.2 Nhóm giải pháp tác động trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ bảo mật và an toàn thông tin tại việt nam (Trang 64 - 85)

a. Tạo các thiết chế thúc đẩy sự phát triển của hoạt động chuyển giao công nghệ BM&ATTT.

Để tạo môi trường thuâ ̣n lợi cho hoa ̣t đ ộng chuyển giao công nghệ cần xây dựng các thiết chế thúc đẩy sự phát triển của hoạt động Chuyển giao công nghệ BM&ATTT, đặc biệt hoạt động của thị trường công nghệ Bảo mật và an toàn thông tin như sau:

- Hoàn thiện hệ thống luật pháp có liên quan và xây dựng các công cụ quản lý để định hướng về công nghệ cho thị trường, tạo điều kiện cho thị trường vận hành một cách lành mạnh.

- Xây dựng danh mu ̣c các công nghê ̣ khuyến khích chuyển giao và công nghê ̣ hạn chế chuyển giao trong lĩnh vực BM &ATTT. Công viê ̣c này cần sự phối hợp của các cơ quan liên quan như Bộ Thông tin và Truyền thông , Ban Cơ yếu Chính phủ, Bô ̣ Công an, Bộ Quốc phòng và Bô ̣ Khoa ho ̣c và Công nghê ̣.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực BM&ATTT, đặc biê ̣t là các tiê u chuẩn về công nghê ̣ mâ ̣t mã và công nghệ Cơ sở hạ tầng khóa cô ng khai, nhằm định hướng về tiêu chí và chuẩn mực công nghệ cho hoạt đô ̣ng chuyển giao công nghệ. Các tiêu chuẩn , quy chuẩn kỹ thuâ ̣t trong lĩnh vực này phải bảo đảm khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến và hài hòa với các tiêu chu ẩn quốc tế tương ứng.

- Xây dựng hệ thống các tổ chức kiểm định , đánh giá sản phẩm , công nghê ̣ BM&ATTT. Mức độ an toàn của toàn bộ hệ thống CNTT phụ thuộc rất lớn vào các công nghê ̣ an toàn thông tin, nhưng công nghê ̣ an toàn thông tin chỉ thực sự tin cậy khi nó được trải qua một quá trình kiểm tra , đánh giá một cách khoa học của các tổ chức cấp chứng nhâ ̣n hợp chuẩn, hợp quy có đủ năng lực.

- Ngoài việc kiểm soát được sự đúng đắn về các tính năng an toàn của công nghê ̣ thì chính việc xây dựng được một hệ thống kiểm định sản phẩm BM &ATTT còn thúc đẩy quá trình sử dụng các sản phẩm an toàn . Nếu các sản phẩm an toàn được một hệ thống kiểm định trong nước công nhận thì sẽ làm tăng đô ̣ tin câ ̣y khách hàng về chất lươ ̣ng của công nghê ̣, sản phẩm. Điều này dẫn đến việc sản phẩm sẽ được sử dụng rộng rãi, vận hành và khai thác đúng mục đích. Vì vậy, cùng với viê ̣c xây dựng hê ̣ thố ng tổ chức đánh giá, cấp chứng nhâ ̣n sản phẩm , công nghê ̣ an toàn thông tin của Viê ̣ t Nam, trước mắt chúng ta cần công nhâ ̣n kết quả chứng nhâ ̣n chất lượng của mô ̣t số tổ chức có uy tín trên thế giới.

