Mặt tích cực:

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập Bộ kế hoạch và đầu tư (Trang 26 - 30)

I. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

2.1. Mặt tích cực:

- Môi trường đầu tư-kinh doanh tại Việt Nam tiếp tục được cải thiện, phù hợp với cam kết quốc tế của Việt Nam, sức hấp dẫn của Việt Nam tăng lên nhiều theo đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp đầu tư tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) năm 2007 tổ chức tại Hà Nội đầu tháng 12/2007. Với việc trở thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, vị thế của Việt Nam đã được nâng cao hơn nhiều. Cùng với nhiều nỗ lực của Chính phủ và Quốc hội thể hiện quyết tâm đổi mới, Việt Nam đang trở thành điểm hấp dẫn đầu tư ở Châu Á trong con mắt của cộng đồng đầu tư quốc tế, qua kết quả khảo sát về triển vọng

thu hút đầu tư của Hội nghị Thương mại và Phát triển liên hợp quốc (UNCTAD) vừa công bố Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 6 trong tổng số 141 nền kinh tế được khảo sát (sau Trung Quốc, Ân độ, Mỹ, Nga và Brazil). Các tập đoàn xuyên quốc gia quan tâm, sẵn sàng đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam biểu hiện bởi làn sóng đầu tư mới tại Việt Nam với nhiều dự án quy mô vốn lớn từ các nền kinh tế lớn của thế giới.

- Việc áp dụng thống nhất Luật Đầu tư đối với cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài đã tạo sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp. Đồng thời, theo đó, loại hình doanh nghiệp được mở rộng, đa dạng dễ dàng cho nhà đầu tư lựa chọn phù hợp với ý định kinh doanh của mình.

- Việc tăng cường phân cấp đã giúp cho các địa phương chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong công tác vận động thu hút và quản lý hiệu quả hoạt động ĐTNN. Việc cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được triển khai đồng bộ trong bộ máy quản lý hoạt động đầu tư ở các địa phương theo cơ chế liên thông một cửa và đã đạt kết quả bước đầu: thời gian cấp Giấy chứng nhận đầu tư được rút ngắn so với trước, thậm chí ở một số địa phương một số dự án được cấp trong cùng một ngày. Quy trình, thủ tục cũng như quản lý doanh nghiệp theo hướng đơn giản, thuận tiện hơn so với trước, nhằm phát huy tự chủ và tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp.

Trong năm 2007, ngoài một số địa phương tiếp tục phát huy tiềm năng thuận lợi trong thu hút vốn ĐTNN (TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai), một số địa phương khác (Vĩnh Phúc, Hậu Giang, Thừa Thiên-Huế, Long An, Đà Nẵng, Ninh Bình ...) đã có nhiều chuyển biến tích cực trong thu hút ĐTNN. Thể hiện một không khí thi đua sôi nổi giữa các địa phương trong thu hút các dự án FDI có quy mô lớn, từ các tập đoàn đa quốc gia, vì vậy, kết quả thu hút vốn FDI cấp mới đạt hơn 20 tỷ USD, vượt 53,8% dự kiến đề ra (13 tỷ USD). Cụ thể danh mục các dự án lớn tại biểu đính kèm.

- Trong năm 2007 quy mô vốn đầu tư bình quân cho một dự án đạt 14 triệu USD (cao hơn mức bình quân cùng kỳ năm trước-8,5 triệu USD). Số dự án quy mô vốn đầu tư lớn (trên 40 triệu USD) đã chiếm trên 72% tổng vốn đăng ký của cả nước. Vốn đầu tư đăng ký tuy tiếp tục tập trung vào lĩnh vực công nghiệp (50,6%), nhưng đã có dự chuyển dịch mạnh vào lĩnh vực dịch vụ, chiếm 47,7%. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông-lâm-ngư.

- Xu hướng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản của các nhà đầu tư Hàn Quốc tăng lên, trải rộng trong các địa phương trong cả nước từ Bắc-Trung-Nam.

- Trong năm đã có nhiều doanh nghiệp FDI đăng ký lại theo hướng dẫn tại Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 của Chính phủ quy định việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp ĐTNN theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Đồng thời, mở rộng sản xuất tăng vốn đầu tư và vốn điều lệ lớn hơn rất nhiều so với vốn đăng ký ban đầu.

- Nhìn chung, tình hình hoạt động SX-KD của khu vực các doanh nghiệp có vốn ĐTNN vẫn giữ mức tăng trưởng, nhiều số doanh nghiệp ĐTNN đã triển khai tích cực ngay trong tháng được cấp giấy chứng nhận đầu tư.

