1. Kết luận
1.1. Hứng thú là thái độ đặc thù của cá nhân đối với đối tượng nào đó do nhận thức được ý nghĩa của nó trong đời sống và sự hấp dẫn về mặt tình cảm, có sức thu hút, lôi cuốn hoạt động của cá nhân
Bức tranh hứng thú của con người vô cùng đa dạng và phong phú. Hứng
thú nhận thức là thái độ đặc thù của chủ thể hướng vào nhận thức bản chất, đặc điểm, các mối quan hệ bên trong của đối tượng được chủ thể lựa chọn trên cơ sở nhận thức rõ ý nghĩa và sự hấp dẫn lôi cuốn của đối tượng gây nên hứng thú.
Hứng thú học tập có liên quan chặt chẽ với hứng thú nhận thức. Hứng
thú học tập là thái độ đặc thù của người học đối với môn học nào đó vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa đem lại sự khoái cảm cho người học trong quá trình học tập.
Hứng thú học tập các môn cơ sở của sinh viên khoa Sư phạm kỹ thuật – Trường Cao đẳng Nông Lâm- Bắc Giang là thái độ đặc thù của sinh viên khoa Sư phạm kỹ thuật của Trường do nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các môn cơ sở đối với mục tiêu yêu cầu đào tạo, cũng như do sự hấp dẫn về mặt tình cảm của nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học các môn cơ sở trong quá trình học tập tại Trường.
1.2. Hứng thú học tập các môn cơ sở của sinh viên Khoa Sư phạm kỹ thuật – Trường Cao đẳng Nông – Lâm Bắc Giang được cấu thành bởi ba thành tố tâm lý cơ bản đó là: Nhận thức, xúc cảm – tình cảm và hành vi. Mỗi thành tố có một vai trò riêng nhưng quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên hứng thú học tập các môn cơ sở của sinh viên.
1.3. Kết quả nghiên cứu đã khái quát và cụ thể hóa thực trạng hứng thú học tập các môn cơ sở của sinh viên Khoa Sư phạm kỹ thuật – Trường Cao đẳng
Nông – Lâm Bắc Giang.
Thực trạng hứng thú học tập các môn cơ sở của sinh viên Khoa Sư phạm kỹ thuật – Trường Cao đẳng Nông – Lâm Bắc Giang được đánh giá thông qua ba thành tố chủ yếu đó là nhận thức; xúc cảm – tình cảm và thành tố hành vi. Qua kết quả nghiên cứu thì hứng thú học tập các môn cơ sở của sinh viên Khoa Sư phạm kỹ thuật – Trường Cao đẳng Nông – Lâm Bắc Giang tương đối tốt.
1.4. Hứng thú học tập các môn cơ sở của sinh viên Khoa Sư phạm kỹ thuật – Trường Cao đẳng Nông – Lâm chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Kết quả từ nghiên cứu đã làm rõ 5 nhóm các yếu tố cơ bản. Cụ thể là:
- Nhóm các yếu tố thuộc về người học. - Nhóm các yếu tố thuộc về người dạy. - Nhóm các yếu tố thuộc về môn học.
- Nhóm các yếu tố thuộc về điều kiện phương tiện vật chất kỹ thuật. - Nhóm các yếu tố tác động ảnh hưởng của môi Trường xã hội.
Trong năm nhóm các yếu tố cơ bản nêu trên, nhóm các yếu tố thuộc về người dạy và người học có sự tác động ảnh hưởng lớn nhất đến hứng thú học tập các môn cơ sở của sinh viên.
1.5. Dựa trên các kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, đề tài đã đề xuất một số biện pháp cơ bản phát triển hứng thú học tập cho sinh viên Khoa Sư phạm kỹ thuật – Trường Cao đẳng Nông – Lâm Bắc Giang. Các biện pháp đó bao gồm:
- Sinh viên thường xuyên được định hướng, giáo dục và xây dựng hệ thống động cơ đúng đắn trong học tập các môn cơ sở.
- Nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ giảng viên dạy các môn cơ sở. - Xây dựng nội dung, chương trình các môn cơ sở theo hướng bám sát mục tiêu, yêu cầu của dạy học.
phương pháp kích thích hứng thú học tập của sinh viên.
- Tăng cường sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong dạy học các môn cơ sở.
2. Kiến nghị
Ngoài những biện pháp cơ bản nêu trên, đề tài xin đề xuất một số kiến nghị sau đây nhằm tăng cường hứng thú học tập các môn cơ sở của sinh viên khoa sư phạm kỹ thuật trường Cao đẳng nông lâm Bắc Giang:
- Quan tâm hơn nữa đến việc biên soạn và cung cấp giáo trình, tài liệu tham khảo các môn cơ sở cho sinh viên, giáo viên. Nhanh chóng khắc phục tình trạng thiếu giáo trình, tài liệu tham khảo, hoặc giáo trình, tài liệu tham khảo đã quá cũ và lạc hậu trong dạy học các môn cơ sở.
- Kiện toàn đội ngũ giảng viên dạy các môn cơ sở đảm bảo đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng; tạo điều kiện cho giảng viên được học tập nâng cao trình độ, đồng thời có những chính sách động viên hỗ trợ họ trong quá trình đi học.
- Khuyến khích giảng viên sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại vào dạy các môn cơ sở. Mặt khác, tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin để giảng viên có thể sử dụng hiệu quả các phương tiên kỹ thuật hiện đại trong dạy học các môn cơ sở.
- Quan tâm đầu tư hơn nữa tới các hình thức thảo luận, xêmina, bài tập thực hành…giúp sinh viên có nhiều cơ hội được kiểm nghiệm và vận dụng lý luận vào thực tiễn trong học tập các môn cơ sở.
- Chú ý động viên, khuyến khích kịp thời những sinh viên tích cực trong học tập các môn cơ sở bằng những quy định cụ thể.
- Sinh viên cần nhận thức rõ vai trò, vị trí của các môn cơ sở đối với nghề nghiệp tương lai và thực tiễn cuộc sống, trên cơ sở đó có thái độ và hành vi tích cực trong quá trình học tập các môn học này.