Kết quả hợp tác Lao động của Việt Nam với ASEAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác việt nam ASEAN trong lĩnh vực lao động từ năm 1998 đến nay (Trang 45 - 106)

Chương 1 : ASEAN VỚI VẤN ĐỀ HỢP TÁC LAO ĐỘNG

2.3. Kết quả hợp tác Lao động của Việt Nam với ASEAN

Tổ chức thành công các sự kiện của ASEAN về Lao động tại Việt Nam

Trong hơn 12 năm qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN lần thứ 12 (1998), Hội nghị lần thứ 21 của Ủy ban ASEAN về phát triển xã hội (1999), Hội thi Tay nghề ASEAN lần thứ 5 (2004), Hội nghị Mạng lưới An toàn vệ sinh lao động ASEAN lần thứ 5 (2005). Đặc biệt trong năm 2010, với vai trò là Chủ tịch của H ội nghị Bộ trưởng Lao động, Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực Lao động, cụ thể đã tổ chức thành công Hội nghị ALMM 21 và ALMM+3 và các sự kiện cấp chuyên viên trong lĩnh vực Lao động. Hội nghị ALMM 21, các Bộ trưởng đã thông qua 02 văn kiện quan trọng: thứ nhất là Chương

trình làm việc của Bộ trưởng Lao động giai đoạn 2010-2015; thứ hai là Bộ Hướng dẫn của ASEAN về những kinh nghiệm Quan hệ lao động hài hòa.

Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN +3 được tổ chức vào ngày 24/5/2010 với sự tham gia của Bộ trưởng Lao động của các quốc gia thành viên ASEAN và các nước đối tác: Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Hội nghị đã đánh giá hiệu quả hợp tác giữa các nước ASEAN và ba nước đối tác thời gian qua, đồng thời thảo luận, đưa ra kế hoạch hợp tác giai đoạn tiếp theo trong các lĩnh vực Phát triển

Nguồn nhân lực, Lao động - Việc làm và Bảo hiểm xã hội. Theo kết quả cuộc họp, ba nước đối tác tiếp tục tham gia hỗ trợ các nước ASEAN về Phát triển Nguồn nhân lực, xây dựng chính sách Quan hệ lao động, Quản lý lao động, Bảo hiểm xã hội và Việc làm.

Hội nghị Nguồn nhân lực ASEAN lần thứ 2 đã được tổ chức thành công. Hội nghị đã đưa ra đươ ̣c những khuyến nghị thiết thực trong việc Phát triển Nguồn nhân lực và kỹ năng, đặc biệt trong bối cảnh hâ ̣u khủng hoảng kinh tế và phục hồi.

Các Hội nghị cấp chuyên viên trong lĩnh vực Lao động cũng được tổ chức thành công và đưa ra nhiều các giải pháp thiết thực, tổ chức thực hiện các quyết định liên quan đến tăng cường hợp tác trong lao động: Chủ trì Nhóm Công tác ASEAN nhằm thực hiện Tuyên bố ASEAN về Bảo vệ và Thúc đẩy quyền lao động di cư (ACMW) và tổ chức thành công Cuộc họp lần 3 của Ủy ban với viê ̣c Việt Nam chính thức tham gia vào Nhóm soạn thảo văn kiện về lao động di cư; Diễn đàn lao động di cư ASEAN lần thứ 3 với những khuyến nghị về việc nâng cao nhận thức về vấn đề di cư an toàn và việc làm bền vững; Hội nghị Thanh tra Lao động ASEAN với Khuyến nghị Hạ Long về chia sẻ kinh nghiệm trong công tác Thanh tra lao động….

Các Hội nghị về lĩnh vực Lao động đã đạt được những kết quả thiết thực , được các nước thành viên đánh giá cao về khâu tổ chức cũng như nội dung . Một

động các nước thông qua Tuyên bố của các nhà Lãnh đạo ASEAN về Phát triển Nguồn nhân lực và Kỹ năng cho Phục hồi kinh tế và Phát triển . Đây là một văn kiện quan trọng, làm cơ sở cho các nước xây dựng những chương trình, hoạt động trong lĩnh vực Phát triển Nguồn nhân lực, đồng thời đáp ứng được chủ đề Việt Nam đã đề ra trong năm là “Phát triển Nguồn nhân lực cho Phục hồi Kinh tế và Phát triển”.