- Tăng cườ ng năng lực cung cấp thông tin về công nghê ̣ BM &ATTT của các cơ quan thông tin khoa ho ̣c chuyên ngành . Bên cạnh các hoạt động hội thảo , hội chợ về

công nghệ, cần xây dựng các cơ sở dữ liệu về công nghệ BM&ATTT nhằm giảm bớt sự bất bình đẳng về thông tin trong hoa ̣t đô ̣ng mua bán công nghê ̣ , do đó cũng giảm khả năng rủi ro và thua thiệt về tài chính trong các giao dịch chuyển giao công nghệ . Việc cung cấp thông tin về những điều khoản thương mại không lành mạnh trong hợp đồng chuyển giao công nghệ có yếu tố nước ngoài cũng rất cần thiết nhằm tránh những rủi ro về tài chính cũng như rủi ro liên quan đến pháp lý mà các doanh nghiệp có thể gặp phải khi tham gia các hợp đồng chuyển giao công nghệ từ đối tác nước ngoài.

b. Nâng cao năng lực nguồn nhân lực an toàn thông tin.

Năng lực công nghê ̣ một mặt làm tăng khả năng thành công k hi chuyển giao công nghê ̣, mă ̣t khác nó cho phép bên tiếp nhâ ̣n công nghê ̣ khai thác tốt công nghê ̣ nhâ ̣p từ nước ngoài, giảm sự lệ thuộc về công nghệ . Xây dựng năng lực công nghê ̣ đến mô ̣t lúc nào đó sẽ cho phép bên nhâ ̣n công nghê ̣ thực hiê ̣n cải tiến, đổi mới công nghê ̣ mô ̣t cách chủ đô ̣ng . Có nhiều cách nhìn khác nhau về năng lực công nghê ̣ , tuy nhiên, trong Đề tài này năng lực công ng hệ được hiểu là bao gồm năng lực lựa chọn công nghê ̣, năng lực sử dụng tốt hệ thống công nghệ , năng lực làm chủ công nghê ̣ và điều chỉnh công nghệ cho phù hợp với yêu cầu thực tế [21].

Đối với thị trường công nghệ BM&ATTT ở Việt Nam, các tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, giám định công nghệ còn rất ít. Một số tổ chức vừa thực hiện chức năng tư vấn vừa đóng vai trò của người cung cấp công nghệ, bởi vậy tính khách quan khi tư vấn lựa chọn công nghệ còn hạn chế. Với thực tế về khả năng của các dịch vụ tư vấn công nghê ̣ như hiện nay thì năng lực lựa chọn công nghệ một cách đúng đắn và phù hợp hầu như phụ thuộc phần lớn vào năng lực của nơi tiếp nhận công nghệ. Cụ thể hơn là phụ thuộc vào trình độ của đội ngũ chuyên gia , cán bộ về an toàn thông tin của nơi tiếp nhận công nghệ.

Bên cạnh đó, như đã phân tích ở Chương II, do ngành An toàn thông tin tương đối mới nên số lươ ̣ng và chất lượng đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên chuyên ngành BM&ATTT còn hạn chế.

Bởi vâ ̣y, xây dựng mô ̣t chính sách đào ta ̣o , phát triển nhân lực an toàn thông tin phục vu ̣ cho hoa ̣t đô ̣ng bảo đảm an toàn thông tin nói chung hay chuyển giao công

nghê ̣ BM&ATTT nói riêng là hết sức cần thiết . Chính sách đó thể hiện qua một số biê ̣n pháp sau:

- Trướ c mắt, cần điều tra và bổ sung dữ liệu về nhân lực chuyên sâu BM&ATTT trong hệ thống nhân lực công nghệ thông tin và tổ chức dự báo về thị trường lao động an toàn thông tin. Xây dựng, ban hành tiêu chuẩn kỹ năng và chương trình đào tạo cần thiết đối với các chuyên gia an toàn thông tin. Quản lý và t hống nhất hóa hê ̣ thống chứng chỉ an toàn thông tin ở Viê ̣t Nam

- Tích hợp chương trình đào tạo an toàn thông tin vào trong các đề án , chương trình đào tạo nhân lực công nghê ̣ thông tin của Chính phủ trong giai đoa ̣n 2010-2015 và định hướng 2020. Hiện nay, vấn đề đào tạo nhân lực CNTT được sự quan tâm đặc biệt của nhà nước cũng như các cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, trong các chương trình, kế hoạch triển khai chủ trương của Nhà nước còn thiếu vắng các chỉ tiêu về đào tạo an toàn thông tin - là một chuyên ngành gắn bó mật thiết với CNTT.

