Giao tiếp với các thầy cô giáo cũng là một trong những yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển tâm lý của thanh niên học sinh. Hầu hết thanh niên Việt Nam trong độ tuổi từ 16 – 18 tham gia học ở các trường trung học phổ thông, số còn lại học ở các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường năng khiếu, các trường có liên kết với các trường nước ngồi. Tính chất của các mối quan hệ giao tiếp giữa các em và thầy cơ giáo có ảnh hưởng rất quan trọng đối với q trình hình thành và phát triển tâm lý, đặc biệt là sự phát triển về trí tuệ và nhân cách.
Thầy cơ giáo có cái nhìn khác về các em so với khi các em còn học ở trường trung học cơ sở. Vai trò chủ động, sáng tạo trong học tập của các em được giáo viên nhận thức và thực hiện. Đây là một cơ hội thuận lợi cho việc phát triển tính người lớn trong các em. Các em có thể tự quản lý lớp và quản lý thời khóa biểu học tập, sinh hoạt hàng ngày của mình; tự chuẩn bị các hoạt động học tập của bản thân như: chuẩn bị bài mới trước khi đi học, chuẩn bị các bài báo cáo trước lớp, tham gia các hoạt động nhóm trong học tập, tìm kiếm tài liệu học tập bằng nhiều nguồn khác nhau; thiết kế các hoạt động ngồi giờ học chính khóa, các hoạt động xã hội, các hoạt động hướng nghiệp; thảo luận và góp ý với giáo viên về các khía cạnh của quá trình học tập như: nội dung chương trình, phương pháp và hình thức học tập, các điều kiện vật chất và thiết bị phục vụ cho việc học, đánh giá việc dạy và học và những vấn đề khác liên quan đến học tập với tư cách là học sinh. Đây là những điều kiện thuận lợi để thanh niên học sinh thể hiện, rèn luyện và trưởng thành về tâm lý.
Mặt khác, thanh niên học sinh vẫn gặp khó khăn trong nhiều vấn đề của cuộc sống học đường như: phương pháp học tập, cách cư xử và giao tiếp, chấp hành kỷ luật của trường học, hiểu đúng bản thân, chọn bạn, chọn nghề, quan niệm về thành công và hạnh phúc,…
Những thầy cô am hiểu tâm lý thanh niên học sinh thường nhận thức rất rõ vị trí và vai trị của mình trong quá trinh giao tiếp với các em, đó là vị trí người đi trước và vai trị người hướng dẫn. Bên cạnh đó, có những thầy cơ giáo cho rằng họ là người đi trước và luôn luôn đúng, thanh niên học sinh cần chấp hành tuân theo ý muốn chủ quan của mình hoặc cho rằng thanh niên học sinh đã trưởng thành, họ có quyền tự do riêng, khơng nên can thiệp vào sự tự do của các em đều khơng những khơng giúp ích mà cịn gây hại cho q trình phát triển tâm lý của thanh niên học sinh.
Nhận thức và hành động của thầy cô cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thái độ đổi với việc học tập của thanh niên học sinh. Thanh niên học sinh nhận thức được vai trò của học tập đối với tương lai của mình nhưng các kỹ năng học tập chưa được thể hiện rõ. Nhiệm vụ quan trọng của các bậc cha mẹ và giáo viên là chỉ ra và thuyết phục các em nhận thức được học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất trong lứa tuổi các em và học tập là cơng việc suốt đời bởi vì việc học ở trường trung học phổ thơng đặt nền tảng cho việc học nghề của mỗi người và nếu khơng có tri thức thì con người khơng thể tồn tại và phát triển trong xã hội hiện đại. Bên cạnh đó, người lớn mà đặc biệt là giáo viên cần giúp các em rèn luyện các kỹ năng học tập để có thể thích nghi với việc học ở trường và chuẩn bị cho việc học ở lứa tuổi tiếp theo.