Đặc điểm sinh sống của gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi cung ứng du lịch cộng đồng ở xã ba vì, huyện ba vì, hà nội ( thí điểm) (Trang 37)

Tên biến Số lƣợng

(ngƣời) Tỷ lệ (%)

Thời gian sinh sống trên địa bàn Thứ bậc

Dưới 5 năm 12 3,3

Từ 5 đến 10 năm 51 13,8

Trên 10 đến 15 năm 115 31,3

Trên 15 năm 190 51,6

Xếp hạng kinh tế của gia đình Thứ bậc

Giàu 12 3,2

Khá 37 10,0

Trung bình 214 58,2

Cận nghèo 97 26,4

Nghèo 8 2,2

Nghề nghiệp mà thành viên trong gia đình đáp viên có thể làm ngoài nông nghiệp

Định danh

Lâm nghiệp 3 0,8

Công nhân 69 18,8

Công nhân viên chức Nhà nước 14 3,8

Thủ công 38 10,3

Buôn bán nhỏ 80 21,7

Lao động tự do 41 11,2

Bốc thuốc nam 123 33,4

Nguồn: Kết quả khảo sát của học viên

+ Thời gian sinh sống tại địa phương

Do những người tham gia phỏng vấn là người địa phương nên thời gian sinh sống của người trả lời cũng như hộ gia đình đã sinh sống ở địa phương trên 15 năm chiếm 51,6%; tiếp đến là trên 10 đến 15 năm với 31,3%; từ 5 đến 10 năm là 13,8% dưới 5 năm có 3,3%. Như đã phân tích ở trên, cộng đồng người Dao ở khu vực này

hình thành chưa lâu do trước đây sống ở trên núi cao, nhưng theo kết quả khảo sát cho thấy đa phần cộng đồng sinh sống ở đây trên 10 năm như vậy cộng đồng có những am hiểu nhất định về địa phương nơi mình sinh sống và điều này là một lợi thế khi khai thác làm du lịch. (Sẽ được phân tích ở phần sau)

+ Tình trạng kinh tế của hộ gia đình

Dựa vào phân hạng kinh tế theo tiêu chí của Quốc gia để xây dựng nông thôn mới để khảo sát kết quả cho thấy hầu hết các hộ trong nghiên cứu này được phân hạng kinh tế ở mức trung bình với 58,2%; sau đó là cận nghèo với 26,4%; kinh tế gia đình ở mức khá và giàu cũng chiếm 13,2%; tuy nhiên, vẫn còn 2,2% là hộ nghèo.

Các hộ gia đình có kinh tế giàu, khá và trung bình là do họ có nghề truyền thống là bốc thuốc nam do tổ tiên truyền lại nhờ biết cách khai thác và uy tín cũng như danh tiếng từ các bài thuốc nam gia truyền mà nhiều hộ gia đình có của ăn, của để. Những hộ cận nghèo sẽ rất dễ rơi vào tái nghèo nếu như không có những chính sách để phát triển bền vững hoặc những hộ nghèo cũng sẽ khó để thoát nghèo. Nghiên cứu này, dựa vào phận hạng kinh tế để xem với tình trạng kinh tế như vậy, người dân có sẵn sàng làm du lịch và coi du lịch như một sinh kế mới để nâng cao thu nhập, từ đó sẽ phân tích năng lực của cộng đồng khi tham gia vào hoạt động du lịch. Phần này sẽ được phân tích sau.

+ Nghề nghiệp mà các thành viên trong gia đình đáp viên có thể làm

Đại đa số người dân xã Ba Vì làm nông nghiệp, tỷ lệ làm nông nghiệp chiếm hơn 90%, do đó ngoài làm nông các thành viên trong hộ gia đình còn có thêm nghề nghiệp khác như là bốc thuốc nam, buôn bán nhỏ, lao động tự do…một số ít làm công nhân hoặc viên chức nhà nước. Với những nghề nghiệp bấp bênh như vậy liệu rằng năng lực của người dân khi tham gia vào hoạt động du lịch sẽ thế nào.