- Bên cạnh sự đầu tư của nhà nước , cần khuyến khích xã hô ̣i hóa công tác đào tạo an toàn thông tin qua các đề án hỗ trợ doanh nghiệp có năng lực tham gia đà o ta ̣o về an toàn thông tin và khuyến khích các mô hình liên kết với nước ngoài để đào ta ̣o về an toàn thông tin.

- Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ an toàn thông tin hiê ̣n đang làm viê ̣c trong các cơ quan , tổ chức qua các chương trình đào ta ̣o nâng cao đa ̣t chứng chỉ quốc tế, tiến tới xây dựng đô ̣i ngũ chuyên gia về an toàn thông tin đa ̣t tiêu chuẩn quốc tế. Các tổ chức xây dựng kế hoạch ưu tiên đầu tư đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn về an toàn thông tin cho đội ngũ nhân lực của mình.

- Phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin từ đô ̣i ngũ cán bô ̣ CNTT qua viê ̣c khuyến khích ho ̣c văn bằng thứ hai về an toàn thông tin. Đây là giải pháp “tình thế” để giải quyết sự thi ếu hụt cán bộ an toàn thông ti n của các cơ quan , tổ chức. Các cán bộ CNTT đủ điều kiê ̣n sẽ có thể đào ta ̣o mô ̣t số chương trình chuyên ngành về an toàn thông tin của các cơ sở đào ta ̣o bâ ̣c đa ̣i ho ̣c và được công nhâ ̣n văn bằn g thứ 2 (về an toàn thông tin).

c. Xây dựng cơ chế chuyển giao công nghệ lưỡng dụng trong lĩnh vực BM&ATTT

Công nghê ̣ mâ ̣t mã và mô ̣t số công nghê ̣ khác trong lĩnh vực BM&ATTT được coi như một loại “vũ khí”, một sản phẩm sử du ̣ng cho cả mục đích quân sự và mục đích dân sự. Nhiều nước trên thế giới đã đầu tư phát triển công nghê ̣ mâ ̣t mã trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng tương đối mạnh. Giải pháp chuyển giao công nghệ lưỡng dụng nhằm nhanh chóng tạo được những công nghệ mớ i, tiên tiến phu ̣c vu ̣ cho an ninh - quốc phòng bằng viê ̣c sử du ̣ng các kết quả nghiên cứu- triển khai trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. Mặt khác cơ chế này cũng thu hút được các công nghê ̣ nước ngoài đã chuyển giao vào Viê ̣t Nam theo con đường “dân sự” đề phu ̣c vu ̣ cho mu ̣c đích an ninh – quốc phòng, góp phần tăng tiềm lực cô ng nghê ̣ an ninh - quốc phòng và giúp nhanh chóng tăng cường năng lực làm chủ công nghệ BM&ATTT của quốc gia.

Cũng như với mọi hoạt động chuyển giao công nghệ thông thường, chuyển giao công nghệ lưỡng dụng trong nước cũng phải tuân thủ những quy định của hệ thống pháp luật, đặc biệt là những quy định/định chế liên quan đến an ninh quốc gia và phải tính đến những khía cạnh pháp lý quốc tế, như luật về bản quyền, luật về sáng chế và các thông lệ quốc tế có liên quan khác.

Bởi vâ ̣y, cần thể chế hóa chính sách chuyển giao công nghê ̣ lưỡng du ̣ng trong lĩnh vực BM &ATTT phù hợp với chính sách phát triển công nghiê ̣p qu ốc phòng của đất nước qua mô ̣t số biê ̣n pháp cu ̣ thể:

- Trên cơ sở chính sách chung của nhà nước , xây dựng và ban hành các văn bản quy pha ̣m pháp luâ ̣t quy đi ̣nh cu ̣ thể về cơ chế và phương thức chuyển giao công nghê ̣ lưỡng du ̣ng trong lĩnh vực BM &ATTT nhằm tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động này.

