra những mức giá nhanh hơn nhưng vẫn đảm bảo

tính chính xác, tính bí mật của thông tin cạnh tranh. Đây chính là tính mềm

dẻo, tính linh hoạt của phương pháp xác lập giá theo chi phí trực tiếp.

Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp tính giá này chúng ta cần lưu ý

Việc xác định giá cần áp dụng một cách linh hoạt, đặc biệt phần chi phí

cộng thêm vào chi phí nền. Số tiền cộng thêm cần tránh những khuynh hướng

sau:

 Với công thức tính giá dựa vào chi phí nền và số tiền cộng thêm dễ làm cho nhà quản trị bỏ qua mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Đôi khi việc định giá quá cao sẽ làm cho mục tiêu bị phá vỡ vì sản lượng, doanh thu không đạt đến mức mong muốn hoặc giá qúa thấp làm doanh nghiệp chìm ngập trong các đơn đặt hàng.

 Khi định giá, nhà quản trị dễ lầm tưởng chi phí quyết định giá, trong khi đó giá cả chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác khá phức tạp như về thẩm mỹ, chiến lược quảng cáo, thị hiếu khách hàng, lợi thế cạnh

tranh…. Do đó khi định giá nhà quản trị dễ bỏ qua yếu tố này. Vì thế, đôi khi

xem xét và điều chỉnh kịp thời giá nếu phát hiện thấy có thấy đổi các yếu tố

vô hình này.

 Tỷ lệ phần tiền cộng thêm đôi khi thích hợp trong giai đoạn này

nhưng lại không thích hợp trong giai đoạn khác. Vì vậy, cần phải xem xét và

điều chỉnh kịp thời tỷ lệ phần tiền cộng thêm.

 Một doanh nghiệp khi sử dụng dây chuyền sản xuất, hoặc trên cùng 1 dây chuyền có nhiều công đoạn. Điều này đòi hỏi phải xác lập phần

tiền cộng thêm linh hoạt hơn theo từng dây chuyền sản xuất.

b. Phương pháp tính giá bán sản phẩm theo giá lao động và giá nguyên vật liệu

Đặc điểm và điều kiện vận dụng

Với mô hình định giá bán sản phẩm sản xuất hàng loạt, trong một số trường hợp không thích hợp ở doanh nghiệp có qui trình sản xuất kinh doanh

chi phí nguyên vật liệu chiếm 1 tỷ trọng thấp trong tổng chi phí hoặc chi phí

nguyên vật liệu có thể do bên mua cung cấp như hoạt động truyền hính sửa

chữa trang thiết bị… Phương pháp định giá bán sản phẩm theo giá nguyên vật

liệu và lao động đôi khi lại thích hợp hơn… Theo phương pháp này, giá sản

phẩm được xây dựng bao gồm hai bộ phận:

Giá lao động: Bao gồm giá lao động trực tiếp và khoản tiền cộng thêm

để bù đắp cho giá lao động gián tiếp, chi phí phục vụ liên quan và mức lợi

nhuận hoàn vốn mong muốn.

Giá vật liệu sử dụng: Bao gồm giá lao động trực tiếp và khoản tiền

cộng thêm để bù đắp các khoản chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho.. và lợi

nhuận mong muốn để hoàn vốn đầu tư.

Định giá lao động

 Bộ phận thứ nhất bao gồm mức giá đảm bảo cho chi phí nhân

công trực tiếp như tiền lương, các khjoản phụ cấp theo lương của công nhân

trực tiếp. Mục giá này chúng ta thường biểu hiện theo giờ lao động trực tiếp.

 Bộ phận thứ hai là số tiền cộng thêm để đạt được mức lợi nhuận

nhu cầu hoàn vốn hợp lí.

 Bộ phận thứ ba là số tiền cộng thêm để bù đắp chi phí lưu thông,

chi phí quản lí liên qua tới việc phục vụ, quản lí nhân công trực tiếp.

