Đảng bộ huyện Văn Chấn lãnh đạo thực hiện phát triển giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện văn chấn tỉnh yên bái lãnh đạo sự nghiệp giáo dục từ năm 2001 đến năm 2011 (Trang 35 - 45)

8. Bố cục của luận văn

1.3. Đảng bộ huyện Văn Chấn lãnh đạo thực hiện phát triển giáo dục

vào điều kiện của huyện

Trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ huyện Văn Chấn đã có những chủ trương cụ thể nhằm đưa sự nghiệp giáo dục của huyện phát triển trong điều kiện mới.

Thực hiện Chỉ thị số 54-CT/TW, ngày 22-5-2000 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, trong 2 ngày, từ 13 đến ngày 14-1-2000, Đảng bộ huyện đã tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2000-2005.

Trên cơ sở đánh giá những kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI và bám sát tinh thần Dự thảo Nghị quyết Đại hội IX của Đảng. Đại hội đã xác định phương hướng và mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2005 là: “Phấn đấu xây dựng Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể nhân dân vững mạnh toàn diện. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Khâu đột phá là chủ động khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của địa phương; tạo ra vùng sản lượng lớn, chất lượng tốt để phát triển công nghiệp chế biến. Huy động mọi nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng; văn hóa xã hội có bước phát triển mới; ổn định về chính trị, giữ vững quốc phòng, an ninh. Nâng cao một bước đời sống nhân dân”.[2, tr.286]

Trên cơ sở Nghị quyết Trung ương II (khóa VIII), quán triệt Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XV…Đảng bộ huyện Văn Chấn đã xác định mục tiêu,

Mục tiêu tổng quát: Duy trì, củng cố và phát triển, nâng cao chất lượng chống mù chữ PCGD theo hướng PCGDTH đúng độ tuổi; phát triển quy mô, mạng lưới giáo dục THCS đảm bảo cho hầu hết thanh thiếu niên sau khi tốt nghiệp tiểu học tiếp tục học tập đạt trình độ tốt nghiệp THCS trước khi hết 18 tuổi, đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Mục tiêu cụ thể: Phát triển quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các cấp; Huy động học sinh tốt nghiệp tiểu học đi học THCS đạt tỷ lệ 95% trở lên vào năm 2005: Giảm tỷ lệ lưu ban, bỏ học, đảm bảo tỷ lệ trẻ em từ 6 - 11 tuổi đi học tiểu học đạt trên 90%; tối thiểu 80% trẻ em 11 - 14 tuổi đi học THCS. Tỷ lệ tốt nghiệp đạt cao, ở bậc THCS tối thiểu là 95% trở lên, ở những xã vùng cao, điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn phấn đấu đạt từ 80% trở lên.

Đối với mục tiêu phổ cập THCS: Phấn đấu đến hết năm 2004-2005, toàn huyện có trên 70% xã, thị trấn hoàn thành phổ cập giáo dục THCS.

Chương trình, nội dung và phương pháp: Từng bước đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, đổi mới chương trình thay sách giáo khoa phổ thông theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục.

Củng cố hệ thống trường sư phạm: Bao gồm trường bồi dưỡng giáo viên của huyện, các trường của tỉnh đào tạo, sắp xếp, sử dụng tốt số cán bộ quản lý, giáo viên, đảm bảo đến năm 2004 có đủ số lượng và chuẩn hóa cả về cơ cấu loại hình, cơ cấu vùng miền cho các trường phổ thông để thực hiện tốt công tác giáo dục.

Xây dựng, củng cố, từng bước hoàn thiện hệ thống trường lớp. Chú trọng đến các xã vùng sâu, vùng xa của huyện.

Chế độ chính sách đối với người dạy, người học: Thực hiện đầy đủ các chính sách hiện hành. Đồng thời có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với giáo viên vùng sâu, vùng xa và giáo viên tham gia dạy bổ túc.

Củng cố và phát huy kết quả chống mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học, đảm bảo tất cả các xã, thị trấn trong huyện giữ vững và phát huy thành quả chống mù chữ PCGDTH và tiến tới PCGDTHCS đúng độ tuổi, phấn đấu để hầu hết các em tốt nghiệp tiểu học đúng độ tuổi.