2.3.2. Mô hình nghiên cứu chuỗi cung ứng du lịch dựa vào cộng đồng

Từ cơ sở lí thuyết và mô hình chuỗi cung ứng du lịch như phân tích đánh giá ở chương 1, tác giả cho rằng để xây dựng chuỗi cung ứng cho du lịch dựa vào cộng đồng thì nhà cung cấp chính là cộng đồng địa phương cần phải có năng lực và đảm bảo chất lượng sản phẩm du lịch tốt. Do đó, đề xuất mô hình chuỗi cung ứng du lịch dành cho nhà cung cấp du lịch (cộng đồng địa phương) bao gồm: Tài nguyên du

lịch; dịch vụ vận chuyển; cơ sở lưu trú;cơ sở hạ tầng và dịch vụ bổ sung; năng lực cộng đồng; doanh nghiệp lữ hành.

2.3.2.1. Tài nguyên du lịch

- Tài nguyên du lịch tự nhiên

Ba Vì là một xã miền núi nằm dưới chân núi Ba Vì, thuộc huyện Ba Vì, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 60 km về phía Tây. Phía bắc giáp xã Ba Trại, Tản Lĩnh; phía đông giáp xã Vân Hòa; phía Tây giáp xã Minh Quang, Khánh Thượng và phía nam là núi Ba Vì.

Xã Ba Vì là khu vực nằm trong vành đai độ cao từ 100m đến 400m, có địa hình bị chia cắt mạnh, sườn núi dốc, độ dốc trung bình 25o, có nơi tới 25 – 40o và có một số bãi bằng hẹp với hình thù đa dạng, có thể là nơi tạo lập nên các vườn cây cảnh, vườn thực vật hoặc hồ nhân tạo.

Vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự phân hóa theo mùa, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với nhiệt độ trung bình 230C, tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,60

C. Tổng lượng mưa là 1832,2mm (chiếm 90,87% lượng mưa cả năm). Độ ẩm không khí 86,1%. Với khí hậu như vậy, Ba Vì thường được chọn làm nơi nghỉ núi tránh cái oi bức của tiết trời mùa hè.

Trong Xã có vườn Quốc gia Ba Vì với nhiều loại động thực vật đa dạng và phong phú.

Về thực vật, mang đặc điểm của rừng nhiệt đới thuộc loại đai cao á nhiệt đới núi thấp nên có 1201 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 649 chi và 160 họ. Với những loài cây gỗ lớn và quý có 18 loài cây gỗ điển hình như: Bách xanh (Calocedrus macrolepis);Thông tre (Podocarpusneriifolius);Sến mật (Madhca pasquieri);Giổi lá bạc (Michelia cavaleriei); Phỉ ba mũi (Cephalotaxus manii);Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus oliver);Vàng tâm (Magliatia fordiana);Trầm (Aquylaria crassna Pierre);Lát hoa (Chukrrasia tabularis); Rẻ hương (Cinnamomuum incrs Reinw); Vù hương (Cinnamomuum balansae Lec); Mắc liễng (Eberhardtia tonkinensis);Lim xanh (Erythrofloeum fordii II.Lec); Đinh thối (Hernandia brilletti Steenis); Táu mặt quỷ (Hopea sp);Thiết đinh (Markhamia

stipullata Seem); Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy); Giổi găng (Paramichelia baillonii (Pierre) Hu). Thực vật đặc hữu Ba Vì có 8 loài: Mua Ba Vì (Allomorphia baviensis);Thu hải đường Ba Vì (Begonia baviensis);Xương cá Ba Vì (Tabernaemontana baviensis);Cau rừng Ba Vì (Pinanga baviensis);Lưỡi vàng làng cò ( Lasianthus langkokensis);Sặt Ba Vì (Fargesia baviensis);Mỡ Ba Vì (Maglolia baviensis);Cói túi Ba Vì ((Kiết Ba Vì) Carex bavicola Raym). Thực vật mang tên Ba vì: 2 loài Cà lồ Ba Vì (Caryodaphnopsia baviensis);Bời lời Ba Vì (Litsea baviensis).

