IRR DSCR (c)

Một phần của tài liệu Hướng dẫn thẩm định dự án đầu tư potx (Trang 29 - 32)

- DSCR (c)

* Ghi chú:

- (a): Nhu cầu vay trả nợ ngắn hạn được xác định dựa theo tình hình thiếu hụt nguồn tiền mặt tạm thời của từng năm (đảm bảo dòng tiền cuối kỳ hông âm) nhưng d- nợ vay ngắn hạn không được vượt quá tổng nhu cầu vốn lưu động tại từng thời điểm.

- (b): Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và đầu tư là dòng tiền thực sự, là dòng tiền vào và dòng tiền ra của dự án, được xác định để tính các chỉ số hiệu quả dự án như IRR, NPV.

- (c): DSCR (Debt Service Coverage Ratio) - là chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án được tính theo công thức sau:

LN sau thuế + Khấu hao + Lãi vay trung, dài hạn DSCR = ---

Nợ gốc trung, dài hạn phải trả + Lãi vay trung, dài hạn

Trường hợp nguồn tiền trả nợ cho khoản vay trung dài hạn của dự án bao gồm cả nguồn tiền ngoài dự án thì nguồn tiền ngoài dự án được xem là nguồn vốn tự có bổ sung cho dự án. Nguồn này được đưa vào bảng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ở phần dòng tiền từ hoạt động tài chính nhằm cân đối nguồn trả nợ và không ảnh hưởng đến các chỉ số về hiệu quả dự án.

Trường hợp muốn tính toán khả năng trả nợ tổng hợp của doanh nghiệp bao gồm cả dự án khi đầu tư thì dòng tiền ròng của dự án được đưa vào bảng cân đối khả năng trả nợ tổng hợp sau khi đầu tư như một khoản thặng dư (hay thâm hụt) từ dự án.

6. Bước 6: Phân tích độ nhậy

6.1 Phân tích độ nhậy a. Khái niệm:

Phân tích độ nhậy của dự án là khảo sát sự thay đổi các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án (như: Lợi nhuận, NPV, IRR, DSCR, ...) khi các yếu tố có liên quan tới các chỉ tiêu đó thay đổi.

b. ý nghĩa kinh tế của việc phân tích độ nhậy.

Phân tích độ nhậy nhằm khảo sát, đánh giá mức độ nhậy cảm của dự án (mà cụ thể là của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án như: Lợi nhuận, NPV, IRR, DSCR, ...) đối với sự biến động của các yếu tố liên quan. Hay nói cách khác, phân tích độ nhậy nhằm xác định hiệu quả của dự án trong điều kiện biến động của các yếu tố đầu vào có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính.

c. Các bước thực hiện.

+ Xác định các yếu tố đầu vào trọng yếu sẽ có ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án. Các yếu tố này đều phải được tập hợp (cùng với các thông số đầu vào khác) trong Bảng thông số đầu vào của dự án đã được lập ở Bước 3.

+ Lập bảng khảo sát độ nhậy của dự án theo các biến/yếu tố đầu vào trọng yếu đã được xác định. Kết quả khảo sát độ nhậy có thể biểu diễn, minh hoạ bằng đồ thị trực quan để hỗ trợ trong việc phân tích đánh giá.

+ Phân tích, đánh giá, nhận xét về hiệu quả tài chính của dự án trên cơ sở kết quả khảo sát độ nhậy.

6.2. Hướng dẫn cách sử dụng các hàm tài chính trong chương trình ứng dụng Excel để phân tích độ nhậy dự án. dụng Excel để phân tích độ nhậy dự án.

a. Các yêu cầu chung để có thể thực hiện việc sử dụng các hàm tài chính trong chương trình ứng dụng excel để phân tích độ nhậy của dự án.

- Các bảng tính được thực hiện trên môi trường Excel, tất cả các bảng tính, từ bảng thông số đầu vào đến bảng tính trung gian và các bảng phân tích hiệu quả, cân đối trả nợ, ... đều phải thực hiện trên cùng một bản ghi (trên cùng một sheet).

- Trong công thức xác định các chỉ tiêu cần khảo sát (như Lợi nhuận, NPV, IRR, DSCR, ...) theo sự thay đổi theo các biến, nhất thiết phải trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan tới/hàm chứa các biến này thì mới có thể khảo sát được. Tức là, các chỉ tiêu trên phải được tính toán thông qua giá trị và địa chỉ của các biến đã được khai báo trong bảng thông số đầu vào lập ở Bước 3 thì việc khảo sát mới có thể thực hiện được.

b. Sử dụng các hàm tài chính để xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính và khảo sát độ nhậy.

- Xác định chỉ tiêu NPV.

Cú pháp: NPV(rate, value 1, value 2, ...).