Tích cực tham gia các dự án của ASEAN và đưa ra các sáng kiến hợp tác

Cho tới nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã và đang tham gia, đóng góp vào việc xây dựng, triển khai 12 chương trình/dự án/hoạt động trong khuôn khổ kế hoạch hành động Phát triển Nhân lực thuộc sáng kiến hội nhập ASEAN (IAI), trong đó có một số dự án đáng chú ý, gồm:

- Chương trình ASEAN – Nhật Bản về Quan hệ lao động: Đây là Chương trình do Nhâ ̣t Bản tài trợ hỗ trợ các nước ASEAN , đặc biệt là các nước ASEAN 4 nhằm thảo luận và chia sẽ kinh nghiệm của Nhật Bản đối với vấn đề Quan hệ lao động trong pháp luật lao động, tiền lương, quá trình hội nhập quốc tế và thay đổi công nghệ. Đây là những kinh nghiệm hết sức quý giá đối với các nước ASEAN trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập khu vực.

- Chương trình Phát triển Nguồn nhân lực cho các quan chức ASEAN : Đây là Chương trình do Hàn Quốc tài trợ đào tạo nâng cao trình độ và trao đổi chi a sẽ kinh nghiệm Phát triển Nguồn nhân lực tại từng nước.

- Dự án nghiên cứu AFTA và các tác động của quá trình gia nhập AFTA đối với vấn đề Lao động - Việc làm tại các nước ASEAN.

- Dự án Tăng cường khả năng công nhận tay nghề giữa các nước ASEAN nhằm đánh giá trình độ tay nghề giúp lao động ASEAN được đánh giá trình độ tay nghề thích hợp và có thể tìm được việc làm ở các nước khác trong khối.

Trong quá trình tham gia các diễn đàn hợp tác chuyên ngành, tại các hội nghị và hội thảo của ASEAN, Việt Nam đã chủ động và kiên trì bày tỏ quan điểm và thảo luận hoặc đề xuất các ý kiến được các nước đánh giá là rất xác đáng. Các đề xuất, sáng kiến cải cách phương thức hoạt động của ASEAN đã được ghi nhận bao gồm:

+ Đề xuất giảm bớt việc tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN không chính thức, chỉ giữ lại cơ chế hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN;

+ Đề xuất bỏ bớt cơ chế Hội nghị Tiểu ban lao động ASEAN (ASCLA), đưa vấn đề về thảo luận ở cơ chế Hội nghị các Quan chức Cao cấp phụ trách Lao động (SLOM) theo hướng tin giản, gọn nhẹ;

+ Đề xuất giãn cách thời gian tổ chức các Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN từ 1 năm 1 lần thành 2 năm 1 lần;

+ Đề xuất nội dung thảo luận tại các Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN +3 ở phạm vi chủ trương, chính sách chung thay vì các vấn đề kỹ thuật cụ thể;

+ Đề xuất và chủ động thực hiện các hoạt động bên lề bên cạnh các sự kiện ASEAN được tổ chức tại Việt Nam để tiết kiệm nguồn lực. Cụ thể việc tổ chức Hội nghị Phát triển Nguồn nhân lực ASEAN được tổ chức bên lề Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN là một trong những sáng kiến của Việt Nam. Tổ chức Hội nghị Thanh tra Lao động ASEAN bên lề cuộc họp của Nhóm công tác SLOM…

Hiện nay, Việt Nam đang tiếp tục đưa ra các sáng kiến dự án trong hoạt động của ASEAN liên quan đến Thanh tra Lao động, An toàn lao động, so sánh Luật Lao động và tăng cường quan hệ hợp tác trong hoạt động hợp tác ASEAN.