Thực hiện xã hội hóa giáo dục: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của công tác giáo dục. Vận động triệt để các đối tượng trong độ tuổi đi học ra lớp. Tạo điều kiện cho các em có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách tham gia học tập. Các địa phương huy động các tổ chức, lực lượng xã hội và nhân dân đóng góp công sức, tiền của, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Các địa phương huy động các tổ chức, lực lượng xã hội và nhân dân đóng góp công sức, tiền của cho các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị phục vụ cho dạy và học. Thực hiện mỗi năm xóa 500 phòng học tạm, đến năm 2005 xóa hết phòng học tạm. Huy động triệt để các nguồn lực: Vốn ngân sách nhà nước; vốn các chương trình mục tiêu; đóng góp của địa phương, của nhân dân cho xây dựng cơ sở vật chất trường học.

Tổ chức thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn và xử lý đảm bảo thực hiện nghiêm túc các chỉ tiêu, kế hoạch: Số lượng, chất lượng dạy và học, cơ sở vật chất trường học, ngân sách đầu tư, hỗ trợ cho người học...

Quá trình tổ chức thực hiện

Từ năm 2001 đến năm 2005, ngành giáo dục huyện Văn Chấn đã có những thay đổi lớn. Dưới sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng bộ Tỉnh, Đảng bộ Huyện và Hội đồng nhân dân, phòng giáo dục Huyện đã tiếp tục phát huy những thành quả đạt được ở những năm trước, đồng thời từng bước khắc phục những hạn chế để phát triển giáo dục trong quá trình đẩy mạnh công nghiêp hóa, hiện đại hóa. Nhiêm vụ trọng tâm trong thời kì này là thực

Về công tác phổ cập giáo dục

Ngành GD&ĐT tham mưu cho Huyện uỷ- HĐND - UBND huyện tổ chức triển khai tốt các Chỉ thị Nghị quyết của Đảng Nhà nước về công tác giáo dục và nhiệm vụ PCGD nói riêng, thống nhất đưa chỉ tiêu nhiệm vụ PCGD vào chương trình công tác của các ngành, các địa phương trong huyện, đưa chỉ tiêu nhiệm vụ PCGD tiểu học đúng độ tuổi, PCGD-THCS thành tiêu chí để đánh giá xếp loại Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Hàng năm phòng giáo dục tham mưu cho UBND huyện ra quyết định kiện toàn BCĐ; thành viên BCĐ được phân công nhiệm vụ một cách cụ thể rõ ràng, mỗi thành viên được phân công phụ trách từ 2 đến 3 cơ sở, hàng quý các thành viên BCĐ phải báo cáo bằng văn bản về thường trực BCĐ cấp huyện tình hình thực hiện kế hoạch phổ cập của các đơn vị do cá nhân phụ trách và đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra.

BCĐ phổ cập giáo dục cấp huyện chỉ đạo các xã, thị trấn kịên toàn BCĐ phổ cập GD cấp xã, chỉ đạo các đơn vị trường học tổ chức điều tra cơ bản, lập hồ sơ phổ cập theo hướng dẫn của phòng giáo dục, xây dựng kế hoạch phổ cập của địa phương thật cụ thể, sát tình hình thực tế, có nhiều giải pháp tích cực để thực hiện hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra.

Phòng giáo dục huyện Văn Chấn đã tham mưu cho Ban chỉ đạo PCGD cấp huyện tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động "Xã hội hoá giáo dục" nâng cao nhận thức của các cấp các ngành của mọi lực lượng trong xã hội, đặc biệt là của phụ huynh học sinh, nhằm huy động tối đa trẻ trong độ tuổi ra lớp, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức Đại hội giáo dục cơ sở để quán triệt đầy đủ và đúng đắn các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước về nhiệm vụ PCGD.

Huyện Văn Chấn được Tỉnh Yên Bái công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học - CMC tháng 12/1997 với 31/34 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn,

tỷ lệ 91,2%. Đến năm 2000, đã có thêm 3 xã được công nhận đạt chuẩn PCGDTH -CMC đạt tỷ lệ 100%.