Trong đó: Value 1, value 2, ... là luồng tiền ròng hàng năm của dự án đã được tính toán xác định tại Bước 5; rate là tỷ lệ lãi suất chiết khấu của dự án.

Lưu ý: Giá trị luồng tiền ròng được giả định xảy ra vào thời điểm cuối

mỗi năm, trường hợp giá trị các luồng tiền ròng xảy ra vào thời điểm đầu mỗi năm thì giá trị của luồng tiền ròng năm đầu tiên được cộng trực tiếp vào kết quả của hàm NPV tính được chứ không đưa vào thành một giá trị (value) trong hàm.

- Xác định chỉ tiêu IRR.

Cú pháp: IRR(value 1, value 2, ...).

Trong đó: Value 1, value 2, ... là luồng tiền ròng hàng năm của dự án đã được tính toán xác định tại Bước 5. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lưu ý: Kết quả của hàm IRR phải ở dạng %, nếu giá trị tính ra chưa đưa

về dạng % thì phải định dạng lại ô địa chỉ IRR cho phù hợp. Xác định chỉ tiêu tỷ suất sinh lời nội bộ đối với phần vốn chủ sở hữu/vốn tự có tự huy động của chủ đầu tư tham gia vào dự án cũng sử dụng hàm IRR như trên.

- Tính toán bằng công thức gần đúng: Kết quả tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án bằng các công thức thủ công gần đúng cũng có thể sử dụng để thực hiện việc khảo sát độ nhậy bằng cách dùng các hàm trong Excel. Công thức xác định các chỉ tiêu NPV, IRR bằng công thức gần đúng như sau:

Tính NPV: Chính là giá trị luỹ kế hiện giá dòng tiền đã được xác định trong các bảng: Bảng 5.1, Bảng 9.

Tính IRR: Có thể xác định theo công thức gần đúng sau:

NPV1

IRR = r1 + (r2 – r1) x --- , trong đó:

NPV1 + /NPV2/

+ r1 là mức lãi suất chiết khấu có giá trị NPV1 dương. + r2 là mức lãi suất chiết khấu có giá trị NPV2 âm.

+ Giá trị IRR sẽ càng chính xác khi xác định được r1 và r2 sao cho NPV1 và NPV2 gần bằng/tiệm cận với giá trị 0, tức là đảm bảo sao cho NPV1 đạt giá trị dương nhỏ nhất và NPV2 đạt giá trị âm lớn nhất.

Khả năng ứng dụng của hàm Table: Hàm Table có thể cho phép khảo sát sự thay đổi của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đến tối đa với hai biến đầu vào cùng thay đổi một lúc. Trường hợp muốn khảo sát với nhiều hơn hai biến cùng thay đổi, chúng ta vẫn có thể giải được trên Excel, đó là bài toán phân tích tình huống với công cụ là hàm Scenarios; tuy nhiên trong khuôn khổ của Quy trình này, chúng ta chỉ đề cập tới việc ứng dụng hàm Table để phân tích độ nhậy của dự án.

Cú pháp chung: Table(row input cell, column input cell).

Trong đó: Row input cell là ô tham chiếu các biến theo dòng, tức là các giá trị của yếu tố trọng yếu đầu vào dùng để khảo sát các chỉ tiêu của dự án, được đưa vào bảng phân tích theo dòng. Column input cell là ô tham chiếu các biến theo cột, tức là các giá trị của yếu tố trọng yếu đầu vào dùng để khảo sát các chỉ tiêu của dự án, được đưa vào bảng phân tích theo cột.

Bảng khảo sát một chiều và hai chiều: Trường hợp khảo sát các chỉ tiêu tài chính của dự án với chỉ một yếu tố đầu vào thay, ta có bảng khảo sát một chiều. Trường hợp khảo sát các chỉ tiêu tài chính của dự án với cùng một lúc hai yếu tố đầu vào thay đổi, ta có bảng khảo sát hai chiều.

- Địa chỉ các hàm tài chính, hàm phân tích trong Excel.

Trên màn hình Excel, có thể truy cập vào các hàm tài chính để sử dụng và thực hiện các thao tác theo hướng dẫn. Trên thanh công cụ, nhấp chuột vào chữ

Insert, sau đó nhấp chuột vào chữ Function. Trong hộp thoại Function, nhấp chuột vào Financial, chúng ta sẽ có các hàm tài chính để lựa chọn và sử dụng. Ngoài ra, ngay trên thanh công cụ, nhấp chuột vào biểu tượng fx, chúng ta cũng

có thể nhanh chóng mở được hộp thoại Function, các thao tác còn lại như vừa hướng dẫn ở trên.

Riêng hàm Table, chỉ cần nhấp chuột vào chữ Data trên thanh công cụ là có thể thấy ngay hàm Table trong chức năng này.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn thẩm định dự án đầu tư potx (Trang 29 - 32)