- Thành lập các tổ chức trung gian làm cầu nối cho hoạt độ ng chuyển giao công nghê ̣ giữ a hai khu vực , tương tự như mô hình các tổ chức công nghiê ̣p quốc phòng nòng cốt. Chuyển giao công nghê ̣ khu vực an ninh - quốc phòng là phi thi ̣ trường , còn chuyển giao công nghê ̣ khu vực kinh tế -xã hội tuân theo cơ chế thị trường. Bởi vâ ̣y, tổ

chức trung gian phải có phương thức hoạt động “giao thoa” giữa hai cơ chế này để bảo đảm quyền và lợi ích của các bên tham gia chuyển giao công nghê ̣.

3.3.4. Khuyến khích chuyển giao công nghê ̣ trong nước.

Qua phân tích hiê ̣n tra ̣ng thi ̣ trường công nghê ̣ BM &ATT ở Viê ̣t Nam chúng ta thấy đang có sự áp đảo của các công nghệ nước ngoài . Đối với loại công nghệ “đặc thù” có chức năng bảo đảm an toàn , an ninh thông tin và tác đô ̣ng tới tất cả các lĩnh vực hoa ̣t đô ̣ng của xã hô ̣i như công nghê ̣ BM &ATTT thì đây là một yếu tố bất lợi và chứa đựng những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng tới an ninh quốc gia cũng như lợi ích của các tổ chức, cá nhân. Vì vậy, xây dựng mô ̣t chính sách khuyến khích chuyển giao công nghê ̣ nô ̣i sinh nhằ m từng bước tăng cường năng lực làm chủ công nghê ̣ BM &ATTT của đất nước , nhanh chóng rút ngắn khoảng cách về công nghệ với các nước khác là rất cần thiết. Chính sách này thể hiê ̣n qua mô ̣t số biê ̣n pháp sau:

- Khuyến khích chuyển giao các kết quả nghiên cứu - triển khai trong nước, đặc biệt là các kết quả dùng kinh phí của nhà nước qua một số biện pháp cụ thể: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành lựa chọn, xây dựng và công bố rộng rãi danh mục các kết quả nghiên cứu có khả năng ứng dụng thực tế; Quy định nguồn kinh phí từ nhân sách nhà nước và các kinh phí khác dành để hỗ trợ khai thác, ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học.

- Chú trọng đầu tư và hỗ trợ cho việc nghiên cứu – triển khai các sản phẩm, giải pháp nội địa về BM&ATTT trong các chương trình kinh tế - kỹ thuật về CNTT. Tăng cường đầu tư nghiên cứu – triển khai những công nghệ nền tảng như công nghệ mật mã; khuyến khích nghiên cứu , khai thác các công cao , công nghê ̣ tiên tiến làm cơ sở cho các ứng dựng giải pháp BM&ATTT.

- Đặc điểm của công nghệ BM &ATTT là loa ̣i công nghê ̣ cao , phức ta ̣p , giá thành cao nên để có thể từng bước làm chủ được công nghệ cần đề ra các phương thức chuyển giao công nghê ̣ mô ̣t cách phù hợp với từng lo ại đối tượng như : chuyển giao từng phần, chia thành các giai đoa ̣n khác nhau, và lựa chọn các đối tác tin cậy.

Kết luận chƣơng 3: Hoạt động chuyển giao công nghệ BM &ATTT diễn ra tương đối phức ta ̣p với đối tượng chuyển giao hết sức đă ̣c thù , chủ thể tham gia đa

dạng cùng với một thị trường công nghệ BM &ATTT mới hình thành và chưa ổn định, chịu sự tác động của nhiều yếu tố . Vì vậy, bên ca ̣nh giải pháp chung của nhà nước , các giải pháp được đề x uất trong đề tài cần thực hiê ̣n mô ̣t cách đồng bô ̣ , thống nhất và đươ ̣c xem xét , điều chỉnh cho phù hợp với thi ̣ t rường các công nghệ liên quan như CNTT&VT, hạ tầng công nghiệp điện tử, viễn thông củ a Viê ̣t Nam.