Bảng 1:Kết quả các tiêu chí PCGD tiểu học đúng độ tuổi từ năm 2000 đến năm 2005 TT Năm Tổng số xã(thị trấn) Số xã (thị trấn) được công nhận Tỷ lệ Huyện được công nhận 1. 2001 34 5 14,7% 2. 2002 34 7 20,58% 3. 2003 34 12 38,71% 4. 2004 31 12 38,71% 5. 2005 31 19 61,29%

(Nguồn:Báo cáo tóm tắt 10 năm PCGDTH ĐĐT- PCGDTHCS)

Bảng 2: Kết quả các tiêu chí PCGD THCS từ năm 2001 đến 2005

TT Năm Tổng số xã(thị trấn) Số xã(thị trấn) được công nhận PCGD THCS Tỷ lệ Huyện được CN 1. 2001 34 5 14,70% 2. 2002 34 7 20,58% 3. 2003 34 14 41,17% 4. 2004 31 25 80,64% Đạt 5. 2005 31 29 93,54% Đạt

(Nguồn: Báo cáo tóm tắt 10 năm PCGDTH ĐĐT- PCGDTHCS)

Sau khi hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục, toàn huyện bước vào tiến hành phổ cập giáo dục đúng độ tuổi. Mục tiêu đề ra đến năm 2010, huyện hoàn thành PCGD THĐĐT, nhưng đến 2005 toàn huyện đã có 19/31 xã hoàn thành mục tiêu đặt ra. Đây là nền tảng quan trọng để huyện hoàn thành mục

Đối với phổ cập THCS, huyện đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đề ra, đến năm 2005, toàn huyện có 93,54% số xã đạt phổ cập THCS, cao hơn mặt bằng trung của tỉnh (toàn tỉnh là 70%).

Phát triển mạng lưới giáo dục

Trong những năm 2001-2005, phòng giáo dục đã tích cực chủ động tham mưu với cấp uỷ, chính quyền các cấp xây dựng quy hoạch mạng lưới trường học trong toàn huyện, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân.

Trong năm học 2001-2002, toàn huyện có 78 đơn vị trường học. Trong đó có 9 trường Mầm non, 41 trường Tiểu học, 28 trường THCS,. Có duy nhất 1 trường tiểu học thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ đạt chuẩn Quốc gia.

Tổng số học sinh, học viên là 35.177 (trong đó 4.144 cháu mầm non; 21291 học sinh tiểu học; 9742 học sinh phổ thông THCS, 2399 lượt học sinh, bổ túc THCS).

Năm 2001, tổng số cán bộ giáo viên toàn ngành là 1.829 người, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 69,87%; trong đó trên chuẩn là 18,2%.

Với số lượng học sinh ít, huyện ủy luôn chỉ đạo phòng giáo dục làm tốt công tác huy động học sinh ra lớp, duy trì sĩ số.

Vào thời điểm tháng 7 hàng năm, các trường xây dựng kế hoạch phổ cập, phối hợp với chính quyền cấp xã rà soát các đối tượng trong độ tuổi, lập kế hoạch điều tra. Tháng 8, các trường tổ chức điều tra cơ bản, cử giáo viên phụ trách từng thôn bản tiến hành điều tra từng hộ gia đình, rà soát đối tượng trong độ tuổi phải phổ cập; sau đó tổng hợp, cập nhật vào hồ sơ phổ cập. Ngay tuần đầu của năm học mới, nhà trường thống kê những học sinh chưa ra lớp, báo cáo với chính quyền xã, phối hợp hợp với các cơ quan chức năng đến từng hộ gia đình để vận động các em đến trường; đối với những em do hoàn cảnh đặc biệt không có điều kiện đến trường, Uỷ ban nhân dân xã, nhà

trường, cộng đồng vận động và có những chính sách hỗ trợ để các em đến trường.

Uỷ ban nhân dân huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo và các xã, thị trấn luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao đến tất cả các đơn vị trường; giao chỉ tiêu việc huy động và duy trì số lượng cho từng đơn vị trường; vì vậy tỷ lệ học sinh ra lớp trong những năm qua đều tăng lên, chất lượng có chuyển biến đáng kể.

Vào đầu năm học, Phòng Giáo dục yêu cầu các đơn vị trường thống kê, báo cáo tình hình, kết quả huy động, đồng thời yêu cầu BCĐ của các xã, thị trấn tập trung chỉ đạo các trường còn học sinh bỏ học, chưa ra lớp có các giải pháp để huy động học sinh ra lớp.