Đặc biệt, trong vùng có thực vật là cây thuốc. Vườn Quốc gia Ba Vì có tới 503 loài thuộc 118 họ, 321 chi chữa 33 loại bệnh và chứng bệnh khác nhau trong đó có nhiều loài thuốc quý như: Hoa tiên (Asarum maximum), Huyết đằng (Sargentodoxacuneata), Bát giác liên (Podophyllum tonkiensis), Râu hùm (Tacca chantrieri), Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria)…

Về động vật, theo kết quả điều tra bổ sung mới nhất năm 2008, Khu hệ động vật có xương sống ở Vườn Quốc gia Ba Vì thống kê được 342 loài. Trong đó, có 3 loài đặc hữu và 66 loài động vật rừng qúy hiếm. Trong 342 loài đã ghi nhận, có 23 loài có mẫu được sưu tầm hoặc đang được lưu trữ ở địa phương, 141 loài được quan sát ngoài thực địa và 183 loài theo phỏng vấn thợ săn hoặc tập hợp qua tài liệu đã có. Trong số động vật gặp ở Ba Vì, có 70 loài cho thịt, da, lông và làm cảnh. Yếu tố đặc hữu của khu hệ động vật có xương sống ở Ba Vì ở 2 lớp Bò sát và Lưỡng thê. Đó là các loài Thằn lằn tai Ba Vì (Tropidophous baviensis), Ếch vạch (Chaparana delacouri). Thế giới côn trùng của Vườn Quốc Gia cũng hết sức phong phú, nơi đây là điểm đến của rất nhiều loài bướm với nhiều dạng loài sặ sỡ, đủ màu sắc hấp dẫn.

Trong vùng có nhiều suối nhỏ, ao, hồ đặc biệt có sông Đà bao quanh tạo nên vùng cảnh quan sông núi hữu tình, đồng thời sông Đà cũng chính là đường giao thông thủy quan trọng.

Với điều kiện tự nhiên, địa hình và khí hậu cũng như các đặc điểm sinh quyển đa dạng, xã Ba Vì chính là nơi lí tưởng để du khách đến nghiên cứu, học tập, tham quan, nghỉ dưỡng sau những ngày làm việc mệt mỏi. Du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên tránh xa những ồn ào và khói bụi nơi trung tâm thành phố.

- Các yếu tố văn hóa

Từ xa xưa nơi đây đã là nơi cư trú và sinh sống của các dân tộc anh em với những tộc người chính Dao, Kinh, Mường... Những tộc người này đã tạo nên những nét văn hóa vô cùng độc đáo và hấp dẫn. Đặc biệt với tộc người Dao trong xã họ vẫn giữ được nét đặc trưng của tộc người mình. Đó là những bài thuốc dân gian quý báu; những bộ trang phục truyền thống độc đáo; những phong tục, tập quán truyền thống, những món ăn đậm chất núi rừng...tất cả những điều đó khiến ai đặt chân đến một lần là nhớ mãi.

Nhắc đến tộc người Dao ở xã Ba Vì khách du lịch sẽ nghĩ ngay là nghề thuốc truyền thống. Trước đây do cuộc sống du canh, du cư phát nương làm rẫy trên núi cao khi xảy ra ốm đau, bệnh tật người Dao đã sử dụng các cây thuốc có ở trên núi để chữa bệnh và được truyền miệng từ đời này sang đời khác trở thành các bài thuốc quý gia truyền. Theo thống kê ở sách “Cây thuốc người Dao Ba Vì”, trong số 1.209 loài thực vật có trong rừng quốc gia Ba Vì có tới 507 loại cây người Dao dùng làm thuốc chữa bệnh [22; tr. 5]. Nhờ vào nghề trồng và chế biến cây thuốc nam, nhiều hộ gia đình người Dao đã có cuộc sống ổn định, khá giả hơn, đặc biệt là ở thôn Yên Sơn, xã Ba Vì. Năm 1992, chi hội thuốc nam thôn Yên Sơn được thành lập. Đến tháng 1/2009, Hợp tác xã dịch vụ thuốc nam xã Ba Vì được cấp phép và chính thức đi vào hoạt động; ngày 22 tháng 4 năm 2014 nghề trồng và chế biến thuốc của người Dao xã Ba Vì đã được UBND thành phố Hà Nội cấp bằng công nhận là “Làng nghề truyền thống”. Từ đó nghề thuốc nam của người Dao được quảng bá rộng rãi hơn và được nhiều người tìm về mua thuốc.