Đối với bộ phạn thứ nhất, chúng ta có thể tính cho từng loại công nhân

hoặc tính giống nhau cho từng loại tất cả các loại công nhân. Đối với bộ phận

thứ hai và bộ phận thứ ba là số tiền linh hoạt cộng thêm có thể thay đổi tuỳ

thuộc vào từng tình hình sản xuất và kinh doanh và mục tiêu xác lập giá từng

thì kỳ.

Đánh giá nguyên vật liệu sử dụng

Giá của nguyên vật liệu sử dụng bao gồm ba bộ phận:

 Bộ phận thứ nhất là giá mua của nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp.Đây

chính là giá trên hoá đơn mua nguyên vật liệu sử dụng cho công việc.

 Bộ phận thứ hai là số tiền cộng thêm để bù dắp phụ phí nguyên vật liệu như chi phí đặt hàng, chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ, chi phí lưu kho, chi phí lưu bãi, chi phí quản lý nguyên vật liệu…

 Bộ phận thứ ba là mức lợi nhuận mong muốn để đảm bảo cho việc

hoàn vốn đầu tư vào nguyên vật liệu.

Trong việc định giá nguyên vật liệu sử dụng, đối với bộ phận thứ nhất

dễ thu thập vì nó tồn tại sẵn trong định mức hoặc cam kết trong hợp đồng

kinh tế và giá cả trên thị trường. Đối với bộ phạn thứ hai là bộ phận rất phức

Giá lao động

Phụ phí công nhân trực tiếp Mức lợi nhuận hoàn vốn mong muốn

tạp. Nó gồm nhiều thành phần phí cần bù đắp khác nhau trong thu mua, bảo

quản… thường chỉ xác lập một tỷ lệ nhất định theo thống kê kinh nghiệm. Đối với bộ phận thứ ba là mức lợi nhuận mong muốn, mức lãi này tuỳ

thuộc vào mục đích định giá.

Giá nguyên vật liệu

Giá mua nguyên vật liệu sử dụng Phụ phí nguyên vật liệu Mức lợi nhuận mong muốn hoàn

Định giá bán sản phẩm theo giá lao động

Ngoài phương pháp định giá bán sản phẩm theo giá lao động và nguyên vật liệu sử dụng, một số trường hợp phương pháp định giá này được cải tiến thành phương pháp định giá sản phẩm theo giá lao động. Tuy nhiên, trong hoạt động sản xuất kinh doanh phần vật tư sử dụng do bên đặt hàng cung cấp. Và điều đặc biệt quan tâm của phương pháp định giá bán theo giá lao động là toàn bộ chi phí khác (không phải chi phí lao động trực tiếp) được tính vào chi phí phục vụ nhân công.

Chi phí lao động trực tiếp.

Giá bán sản phẩm Chi phí phục vụ nhân công.

Lợi nhuận mong muốn trên vốn hoạt động.

Định giá bán sản phẩm theo số giờ vận hành máy móc và thiết bị vật tư sử dụng

Phương pháp định giá này về cơ bản giống như phương pháp định giá

bán sản phẩm theo giá lao động và nguyên vật liệu sử dụng. Tuy nhiên, căn

cứ lập giá tính theo số giờ máy hoạt động.

Gía vận hành máy móc thiết bị bao gồm những bộ phận được chiết tính như sau:

 Chi phí vận hành máy móc thiết bị:

Khấu hao máy móc thiết bị.

Giá sản phẩm Giá vận hành máy móc Giá nguyên vật liệu Chi phí vận hành máy móc Chi phí phụcvụ máy móc Lợi nhuận mong muốn Giá hoá đơn NVL sử dụng

Phụ phí nguyên vật liệu Lợi nhuận mong muốn

Chi phí nhiên liệu, năng lượng vận hành máy móc thiết bị.

 Chi phí phục vụ máy móc thiết bị: Chi phí lao động vận hành.

