bao nhiêu nhân tố thì chọn bấy nhiêu nhóm và tiến hành bấy nhiêu giai đoạn TN, sau mỗi giai đoạn thay đổi yếu tố TN cho nhau (ở mỗi giai đoạn một nhóm TN theo một yếu tố).
Nhóm TN GĐ 1 GĐ2 GĐ3
A Sức nhanh Sức mạnh Sức bền
B Sức bền Sức nhanh Sức mạnh
C Sức mạnh Sức bền Sức nhanh
4.3. Yêu cầu khi thực hiện phương pháp TNSP
- Đối tượng (con người) TN phải đồng nhất. - Điều kiện lập test phải đồng nhất.
- Các điều kiện TN của các nhóm nh nhau.
- Không nên nghiên cứu nhiều vấn đề trên một nhóm TN. - TNSP phải được tiến hành với một số lượng đủ lớn.
- Áp dụng các phương pháp toán thống kê trong xử lý kết quả TN và rút ra kết luận khách quan. Nếu:
+ Kết quả nhóm TN > kết quả nhóm ĐC Æ Kết quả TN có giá trị (P ≤ 5 %) + Kết quả nhóm TN < kết quả nhóm ĐC (P ≤ 5 %) Æ Kết quả TN không có giá trị.
+ Kết quả nhóm TN ≈ kết quả nhóm ĐC (P ≤ 5 %) Æ Điều này cũng là tốt Æ bổ sung thêm yếu tố mới.
5. Phương pháp sử dụng toán thống kê
Trong nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu khoa học TDTT nói riêng, việc sử dụng toán học (trong đó có toán học thống kê) là điều không thể thiếu được nhằm: tập hợp số liệu, tính toán xử lý các số liệu đã thu được và làm căn cứ để rút ra các kết luận khoa học.
5.1. Các khái niệm cơ bản trong toán học thống kê TDTT
5.1.1. Tập hợp thống kê: Là tập hợp tất cả các đơn vị của đối tượng quan sát
Ví dụ: - Số HS - SV các hệ đào tạo được tuyển sinh vào trường hàng năm. - Thành tích chạy 100 của lớp...
5.1.2. Tiêu chuẩn: Là yếu tố đặc trưng của một tập hợp thống kê (một tập hợp
Ví dụ: Tiêu chuẩn tuyển sinh khối T: Chiều cao ? Cân nặng? Hình thể ? Thành tích các nội dung thi ?... Hay: Tiêu chuẩn VĐV cấp II, III, Kiện tướng về chạy 100 (nam, nữ)...
5.1.3. Biến lượng: Là tất cả các trị số của một tiêu chuẩn. Trong một tổng thống
kê các trị số ấy luôn thay đổi (biến thiên) từ đơn vị này sang đơn vị khác.
Ví dụ: Các con số ghi chiều cao của các em HS trong một lớp sẽ thay đổi từ người này sang người khác.
5.1.4. Tập sinh: Là toàn bộ tập hợp được thống kê ra. 5.1.5. Tập mẫu: Là 1 bộ phận của tập sinh được tính ra. 5.1.5. Tập mẫu: Là 1 bộ phận của tập sinh được tính ra.
Ví dụ: - Chiều cao của thanh niên Việt Nam là: Tập sinh.
- Chiều cao của SV (thanh niên) trường CĐSP Nghệ An là:Tập mẫu.
5.1.6. Xích ma (∑ ): Là tổng số các đơn vị của một tập hợp thống kê.
∑= = n i xi 1 : Xích ma Xi , i đi từ 1 đến n. Nghĩa là: ∑ = n i xi 1 = x1 + x2 +...+ xn.
5.1.7. Xác suất: Là tính “chắc chắn” hay “không chắc chấn” đến đâu của sự kiện. Ký hiệu: P (A) Ký hiệu: P (A)
• Định nghĩa 1: Xác suất (P (A)) của sự kiện ngẫu nhiên A là tỷ số giữa những trường hợp thuận lợi để A xẩy ra và tổng số những trường hợp “đồng khả năng”.
P (A) = m/n m là tổng số trường hợp thuận lợi cho A. n là tổng số trường hợp “đồng khả năng”.
Ví dụ: Có 12 người được phân phối 5 vé xem bóng đá (n = 12) theo kiểu rút thăm, trong đó có: 2 vé loại 1, 2 vé loại 2 và 1 vé loại 3.
- Tính xác suất để mỗi người được 1 vé. - Tính xác suất để mỗi người được 1 vé loại 1.
- Tính xác suất để mỗi người được 1 vé loại 2 hoặc 3.
Bài giải: Gọi A1, A2, A3 là sự kiện được 1 vé , hoặc 1 vé loại 1, hay 1 vé loại 2 hoặc loại 3. Ta có:
b. Xác suất để mỗi người được 1 vé loại 1 là: 2/12.
c. Tính xác suất để mỗi người được 1 vé loại 2 hoặc 3 là: 3/12.
• Định nghĩa 2: (theo quan điểm thống kê)
Cơ sở: Giả sử ta tiến hành K đợt thí nghiệm, mỗi đợt ghi các tần suất W1 = m1 / n1 , W2 = m2 / n2 , ...Wk = mk / nk .
Khi số đợt thí nghiệm K tăng lên vô hạn thì các tần suất không khác nhau mấy và tiến tới xác suất của sự kiện
K/N: Xác suất của một sự kiện ngẫu nhiên A là giới hạn của tần suất A xẩy ra
trong những điều kiện không đổi khi số đợt thí nghiệm tăng lên vô hạn. P (A) = LimW(A).
- Nếu xác suất = 1 (P=1) thì sự kiện chắc chắn xẩy ra. - Nếu P = 0 Æ Sự kiện A sẽ không xẩy ra.
- Nếu P = 75%Æ95%: Có chiều hướng chắc chắn. Cần tiếp tục nghiên cứu. - Nếu P = 95% : Sự kiện A chắc chắn xẩy ra ở ngưỡng xác suất 5%.
- Nếu P = 99% : Sự kiện A chắc chắn xẩy ra ở ngưỡng xác suất 1%.
Trong NCKH 1 kết luận đúng với xác suất 95% trở lên thì kết luận đó là chắc chắn, có ý nghĩa. Nếu P = 99% Æ Rất chắc chắn, rất có ý nghĩa.
5.2. Một số tham số đặc trưng. 5.2.1. Số trung bình cộng: 5.2.1. Số trung bình cộng:
Cho n số liệu x1, x2, ...xn . trung bình cộng dãy số liệu này ký hiệu là X.
X= (x1+ x2+ ... +xn) / n = ∑ = n i xi 1 / n Trong trường hợp các số liệu được phân thành nhóm thì:
X= (m 1. x1+ m 2 x2+ ... +m kxk) / n = ∑ = n i mixi 1 / n. (mi là tần số, xi là trị số trung tâm tương ứng, k là số nhóm).
Ví dụ: Bắn 100 viên đạn vào mục tiêu, có 15 viên vào vòng 10, 60 viên vào vòng 9, 20 viên vào vòng 8, 5 viên ra ngoài. Tính X.