Tuy nhiên, trong một thời gian dài do việc khai thác bừa bãi đã khiến cho 280 loài thảo dược ở đây đứng trước nguy cơ cạn kiệt, trong đó 120 loài có nguy cơ tuyệt chủng. Nhận thức được điều này, chính quyền và nhân dân xã Ba Vì đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực như mở rộng diện tích trồng cây thuốc nam, xây dựng và duy trì 200 vườn thuốc gia đình và sưu tầm cây thuốc quý có nguy cơ tuyệt chủng về trồng, kết nạp hội viên và gia đình có nghề thuốc lâu đời vào Hội hoặc hợp tác xã dịch vụ thuốc nam.

lương thực chính là cây lúa, ngô, một số củ rừng (củ mài, ruột cây đao, cây móc…). Lúa, gạo bao gồm cả gạo nếp và gạo tẻ, họ thích ăn gạo nương vì nó vừa thơm, vừa dẻo; thích ăn các loại xôi với nhiều màu sắc: trắng, đỏ, xanh, tím, vàng…Các loại thực phẩm trong vùng cũng rất phong phú: nguồn thực phẩm từ trồng trọt với các loại rau cải, bầu, bí đỏ, bí xanh, su su, cải bắp, đậu đũa, đậu ván, đậu xám...; nguồn thực phâm từ chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng, ong…Ngoài ra còn có thực phẩm là các sản vật từ rừng, suối như cá suối, ốc, hến, gà rừng, chim, sóc; các loại rau rừng là rau sắng, rau dớn, măng rừng. Tộc người Dao rất thích ăn canh chua và canh đắng. Canh đắng được nấu từ cây lá đắng, lòng hoặc mật động vât, có tác dụng chữa đái dắt, chảy máu cam, đau bụng. Các món ăn được chế biến dưới các dạng xào, rán, luộc, hầm, rang, nấu (thắng cố), đánh tiết canh…là những món ăn phổ biến, hằng ngày. Trong đó, món dồi lợn luộc, thịt luộc, măng chua là những món ăn đặc biệt. Khi cần tích trữ lương thực có các món ăn dưa muối, măng ngâm, thịt ướp chua, phơi và sấy thịt khô, thịt ướp muối hoặc thịt rán ngâm trong mỡ…Đồ uống cũng phong phú với nhiều loại như nước chè, nước vối, nước nhân trần, nước các cây thuốc có những tác dụng mát gan, lợi tiểu, thải độc. Trong bữa ăn gia đình hoặc khi tiếp khách, các lễ cúng tế đồng bào thường uống rượu.

Trang phục: Trang phục nam giới của người Dao đơn giản, chủ yếu gồm khăn đội đầu, áo và quần, chất liệu vải thô nhuộm màu chàm hoặc màu đen, ít thêu hoa văn trang trí. Trang phục nữ của các nhóm Dao có sự khác nhau nhưng du ở nhóm Dao nào thì trang phục nữ bao giờ cũng có đầy đủ thành tố từ y phục đến trang sức như: khăn, mũ, áo, yếm, quần, váy, thắt lưng, xà cạp, vòng tai, vòng cổ, vòng tay, nhẫn. Bên cạnh đặc điểm chung, trang phục nữ của nhóm Dao quần chẹt còn có những đặc điểm riêng như đội khăn màu chàm, áo dài nhuộm chàm, xẻ ngực có thêu đường viền cổ. Vẻ đẹp của trang phục phụ nữ truyền thống được thể hiện ở chiệc yếm nhuộm chàm có gắn hai hình bán cầu bằng bạc nổi trên nền hoa văn thêu chỉ màu giữa ngực; quần phụ nữ màu chàm, gấu quần thêu các hình như lá cây, cái bừa, chữ tỉnh, các đường thẳng song song và các vạch chéo, chân quấn xà cạp.

