1.3.1. Peptide lợi niệu
Peptide natri lợi niệu được chia làm ba nhóm: peptide natri lợi niệu tâm nhĩ (ANP), peptide natri lợi niệu nhóm B (BNP), và peptide natri lợi niệu nhóm C (CNP). Cấu trúc của peptide natri lợi niệu nhóm C rất khác biệt so với peptide natri lợi niệu tâm nhĩ và peptide natri lợi niệu nhóm B: phạm vi tác động của peptide natri lợi niệu nhóm C ở hệ thần kinh trung ương và mạch máu rộng hơn nhiều so với ở tim, CNP cịn có tác dụng gây giãn mạch, ức chế sự tăng sinh lớp cơ trơn mạch máu và sự di chuyển của các tế bào nội mô [37]. Ban đầu, cả BNP và ANP đều được tiết ra dưới dạng tiền hormone (proANP và proBNP), sau đó các phân tử này được phân cắt ra thành các đoạn mang đầu tận amin (gồm N-terminal proBNP [NT-proBNP], N-terminal proANP [NT- proANP]) và các hormon có tác dụng sinh học (gồm BNP, ANP) trước khi được giải phóng vào hệ tuần hồn. Tác nhân gây phóng thích ANP và BNP chủ yếu là sự
căng giãn của tế bào cơ tim. Nồng độ ANP tương quan chặt với áp lực nhĩ trái cũng như nồng độ BNP tương quan chặt chẽ với áp lực thất trái hơn, mặc dù cả hai peptide natri lợi niệu trên đều được tổng hợp từ cả nhĩ và thất.
Peptide natri lợi niệu loại B (BNP) được tiết ra chủ yếu từ tế bào cơ tim và nguồn tiết chủ yếu là từ thất trái trong giai đoạn đầu suy tim: khi bệnh tiến triển thì tâm nhĩ và thất phải cũng tiết nhiều peptide natri lợi niệu type B. Sự phân cắt phân tử tiền BNP xảy ra chủ yếu trong tế bào cơ tim tạo ra hai phân tử chính lưu hành trong hệ tuần hoàn với tỷ lệ 1: 1 là phân tử BNP có hoạt tính sinh học (từ acid amin 77 đến 108) và phân tử có đầu tận amin là NT-proBNP (từ acid amin 1 đến 76) [29]. Nồng độ BNP và NT-proBNP tăng lên khi có gia tăng áp lực trong thất trái hoặc với sự gia tăng thể tích đổ đầy thất trái, do đó BNP và NT- proBNP phản ánh sự rối loạn chức năng thất trái. BNP và NT-proBNP có tương quan nghịch với phân suất tống máu thất trái và tương quan thuận với chỉ số khối cơ thất trái, áp lực đổ đầy thất trái. Nồng độ BNP, NT-proBNP tăng lên phản ánh mức độ trầm trọng của tình trạng suy tim và rối loạn chức năng tim [14].
Hình 1.5. Pro BNP được tổng hợp trong tế bào cơ tim, sau đó chia làm 2 phân tử đi vào
1.3.2. Troponin
Troponin là những protein liên quan đến sự điều hịa co bóp tim và cơ xương. Phức hợp troponin tim (cTn) bao gồm troponin I (inhibitory), troponin C (gắn canci) và troponin T (gắn tropomyosin). Troponin T (TnT) là một protein 37kD, gắn chặt với phức hợp troponin- tropomyosin của sợi cơ tim. Troponin I (TnI) là một protein 24 kD, có tác dụng làm giảm ái tính của troponin C với canci dẫn đến ức chế sự tương tác troponin-tropomyosin. Đặc biệt, TnI khơng có mặt ở những cơ xương bị tổn thương hay tái sinh, vì vậy, nó rất đặc hiệu đối với tổn thương cơ tim [63].
Từ dữ liệu của nghiên cứu Val-HeFT, Latini và cộng sự cho thấy rằng hs-TnT tăng thường xuyên ở bệnh nhân suy tim (92% trường hợp) và hs-TnT tăng trong huyết tương như một trong những yếu tố dự báo quan trọng về tỷ lệ tử vong [66].
Những cơ chế giải thích sự phóng thích cTn trong suy tim có thể được minh họa theo hình 6. Những cơ chế này bao gồm: thiếu máu cục bộ dưới nội tâm mạc dẫn đến hoại tử cơ tim, tổn thương cơ tim do những cytokin viêm hoặc stress oxy hố, cơ tim ngủ đơng, hoặc hiện tượng chết tế bào theo chương trình. Hệ quả chung của tất cả những quá trình này là rối loạn chức năng tim nặng hơn và tiến triển suy tim [63].