Những kết quả đạt được trong từng lĩnh vực hợp tác chuyên ngành về Lao động với ASEAN

Qua hơn 12 năm hoa ̣t đô ̣ng hợp tác về Lao đô ̣ng trong ASEAN, Viê ̣t Nam đã thể hiê ̣n vai trò chủ đô ̣ng , tích cực và có trách nhiệm . Ta đã chủ đô ̣ng đưa ra các sáng kiến tầm khu vực như Tuyên bố về Phát triển nguồn nhân lực và Kỹ năng cho phục hồi kinh tế và tăng trưởng bền vững ; Chương trình là m viê ̣c của các Bộ trưởng Lao động ASEAN giai đoạn 2010-2015 trong năm Viê ̣t Nam làm Chủ tịch ASEAN 2010, đồng thời tích cực đưa ra các sáng kiến và các ưu tiên mà ta có lợi thế. Trong quá trình hợp tác đó , Bô ̣ Lao đô ̣ng – Thương binh và Xã hô ̣i cho rằng thành công lớn nhất trong hợp tác ASEAN trong lĩnh vực Lao động của Việt Nam là phục vụ công tác chính trị và ngoại giao . Hoạt động hợp tác ASEAN trong năm 2010 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hô ̣ i đã sát mu ̣c tiêu chủ yếu của Viê ̣t Nam trong năm Chủ tịch ASEAN là góp phần tăng cường đoàn kết và liên kết ASEAN, hoàn tất việc đưa Hiến chương ASEAN vào cuộc sống và đẩy nhanh việc thực hiê ̣n có hiê ̣u quả các chương trình kế hoa ̣ch về xây dựng Cô ̣ng đồng ASEAN ; đồng thời đẩy ma ̣nh hợp tác giữa ASEAN với các đối tác.

Hoạt động hợp tác ASEAN , ASEAN và các đối tác trong lĩnh vực lao đô ̣ng và việc làm đang đi vào thực chất . Cụ thể từng lĩnh vực chuyên ngành liên quan đến hơ ̣p tác Lao đô ̣ng ASEAN như sau:

+ Lĩnh vực Thanh tra lao động

Trong lĩnh vực hợp tác này , hoạt động chủ yếu mà Việt Nam tham gia đó là tham dự và đăng cai tổ chức mô ̣t số Hô ̣i nghi ̣ , Hô ̣i thảo khu vực. Năm 2010, tại Hạ Long, Quảng Ninh , Viê ̣t Nam đã đăng cai tổ chức Hô ̣i Nghi ̣ Thanh Tra Lao đô ̣ng ASEAN lần thứ nhất và đã đưa ra Khuyến nghi ̣ Hạ Long nhằm tăng cường hợp tác về Thanh tra Lao đô ̣ng của ASEAN . Sau Hội nghị, hoạt động này hiện đã trở thành sự kiê ̣n thường niên trong ASEAN . Tiếp theo thành công của Hô ̣i nghi ̣ , vào tháng 3/2012, Viê ̣t Nam tiếp tu ̣c đăng cai tổ chức Hô ̣i nghi ̣ Thanh tra Lao đô ̣ng ASEAN

lần thứ 2 và đã đưa ra Kế hoạch Hành động đ ể thực hiện các Khuyến nghi ̣ Hạ Long

nhằm hiê ̣n thực hóa những gì đã đa ̣t được ta ̣i Hô ̣i nghi ̣ lần thứ nhất . Ngoài ra, Viê ̣t Nam cũng là nước đề xuất viê ̣c nghiên cứu pháp luâ ̣t lao đô ̣ng trong các nước

ASEAN và đã kết thúc pha thứ nhất của nghiên cứu. Hiê ̣n pha thứ 2 được Viê ̣t Nam đề xuất đang tiếp tục tiến hành với sự tham gia của 3 nước phối hợp bao gồm L ao, Cambodia và Myanmar [13, tr. 1].