Ở Ba Vì, người Dao có rất nhiều nét văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, phản ánh nhiều lĩnh vực của đời sống. Ca hát và sáng tác thơ là nhu cầu sinh

hoạt văn nghệ phổ biến của người Dao. Có hai hình thức thể hiện là hát đơn và hát đối đáp, nhưng hát đối đáp là thông dụng hơn. Tục ngữ, ca dao phản ánh nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là các kinh nghiệm sản xuất và sinh hoạt xã hội. Câu đối cũng đa dạng và phản ánh nhiều khía cạnh của cuộc sống lao động và thiên nhiên xunh quanh con người. Nhạc cụ dân tộc của người Dao chủ yếu được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng, gồm có trống, thanh la, chũm choẹ, chuông nhạc và tù và. Ngoài ra, người Dao còn có các loại nhạc cụ khác như nhị, sáo, đàn môi...

Hát Páo dung là điệu hát dân ca tiêu biểu của dân tộc Dao. Giá trị văn hóa lớn nhất được thể hiện trong những làn điệu Páo dung chính là định hướng giáo dục con người hiểu biết cội nguồn dân tộc, quê hương; đề cao tinh thần lao động sáng tạo, đạo đức, lẽ sống, phép ứng xử, ca ngợi thiên nhiên, tình yêu đôi lứa. Hát Páo dung được chia thành các loại hình: hát Páo dung lễ nghi tín ngưỡng - phong tục được sử dụng trong các nghi lễ truyền thống như lễ Cấp sắc, lễ cưới, đám tang…và hát Páo dung sinh hoạt gồm các bài hát ru, hát vui chơi, hát giao duyên, hát đối đáp nam nữ…

Hình thái tín ngưỡng vạn vật hữu linh giáo tồn tại rộng rãi ở người Dao. Đó là quan niệm đa thần, vạn vật hữu linh - tức là vạn vật đều có linh hồn. Vì vậy, người Dao tin là có thần gió, thần mưa, thần trông coi lúa gạo, hoa màu và thần chăn nuôi. Đó cũng là lý do tồn tại rất nhiều nghi lễ như lễ cúng nương, lễ cúng cơm mới, cúng thóc giống, cúng hồn gia súc.

Lễ Cấp sắc là một trong những phong tục lâu đời và độc đáo nhất của người Dao và được coi là thủ tục không thể thiếu của người đàn ông người Dao. Đối với họ, được cấp sắc mới được coi là người đàn ông đã trưởng thành, được làm lễ cúng bái và được giao tiếp với cõi âm. Lễ được diễn ra rất thiêng liêng, có thầy cúng và bà con trong bản chứng kiến. Lễ Cấp sắc khá tốn kém, nên gia đình muốn tổ chức phải chuẩn bị, đến khi có điều kiện mới làm. Theo phong tục, nếu chưa làm lễ Cấp sắc thì khi chết, làm lễ đưa ma chỉ được rải cầu bằng giấy dưới đất để đưa ra khỏi nhà, trong khi những người được cấp sắc rồi thì được đục cửa, bắc một cái cầu cao đưa ra khỏi nhà, coi như đưa lên trời. Ngày nay, việc tổ chức nghi lễ này đã có nhiều đổi mới nên trong gia đình có thể làm lễ Cấp Sắc cho nhiều người cùng một

lúc, và không chỉ tiến hành cho những người đã trưởng thành mà cả những đứa trẻ 4 – 5 tuổi trở lên, nhưng với điều kiện là ông thầy đứng ra làm lễ cho đứa bé ấy phải có trách nhiệm truyền dạy, kèm cặp đứa trẻ đó đến khi trưởng thành. Bản chất văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi cung ứng du lịch cộng đồng ở xã ba vì, huyện ba vì, hà nội ( thí điểm) (Trang 37)