Ngoài các giả th uyết về giải pháp thúc đẩy hoa ̣t đô ̣ng chuyển giao công nghê ̣ nêu trong Phần mở đầu của Luâ ̣n văn , sau khi phân tích mô ̣t cách hê ̣ thống thực tra ̣ng hoạt động chuyển giao công nghệ BM &ATTT ở Viê ̣t Nam , Tác giả đã đề xuất thêm mô ̣t số giải pháp như Nhóm giải pháp tác động gián tiếp , khuyên khích chuyển giao công nghê ̣ BM&ATTT nô ̣i sinh.

KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu đề tài, có thể rút ra một số kết luận sau đây:

1. Hiện nay hoạt đô ̣ng chuyển giao công nghệ đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu và đang có những định nghĩa khác nhau về chuyển giao công nghệ. Chuyển giao công nghệ chứa đựng nhiều quan hệ, liên quan đến nhiều lĩnh vực, bao gồm nhiều loại, diễn ra trên nhiều hình thức... vì vậy, cần phải kết hợp từ nhiều góc độ để có cái nhìn toàn diện. Đề tài đã vâ ̣n du ̣ng phương pháp hê ̣ thống để tiếp câ ̣n , phân tích về hoa ̣t đô ̣ng chuyển giao công nghê ̣ BM &ATTT. Trong khuôn khổ của Đề tài, đối tượng nghiên cứu được đề câ ̣p đến là hoạt động chuyển giao công nghệ BM&ATTT trong lĩnh vực kinh tế- xã hội, vâ ̣n hành theo cơ chế thị trường.

2. Bối cảnh thị trường công nghệ BM&ATTT trên thế giới và h iện trạng hoạt động BM&ATTT tại Việt Nam cho thấy nhu cầu về công nghệ BM&ATTT tăng lên nhanh chóng trong thời gian gần đây nhưng tốc độ phát triển của thị trường công nghệ BM&ATTT chưa đáp ứng được nhu cầu. Từ những đă ̣c điểm của hoa ̣t đô ̣ng Chuyển giao công nghệ BM&ATTT ở Việt Nam, đề tài đã đí sâu phân tích các yếu tố cản trở sự phát triển của hoạt động chuyển giao công nghệ BM&ATTT ở Viê ̣t Nam hiê ̣n nay.

3. Trên cơ sở các giải pháp chung của nhà nước đối với chuyển giao công nghệ và nhận diê ̣n các yếu tố tác đô ̣ng đến của hoạt động chuyển giao công nghệ BM&ATTT ở Việt Nam, Đề tài tập trung vào một số nhóm giải pháp như sau: Tạo các thiết chế để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động chuyển giao công nghệ BM&ATTT qua các công cu ̣ quản lý mang tính đi ̣nh hướng công nghê ̣ . Tăng cường hoạt động chuyển giao công nghệ theo chiều sâu thông qua việc nâng cao năng lực công nghệ của các tổ chức tiếp nhận công nghệ. Trong đó tâ ̣p trung vào vấn đề tăng số lượng và nâng cao chất lươ ̣ng nhân lực an toàn thông tin . Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ lưỡng dụng kết hơ ̣p với khuyến khích chuyển giao công nghê ̣ trong nước nhằm tăng hiệu quả và thúc đẩy phát triển công nghệ nội sinh, góp phần nâng cao năng lực công nghê ̣ trong lĩnh vực BM&ATTT của quốc gia.

4. Đề tài đã thực hiê ̣n đươ ̣c mu ̣c tiêu đề ra. Các giả thuyết của đề tài được chứng minh cơ bản là phù hợp với bối cảnh hoạt động chuyển giao công nghệ BM &ATTT ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ bảo mật và an toàn thông tin tại việt nam (Trang 64 - 85)