Về công tác xã hội hóa giáo dục

Cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện, lĩnh vực văn hoá xã hội, nhất là lĩnh vực giáo dục thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện và sự phối hợp giúp đỡ của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong huyện, các xã, thị trấn. Bởi vậy, sự nghiệp giáo dục của huyện đã không ngừng phát triển, quy mô mạng lưới trường lớp được mở rộng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của con em và nhân dân.

Từ năm 2001-2005, công tác tuyên truyền xã hội hoá giáo dục được thực hiện thường xuyên đến từng thôn bản và mọi người dân. Từ đó, nhân dân hiểu rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục, từ đó phấn khởi, nhiệt tình, tự nguyện đóng góp tiền của và ngày công lao động để xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học. Các trường đã sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, có hiệu quả nên đã đem lại niềm tin cho nhân dân.

Cùng với sự quan tâm đầu tư hỗ trợ của Nhà nước trong việc xây dựng cơ sở vật chất trường học, đã giúp ngành giáo dục đào tạo huyện có đủ trường, lớp dạy và học. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường chuẩn Quốc gia;

hàng năm, nhân dân ở địa phương đã đóng góp hàng trăm triệu đồng và hàng ngàn ngày công cho việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học.

Nổi bật như ông Đặng Nho Quan trưởng bản ở thôn Vàng Ngần xã Suối Quyền đã tự nguyện bỏ vật liệu của gia đình để làm 2 phòng học trị giá gần 10 triệu đồng. Ông Đặng Kim Thọ phó bản Vàng Ngần xã Suối Quyền đã tự nguyện bỏ tiền mua vật liệu về láng nền lớp học trị giá gần 5 triệu đồng.

Bên cạnh đó, công tác xã hội hóa giáo dục của Văn Chấn còn được sự quan tâm của các tổ chức xã hội trong và ngoài huyện. Điển hình như các ông Nguyễn Quang Khâm, Đỗ Văn Lừng, Hoàng Văn Nam là chủ cơ sở sản xuất chè, chủ nhiệm hợp tác xã, giám đốc doanh nghiệp chè trên địa bàn xã Bình Thuận đã trao nhiều giải thưởng trị giá hàng triệu đồng cho các cháu học sinh THCS Bình Thuận đạt thành tích cao trong kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện; đã ủng hộ hàng triệu đồng cho nhà trường xây cổng trường, tu sửa cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học, ông Nguyễn Hồng Quang giám đốc công ty xây dựng Quang Thịnh ở thị trấn Nông trường Trần Phú đã cấp 5 xuất học bổng trị giá 10 triệu đồng cho 5 học sinh nghèo học giỏi và hàng chục triệu đồng cho quỹ khuyến học địa phương.

Công tác tuyên truyền thường xuyên, liên tục đã tác động, làm chuyển biến rõ rệt nhận thức của cán bộ, nhân dân, thu hút đông đảo sự ủng hộ của toàn dân cùng chăm lo, phát triển sự nghiệp “trồng người”. Để công tác xã hội hoá giáo dục đi vào chiều sâu, ngành giáo dục huyện đã làm tốt công tác tham mưu, tổ chức thành công 2 kỳ Đại hội ngành giáo dục, đồng thời kiện toàn Hội đồng giáo dục, Hội khuyến học từ cấp huyện đến cấp xã, thị trấn. Đây chính là những lực lượng “nòng cốt” tham mưu chính cho việc đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục tại địa phương.

Xác định mục tiêu xã hội hoá giáo dục là xây dựng môi trường giáo dục trong sạch, lành mạnh; tăng cường sự phối hợp giữa ngành giáo dục với các

ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân; huy động nhân lực, vật lực, kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ cho phát triển giáo dục.

Phát huy vai trò “cầu nối” tăng cường mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường, thực hiện tốt việc tuyên truyền, giáo dục, quản lý học sinh tại thôn bản, tham gia vận động trẻ đến lớp, xây dựng môi trường văn hoá. Ngay sau thời gian thành lập, cho đến nay các Hội khuyến học đã phát triển ở 31/31 đơn vị xã, thị trấn với 80% thôn bản. Nhiều cơ quan, đơn vị cũng thành lập được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện văn chấn tỉnh yên bái lãnh đạo sự nghiệp giáo dục từ năm 2001 đến năm 2011 (Trang 35 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)