Kiểm soát tốt cảm xúc, yêu thương, tận tâm vớ

Một phần của tài liệu Căn cứ luật thi đua, khen thưởng được quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 (Trang 38 - 41)

- Tổng kết, đánh giá và xây dựng kế hoạch cho hoạt động trong tuần tiếp theo (khoảng 5 phút).

1 Kiểm soát tốt cảm xúc, yêu thương, tận tâm vớ

học sinh 0 3 32 35 2

Tư vấn về sức khỏe, giao tiếp, tình cảm, ứng xử, các kỹ năng sống cho học sinh.

0 19 28 23

3

Quan tâm, động viên học sinh tham gia các hoạt động văn nghệ, TDTT, trò chơi trong lớp, trong trường.

0 8 19 43

4

Có bàn bạc, cởi mở, lắng nghe học sinh khi tổ

chức các hoạt động 0 8 31 31 5 Đối xử công bằng, hợp lý, minh bạch 0 3 22 45 6

Thầy/cô lắng nghe tích cực, phản hồi mang tính

xây dựng 0 3 31 36

Bảng thống kê xếp loại học lực các năm

Năm học số họcTổng sinh

Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

2019-2020 1533 529 34.51% 780 50.88% 220 14.35% 4 0.26% 0 0.002020-2021 1619 696 42,99% 793 48,98% 124 7,66% 6 0,37% 0 0,00% 2020-2021 1619 696 42,99% 793 48,98% 124 7,66% 6 0,37% 0 0,00% 2021-2022

(HKI) 1645 712 43,28% 813 49,42% 115 6,99% 1 0,06% 0 0,00%

Bảng thống kê xếp loại hạnh kiểm các năm

Năm học học sinhTổng số Tốt Khá Trung bình Yếu

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

2019-2020 1533 1271 82.91% 239 15.59% 19 1.24% 4 0.26%2020-2021 1619 1457 89,99% 148 9,14% 11 0,68% 3 0,19% 2020-2021 1619 1457 89,99% 148 9,14% 11 0,68% 3 0,19% 2021-2022

Phần III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận

Xây dựng lớp học hạnh phúc là cả một quá trình dài, được tích tụ, bồi đắp từ từ, bởi bản thân hạnh phúc là một hành trình có điểm đến, nhưng không có điểm dừng - ngày hôm nay hạnh phúc hơn hôm qua, ngày mai hạnh phúc hơn hôm nay ... hạnh phúc trên từng chặng đường. Trong đó, có sự lan tỏa yêu thương, lan tỏa giá trị được tạo ra từ chính cái tâm của người giáo viên chủ nhiệm đến với đồng nghiệp, đến với học sinh, phụ huynh và xã hội.

Sau gần 3 năm triển khai xây dựng, mô hình lớp học hạnh phúc đã được sự hưởng ứng nhiệt tình của cán bộ giáo viên và học sinh các nhà trường, đặc biệt là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. Từ những ngày đầu còn bỡ ngỡ, xa lạ, đến nay việc xây dựng các lớp học hạn phúc đã đạt được thành công bước đầu, tất cả các lớp học, tùy vào đặc điểm của mỗi lớp đều đã lựa chọn và thực hiện có hiệu quả những tiêu chí của lớp học hạnh phúc với điểm mấu chốt là “yêu thương, chia sẻ”, “an toàn” và “tôn trọng”. Kết quả này có được là nhờ vai trò rất lớn của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm – những người trực tiếp tổ chức, hướng dẫn và thực hiện. Để duy trì, phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả của lớp học hạnh phúc, tiến tới thực hiện thành công mô hình trường học hạnh phúc, các nhà trường sẽ tiếp tục quan tâm một số giải pháp sau:

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh, nhất là đội ngũ giao viên chủ nhiệm về vị trí, vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng lớp học hạnh phúc trong quá trình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay.

- Nhà trường cần hoàn thiện các tiêu chí xây dựng lớp học hạnh phúc làm cơ sở để thực hiện cũng như đánh giá các mức độ kết quả đạt được của từng đơn vị lớp.

- Tiếp tục tăng cường công tác tư vấn đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc đa dạng hóa các nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp.

- Nâng cao hơn nữa công tác phối hợp giáo dục giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên và cha mẹ học sinh trong việc xây dựng lớp học hạnh phúc.

- Nhà trường cần có hoạt động đánh giá xếp loại và cấp giấy chứng nhận cho lớp đạt tiêu chí lớp học hạnh phúc. Tổ chức tốt việc tuyên dương, khen thưởng đối với các cá nhân, tập thể tham gia tích cực, hiệu quả, các lớp có thành tích xuất sắc.

Hành trình xây dựng lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc không hề đơn giản, dễ dàng mà đó là một hành trình dài, nhiều khó khăn, trở ngại và cả nhiều thử thách. Nhưng với tinh thần tất cả vì học sinh thân yêu, cùng với sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp chính quyền; sự đồng lòng, hỗ trợ của phụ huynh học sinh và

xã hội, đặc biệt với sự quyết tâm, nỗ lực vượt khó của đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động trong ngành giáo dục, chúng ta tin tưởng rằng sẽ có nhiều lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc ở các cấp học, đáp ứng mong cầu của học sinh và phụ huynh, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi Nghị quyết 29/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

3.2. Kiến nghị

Trường học hạnh phúc là sự cộng hưởng của tập hợp các lớp học hạnh phúc mà trong đó tất cả thầy cô giáo, học sinh và phụ huynh đều hạnh phúc. Muốn vậy, các thành viên nhà trường cần phải:

- Học và tự học không ngừng để ngày một hoàn thiện mình; - Tự tin với chính mình và những người xung quanh;

- Coi thất bại là thành công của con đường tương lai; - Chấp nhận sự sai sót để hoàn thiện mình;

- Chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt như là một sáng tạo của tự nhiên; - Đơn giản hóa các vấn đề để hướng tới hạnh phúc giản dị;

Như vậy, “hạnh phúc” là thứ giản dị mà cao sang nhất mà chúng ta có.

Chúng tôi xin cam đoan nội dung đề tài do chính nhóm tác giả thực hiện và báo cáo.

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tăng cường vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng lớp học hạnh phúc ở trường THPT đã thể hiện sự cố gắng và đam mê của chúng tôi nhưng vẫn mang yếu tố chủ quan. Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi thiếu sót. Để đề tài thực sự có giá trị, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý, chia sẻ của các thầy cô và đồng nghiệp để có thể hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!

Xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Minh Chung (2006), Văn hóa lớp học và mô hình lớp học văn hóa trong nhà trường đại học hiện nay, (Đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản Đại học Sư phạm Hà Nội).

2. Hồ Ngọc Đại (2012), Giải pháp đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Nguyễn Công Khanh và các cộng sự (2009), Văn hóa trong nhà trường,

Nxb. Đại học sư phạm, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Nguyên (2016), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về hạnh phúc của nhân dân và ý nghĩa của tư tưởng đó đối với việc xây dựng nông thôn mới ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”, Hội thảo khoa học Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội

5. Thạc sỹ tâm lý Đinh Đoàn (2009), Tài liệu tập huấn giáo viên về kỹ năng sống cho học sinh - Đà Nẵng.

6. PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Giáo dục giá trị và kỹ năng sống cho học sinh phổ thông - Bộ GD&ĐT - Năm 2010.

7. James H. Stronge (người dịch Lê Văn Canh), Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

8. Chương trình VTV7, Thầy cô chúng ta đã thay đổi.

Một phần của tài liệu Căn cứ luật thi đua, khen thưởng được quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w