+ Lĩnh vực An toàn vệ sinh lao động

Các hoạt động hợp tác trong ASEAN về lĩnh vực này chủ yếu thông qua Hội nghị, Hô ̣i thảo chia sẻ kinh nghiê ̣m nhằm đảm bảo an toàn lao đô ̣ng cho người lao đô ̣ng ta ̣i nơi làm viê ̣c. Tại Hội nghị Ban điều phối mạng ASEAN về An toàn vệ sinh lao đô ̣ng và o tháng 5/2007, Viê ̣t Nam đã được các quốc gia thành viên Ma ̣ng An toàn vệ sinh lao động ASEAN (ASEAN-OSHNET) lựa cho ̣n là điều phối viên cho viê ̣c xây dựng Hồ sơ quốc gia , Chương trình quốc gia về An toàn vê ̣ sinh lao đô ̣ng trong ASEAN. Ngoài ra, Viê ̣t Nam cũng kết nối hoa ̣t đô ̣ng của ma ̣ng với các hoa ̣t đô ̣ng hợp tác quốc tế khác , đă ̣c biê ̣t trong lĩnh vực ngành , nghề có nguy cơ cao , huy đô ̣ng các nguồn lực tham gia [13, tr. 1].

+ Lĩnh vực phòng chống và kiểm soát HIV tại nơi làm việc

Mô ̣t trong những lĩnh vực chuyên ngành liên quan đến hợp tác Lao động của Việt Nam với ASEAN là phòng ch ống HIV ta ̣i nơi làm viê ̣c . Nhóm công tác về phòng chống và kiểm soát HIV tại nơi làm việc đã đưa ra Chương trình làm viê ̣c về phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm viê ̣c giai đoạn 2012-2014 và đang thúc đẩy thực hiê ̣n các hoa ̣t đô ̣ng thuô ̣c chương trình này . Viê ̣t Nam được phân công chủ trì tổ chức viê ̣c thu thâ ̣p và xuất bản các điể n hình tốt để phổ biến và nhân rô ̣ng các điển hình này trong khu vực [13, tr. 1].

+ Lĩnh vực đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài và bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động di cư

Bên ca ̣nh viê ̣c xúc tiến hợp tác lao đô ̣ ng trong lĩnh vực đưa lao đô ̣ng đi làm viê ̣c ở nước ngoài, Bô ̣ Lao đô ̣ng – Thương binh và Xã hô ̣i đã phối hợp chă ̣t chẽ với Bô ̣ Ngoa ̣i giao tham gia tích cực hoa ̣t đô ̣ng của Nhóm công tác của Ủy ban ASEAN về viê ̣c thực hiê ̣n Tuyên bố ASEAN về Bảo vê ̣ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư (ACMW). Viê ̣c xây dựng văn kiê ̣n trên được khởi xướng năm 2008 với 4 nước tham gia và theo sáng kiến của Viê ̣t Nam , kể từ năm 2010, tất cả 10 nước thành viên ASEAN đã cùng tham gia xây dựng văn kiện này . Đây là sáng kiến được đánh giá cao của Việt Nam , thể hiê ̣n cam kết đầy đủ của 10 nước ASEAN với tư cách vừa là nước tiếp nhâ ̣n , vừa là nước phái cử lao đô ̣ng trong viê ̣c bảo vê ̣ quyền lợi chính đáng của người lao động di cư [13, tr. 2].

Các nước ASEAN cũng thúc đẩy việc phái cử và tiếp nhận lao động trong nô ̣i khối phu ̣c vu ̣ cho quá trình phát triển của các nước . Đây được coi là mô ̣t trong những hoa ̣t đô ̣ng quan trọng song cũng phát sinh rất nhiều vấn đề liên quan đến quản lý lao động nước ngoài tại các nước . Bản thân ASEAN hiện nay cũng đang thúc đẩy ký kết Hiệp định di chuyển thể nhân trong ASEAN nhằm quản lý tốt hơn cũng như tăng cường hợp tác trong lĩnh vực lưu chuyền lao đô ̣ng giữa các nước.