Chi phí lao động phục vụ, bảo trì máy móc thiét bị. Chi phí lao động quản lí.

Chi phí nguyên vật liệu công cụ, dụng cụ gián tiếp dùng trong vận hành máy móc thiết bị.

Chi phí khác có liên quan tới vận hành máy móc thiết bị như sửa chữa,

bảo trì, thuế…

 Lợi nhuận mong muốn = Vốn hoạt động  Tỷ lệ hoàn vốn mong

muốn.

c. Phương pháp tính giá bán cho sản phẩm mới

Những vấn đề cơ bản khi định giá bán sản phẩm mới

Tất cả tổ chức lợi nhuận hay phi lợi nhuận đều phải định giá bán cho

sản phẩm của họ. Ngày nay đã có những yếu tố khác trở thành quan trọng

trong sự lựa chọn của người mua. Tuy nhiên, giá cả là một trong những yếu

tố quan trọng nhất chỉ định dự phần của 1 doanh nghiệp có thể đặt giá theo

nhiều cách khác nhau, nhưng tựu chung giá cả được đặt cho sản phẩm mới lần đầu tiên phải trải qua các bước cơ bản sau:

Bước 1: Chọn lựa mục tiêu đặt giá

Trước hết các doannh nghiệp phải quyệt định những gì để hoàn thành một sản phẩm. Đồng thời, doanh nghiệp phải đuổi theo những mục tiêu gì, mục tiêu nào là mục tiêu chính, mục tiêu nào là mục tiêu phụ. Về cơ bản khi định giá doanh nghiệp thường xem xét giá bán với các mục tiêu sau:

+ Sự tồn tại của doanh nghiệp: Đây là mục tiêu ngắn hạn về lâu dài doanh nghiệp phải tăng giá trị hoặc đối phó với sự bị tiêu diệt.

+ Lợi nhuận tối đa: Đây là mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp .

+ Sự tăng trưởng doanh thu bán hàng; Mục tiêu này được xây dựng trong trường hợp thị rường nhạy cảm với giá thấp sẽ kích thích với sự tăng trưởng hơn nữa của thị trường, những chi phí sản xuất và phan phối được hạ

thấp một giá cả thấp sẽ tạo một thế cạnh tranh mạnh giúp doanh nghiệp tăng trưởng.

+ Lướt qua thị trường tối đa: Doanh nghiệp chấp nhận giá cao để lướt

qua một số thị trường mới. Cách lướt qua thị trường này sẽ có ích khi có đủ người mua, chi phí sản xuất một số lượng nhỏ không cao hơn chi phí loại bỏ

lợi tức thay đổi mặt hàng, giá cao không lôi cuốn nhiều người cạnh tranh, giá

cả cao sẽ hỗ trợ cho 1 sản phẩm thượng hạng.

+ Dẫn đầu chất lượng sản phẩm; Với mục tiêu này, doanh nghiệp có thể

nhằm tới sự kiện để trở thành hàng lãnh đạo trong dự phần thị trường.

Bước 2: Xác định rõ nhu cầu

Mỗi loại giá của doanh nghiệp có thể dẫn đến một mức độ khác nhau

nên sẽ có tác động khác nhau lên nhu cầu. Thông thường giá cả thấp thì nhu cầu cao và ngược lại. Tuy nhiên, đây chỉ là tính phổ biến của giá cả và nhu cầu. Khi xác định nhu cầu, nhà quản trị cần chú ý đến những nhân tố, mối liên hệ sau:

+ Những nhân tố có ảnh hưởng tới tính nhạy cảm của giá: Người mua ít, giá cả có nhạy cảm với nhu cầu.

Người mua sẽ ít nhạy cảm với giá cả khi họ không dễ dàng so sánh chất lượng của những sản phẩm thay thế

Người mua ít nhạy cảm với giá cả khi sự chi tiêu thấp, không thích tiêu

Một phần của tài liệu Luận văn: Giá và phương hướng tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông potx (Trang 28 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)