lá thép ứng với kiểu ghép thứ hai và kiểu ghép thứ ba theo hướng trục X hoặc trục Y của hệ tọa độ toàn cục “Global” và hệ tọa độ tương đối “RelativeCS1”.
Ở kiểu ghép thứ tư, các lá thép được ghép dạng hình quạt hướng kính xoay quanh trục Z nên cần thiết lập hệ tọa độ trụ khi khai báo vật liệu và xác định hướng ghép theo hệ tọa độ trụ này.
4.2.3 Phân tích phân bố từ cảm với các kiểu ghép lá thép trụ
Thực hiện nghiên cứu phân bố từ cảm ứng với từng kiểu ghép các lá thép trụ như mô tả trên Hình 4.3 và Bảng 4.1. Khi thiết lập mô hình mô phỏng, giữ nguyên các thông số kích thước, điều kiện biên hay nguồn cấp như nhau trong từng trường hợp tương ứng các cách ghép trụ. Kết quả phân bố từ cảm trên các khối trụ ứng với các kiểu ghép lá thép trụ khác nhau thể hiện trên Hình 4.6.
Hình 4.6 cho thấy, từ cảm phân bố không đồng đều trên các khối trụ, từ cảm
xung quanh khối trụ lớn hơn trong lòng khối trụ và có sự chênh lệch lớn giữa các kiểu ghép trụ khác nhau. Sự chênh lệch này là do cấu trúc mạch từ của CKBN có khe hở ngăn cách giữa các khối trụ nên xuất hiện thành phần từ thông tản xung quanh khe hở hướng vào lá thép theo các phương khác nhau. Phân bố từ cảm trên khối trụ mô tả trên Hình 4.6a tương ứng với kiểu ghép xếp lớp trên Hình 4.3a, kiểu ghép này giống như cách ghép truyền thống ở MBA, thành phần từ thông tản hướng vào các lá thép ở vùng 1 theo phương RD, TD và hướng vào lá thép ở vùng 2 theo phương LD gây nên chênh lệch từ cảm lớn giữa vùng 2 với vùng 1 và trong lòng của khối trụ. Chênh lệch từ cảm giảm dần theo các kiểu ghép theo hình Hình 4.3b,
Hình 4.3c, Hình 4.3d, kết quả tương ứng như mô tả trên Hình 4.6b, Hình 4.6c và
Hình 4.6d. Từ kết quả phân bố từ cảm này cho thấy, mặc dù cách ghép xếp lớp như
-c- Kiểu 3 -d- Kiểu 4