- Công tác XTĐT đã chuyển biến tích cực, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ, ngành với các địa phương theo hướng bám sát các tập đoàn đa quốc gia, các nhà đầu tư lớn có ý định đầu tư tại Việt Nam, từ khâu ban đầu thành lập dự án cho tới khâu cuối triển khai sản xuất-kinh doanh, nhằm hỗ trợ nhà đầu tư hoạt động thuận lợi tại Việt Nam. Tài liệu phục vụ công tác XTĐT được cập nhật, phát hành kịp thời. Nhiều hoạt động XTĐT kết hợp các chuyến công tác, làm việc của lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước tại một số nước thuộc các Châu Âu, Á, Mỹ và Mỹ La tinh, Trung Đông.. đã tạo cơ hội cho doanh nghiệp hai bên gặp gỡ, trao đổi và ký kết các thỏa thuận hợp tác đầu tư lên hàng chục tỷ đô la Mỹ, tạo tiền đề cho việc triển khai các dự án ĐTNN sau này.

2.2. Hạn chế:

Trong năm 2007, mặc dù kết quả thu hút và sử dụng nguồn vốn ĐTNN vẫn tiếp tục giữ nhịp độ tăng trưởng và cơ hội hiện có (làn sóng đầu tư mới từ các đối tác tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Trung Đông, …đã đến Việt Nam với cam kết thoả thuận hàng chục tỷ USD, trong đó có một số dự án có quy mô vốn trên 1 tỷ USD dự kiến đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, xây dựng nhà máy lọc dầu, điện, khu dịch vụ chất lượng cao), nhưng cho thấy còn nhiều các hạn chế, thách thức trước mắt để chuẩn bị điều kiện tiếp nhận và khả năng hấp thụ các dự án quy mô vốn lớn của Việt Nam, như :

• Về luật pháp :

Hầu hết các lĩnh vực đầu tư có điều kiện cũng như điều kiện của các dự án đầu tư chậm ban hành văn bản quy định các điều kiện cụ thể làm căn cứ để thẩm tra, cấp GCNĐT. Điều này gây lúng túng cho cơ quan quản lý đầu tư ở các địa phương cũng như cho nhà đầu tư trước khi quyết định đầu tư.

Nhiều vấn đề hiện nay như đầu tư gián tiếp, trình tự, thủ tục mở chi nhánh, thanh lý, giải thể ; chế độ báo cáo thống kê... chưa được hướng dẫn đầy đủ, hoặc chưa được sửa đổi phù hợp cũng làm giảm tiến độ tiếp nhận, triển khai dự án.

• Về quy hoạch đầu tư :

Việc xử lý về quan điểm đối với một số dự án lớn còn lúng túng, kéo dài, đặc biệt về sự phù hợp với quy hoạch của một số ngành, cũng đã ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cũng như tiếp nhận đầu tư của các địa phương.

• Về cơ sở hạ tầng :

Trong thời gian vừa qua, cơ sở hạ tầng phục vụ đầu tư tuy đã được chú trọng bằng nhiều nguồn vốn đầu tư, song vẫn còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp tiến độ phát triển đầu tư, ảnh hưởng tới tâm lý của nhà đầu tư.

Việc chưa chuẩn bị sẵn sàng về đất đai (đặc biệt đối với các dự án lớn cần mặt bằng sản xuất rộng) cũng như việc giải phóng mặt bằng, đền bù, di dời và tái

định cư dân khu vực đầu tư còn nhiều bất cập đã hạn chế việc tiếp nhận các dự án mới cũng như đẩy nhanh tiến độ của các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Ngoài ra, một số trở ngại ảnh hưởng tới hoạt động ĐTNN như nguồn nhân lực hạn chế, cạnh tranh gay gắt do thị trường mở cửa theo lộ trình cam kết quốc tế, công nghiệp phụ trợ còn hạn chế, chi phí đầu vào tăng (giá nguyên, vật liệu tăng, giá nhân công.v.v ); việc giảm thuế nhập khẩu đối với linh kiện điện, điện tử; thời tiết khắc nghiệt-dịch bệnh kéo dài (nắng nóng kéo dài, hạn hán dẫn tới thiếu nước và điện phục vụ sản xuất), vẫn còn vướng mắc về thủ tục pháp lý và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; điều kiện sinh sống của người lao động tại các khu công nghiệp còn khó khăn, thiếu thốn, chậm được khắc phục ...

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập Bộ kế hoạch và đầu tư (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w