Trong các nước ASEAN , Viê ̣t Nam có lao đô ̣ng làm viê ̣c ta ̣i Malyasia , Brunei, Singapore, Lao và Cambodia. Tính đến nay có khoảng hơn 100.000 người đang làm viê ̣c có thời hạn hợp động tại các quốc gia Đông Nam Á , trong đó Malaysia chiếm số lượng người cao nhất khoảng 90.000 người [32, tr. 2].

+ Lĩnh vực phát triển thông tin thị trường lao động

Mỗi quốc gia thành viên đều có mô ̣t hê ̣ thống phát triển thông tin thi ̣ trường lao động riêng . Tuy nhiên , với mu ̣c tiêu xây dựng Cô ̣ng đồng ASEAN thống nhất vào năm 2015, các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng hiện đang nỗ lực

phát triển một hệ thống thông tin thị trường lao đô ̣ng đồng bô ̣ nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu cung cấp các dữ liệu về thông tin lao động cho nhà quản lý , người sử dụng lao động và người lao động trong ASEAN . Hê ̣ thống Thông tin thi ̣ trường lao đô ̣ng Viê ̣t Nam đang dần hình thà nh và đang phát huy tác du ̣ng là nơi cung cấp và dự báo thông tin ki ̣p thời về thi ̣ trường lao đô ̣ng làm cơ sở quan tro ̣ng trong viê ̣c xây dựng những chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước cũng như phục vụ cho vấn đề dự báo nhu cầu lao động của khu vực và thế giới . Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã tiến hành điều tra, khảo sát trên quy mô cả nước về nguồn Cung lao động từ năm 2009 và được cập nhật hàng năm để xây dựng một cơ sở dữ liệu về thông tin thị trường lao động. Những thông tin cơ bản được đăng tải trên website của Bộ LĐTB&XH làm cơ sở nghiên cứu cho các nhà hoạch định chính sách cũng như của các nhà đầu tư trong việc hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực để phục vụ cho quá trình Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa của Việt Nam. Và năm 2012, Bộ LĐTB&XH đã mở rộng điều tra trên quy mô cả nước về phần Cầu Lao động ở các doanh nghiệp, để kết nối Cung – Cầu Lao động của Việt Nam. Tạo ra một cơ sở thông tin thị trường lao động đồng bộ phục vụ cho công tác nghiên cứu chính sách trong nước cũng như kết nối với Thông tin thị trường lao động chung của khu vực ASEAN [13, tr. 2].

+ Lĩnh vực Phát triển Nguồn nhân lực với ASEAN

Phát triển Nguồn nhân lực được khẳng định từ nội dung của Hiến chương ASEAN đến các tuyên bố của ASEAN , các văn kiện của Hội nghị Bộ trưởng . Theo Hiến chương ASEAN (đươ ̣c phê chuẩn tháng 12/2008), nô ̣i dung Phát triển Nguồn Nhân Lực được nêu ta ̣i điều 1 Hiến chương ASEAN, theo đó ASEAN sẽ nỗ lực : …

Nhằm phát triển nguồn lực thông qua hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực giáo dục , học tập suốt đời, khoa học kỹ thuật, và tăng quyến năng của các dân tộc ASEAN và thúc đẩy Cộng đồng ASEAN”[65, tr. 3].

Nhâ ̣n thấy tầm q uan tro ̣ng của Phát triển Nguồn nhân lực và Kỹ năng nhằm tăng năng suất và thúc đẩy phu ̣c hồi kinh tế và tăng trưởng bền vững trước tác đô ̣ng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu , các nước thành viên ASEAN thông qua chiến lươ ̣c tăng cường phát triển và quản lý Nguồn nhân lực nhằm giúp các nước thành viên nâng cao trình đô ̣ tiêu chuẩn kỹ năng liên quan như là mô ̣t bước đi quan tro ̣ng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác việt nam ASEAN trong lĩnh vực lao động từ năm 1998 đến nay (Trang 45 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)