Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Một phần của tài liệu Đề tài:"Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Dệt-May Hà Nội" pptx (Trang 26 - 29)

Tên doanh nghiệp: Công ty Dệt- May Hà Nội Tên giao dịch quốc tế: HANOSIMEX

Địa chỉ : Số I - Mai Động - HBT - HN

Do xu thế phát triển chung của thế giới và tránh tụt hậu quá lâu. Nhà nước ta đã có sự chuyển đổi mạnh dạn, kịp thời từ nền kinh tế có cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà

nước.

Điều này có nghĩa là mỗi Doanh nghiệp trở thành một chủ thể

kinh tế độc lập có quyền tự chủ trong kinh doanh và phải chịu trách

nhiệm với mọi hoạt động kinh doanh của mình nhưng không được vượt

ra ngoài luật pháp Việt Nam.

Cơ chế mở đã mở ra cho các Doanh nghiệp nhiều cơ hội mới nhưng cũng không ít rủi ro. Để tồn tại và phát triển được Doanh

nghiệp luôn phải nắm bắt đựơc tình hình kinh tế thị trường và đưa ra

những phương sách sản xuất kinh doanh hợp lý.

Công ty Dệt- May Hà Nội cũng không vượt ra ngoài những vấn đề trên. Là một Doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán kinh doanh độc

lập, thuộc Tổng Công ty Dệt- May Việt Nam.

Sự hình thành và phát triển của Công ty Dệt- May Hà Nội có thể chia ra làm 3 giai đoạn sau:

 Giai đoạn I: Từ 1979 đến 1984 là gia đoạn xây dựng, lắp đặt thiết bị công nghệ và phụ trợ.

26

 Giai đoạn II: Từ 1984 đến 1990 là giai doạn vừa sản xuất vừa hoàn thiện đồng thời mở rộng sản xuất

 Giai đoạn III: Từ năm 1990 đến nay là giai đoạn củng cố và phát triển sản xuất.

-Ngày 7/4/78: Hợp đồng xây dựng nhà máy được kí chính thức giữa Tổng công ty nhập khẩu thiết bị Việt Nam và hãng UNIONMATEX ( Cộng hoà Liên Bang Đức).

-Tháng 2/79: Khởi công xây dựng nhà máy - Tháng 1/82: Lắp đạt thiết bị sợi và phụ trợ.

- Tháng 11/84: Hoàn thành các hạng mục cơ bản, chính thức bàn giao công trình cho nhà máy quản lý và điều hành ( Gọi tên là nhà máy Sợi Hà Nội)

- Tháng 12/87: Toàn bộ thiết bị công nghệ, phụ trợ đưa vào sản xuất, các công trình còn lại trong thiết kế của toàn xí nghiệp tiếp tục xây dựng và đưa vào sử dụng.

Ngay từ khi mới thành lập , Công ty đã vấp phải khó khăn là sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và một số quốc gia Đông Âu. Điều này cũng có nghĩa là Công ty mất đi một thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn và tương đối dễ tính. Đứng trước tình hình đó Công ty đã phải chủ động tìm kiếm bạn hàng mới và thay đổi hướng sản xuất kinh doanh phù hợp, đặc biệt Công ty đã không ngừng hoàn thiện cơ cấu quản lý và nhân sự cho phù hợp với tình hình mới của xã hội và của Công ty.

Công ty mạnh dạn đầu tư, không ngừng mở rộng phạm vi sản xuất, mở rộng chủng loại sản phẩm sản. Đầu tư các dây chuyền hiện đại để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, nhằm chiếm lĩnh thị trường .

Tháng 12/89: Đầu tư xây dựng dây chuyền dệt kim số một với công xuất 1500 tấn nguyên liệu một năm

27 - Tháng 4/90: Bộ kinh tế đối ngoại cho phép xí nghiệp được kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp ( có tên giao dịch là Hanosimex)

- Tháng 4/91: Bộ công nghiệp nhẹ quyết định tổ chức và hoạt động của nhà máy sợi Hà Nội thành Xí nghiệp liên hợp Sợi- Dệt kim Hà nội.

-Tháng 6/93: xây dựng dây chuyền dệt kim số II và tháng 3/94 đưa vào hoạt động.

- Tháng 10/93: Bộ công nghiệp nhẹ quyết định sát nhập nhà máy Sợi Vinh thuộc tỉnh Nghệ An vào xí nghiệp liên hợp.

- Ngày 19/5/94: Khánh thành nhà máy dệt kim ( gồm cả 2 dây chuyền I và II)

- Tháng 1/95: Khởi công xây dựng nhà máy may thêu Đông Mỹ - Tháng 3/95: Xát nhập thêm nhà máy Dệt Hà Đông vào xí nghiệp liên hợp.

- Tháng 6/95: Bộ công nghiệp nhẹ quyết định đổi xí nghiệp liên hợp thành công ty Dệt Hà Nội

- Tháng 9/95: Khánh thành nhà máy May- Thêu Đông Mỹ. - Tháng 6/2000: Đổi tên thành Công ty Dệt- May Hà Nội

Sau hơn 10 năm hoạt động, Công ty Dệt- May Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về mọi mặt. Từ một nhà máy với quy mô nhỏ, hiện nay Công ty Dệt- May Hà Nội đã mở rộng quy mô, với nhiều đơn vị thành viên trực thuộc.

+ Nhà máy sợi + Nhà máy sợi Vinh + Nhà máy Dệt Hà Đông + Nhà máy Dệt- Nhuộm + Nhà máy may I + II + III + Nhà máy cơ điện

28 + Nhà máy May- Thêu Đông Mỹ

+ Nhà máy may thời trang

+ Và các đơn vị dịch vụ ( gọi là các đơn vị thành viên)

Công ty có chi nhánh văn phòng trong và ngoài nước theo quy định của Nhà nước.

Năng lực sản xuất của Công ty không ngừng tăng lên bao gồm: - Năng lực kéo sợi: Tổng số 150.000 cọc sợi / 2 nhà máy

Sản lượng trên 10.000 tấn/ năm Chi số sợi trung bình Ne 36/1 - Năng lực dệt kim: Vải các loại: 4000 tấn/ năm

Sản phẩm may: 7 triệu sản phẩm mỗi năm - Năng lực dệt khăn bông: 6,5 triệu chiếc/ năm

- Tổng kim nghạch XNK: 24,012 triệu USD/năm - Tổng diện tích mặt bằng là 24 ha ( Tại HN là 14 ha)

- Tổng số lao động hơn 5000 người, trong đó lao động nữ chiếm đa số (khoảng 70%), lao động trực tiếp sản xuất chiếm 93%.

Với sự đi lên bằng năng lực của chính mình và đạt được những kết quả như vậy, ngoài sự giúp đỡ của các Bộ ngành, cơ quan chức năng phải kể đến sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đã dành nhiều tâm huyết để lao động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh. Những năm qua Công ty Dệt- May Hà Nội đã vinh dự đón nhận nhiều phần thưởng cao quý do Đảng và Nhà nước trao tặng, đã trở thành một trong những Công ty hàng đầu của ngành dệt may Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đề tài:"Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Dệt-May Hà Nội" pptx (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)