Đảng bộ các cấp phải đặc biệt coi trọng lãnh đạo ứng dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo phát triển nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2008 (Trang 101 - 123)

Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ

3.2. Một số kinh nghiệm lịch sử

3.2.5. Đảng bộ các cấp phải đặc biệt coi trọng lãnh đạo ứng dụng

bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất

Trong thời đại ngày nay khi mà những tiến bộ KHKT ngày càng có vai trò quan trọng, tạo nên bước đột phá trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, nông nghiệp không thể tách rời việc áp dụng những thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất.

Một trong những nguyên nhân đưa đến sự phát triển mạnh của nông nghiệp ở Bắc Ninh trong thời gian qua là Đảng bộ Tỉnh đã không ngừng nâng cao hiệu quả ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào tất cả các khâu của sản xuất nông nghiệp. Từ khâu làm đất, nâng cao hiệu quả kinh tế trong gieo trồng các giống lúa lai, ngô lai trong trồng trọt đến chăn nuôi các giống bò, lợn, gà... theo phương thức chăn nuôi công nghiệp, hiện đại.

Với việc ứng dụng những tiến bộ đó đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, nhiều chỉ tiêu quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được thực hiện.

Trong trồng trọt: việc lai tạo các giống cây trồng ngắn ngày, cho năng suất lao động cao đã tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, mở rộng diện tích các cây rau màu vụ động với hiệu quả kinh tế cao.

Trong ngành thủy sản: phương thức công nghiệp được sử dụng rộng rãi để nuôi trồng ba ba, cá, tôm.

Trong chăn nuôi: những giống gia súc, gia cầm có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất ngày càng nhiều làm tăng khối lượng thịt cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong Tỉnh cũng như cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và thị trường các tỉnh lân cận.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều dự án mới về chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, trung tâm dịch vụ được triển khai. Trong tương lai không xa, điều này sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của nông nghiệp trong Tỉnh.

Trong quá trình lãnh đạo phát triển nông nghiệp, Đảng bộ Tỉnh cũng luôn chú trọng việc nâng cao trình độ tiếp cận và làm chủ khoa học công nghệ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lí chủ chốt. Tỉnh đã cử nhiều đoàn cán bộ đi học tập kinh nghiệm về ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ở một số địa phương khác. Việc ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất trong thời gian qua đã có nhiều tiến bộ đáng khích lệ.

Những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn lãnh đạo phát triển nông nghiệp trong hơn 10 năm qua là những bài học quý giá giúp Đảng bộ và các cấp lãnh đạo Bắc Ninh tiếp tục hoàn thiện chủ trương, giải pháp phù hợp để đưa nông nghiệp của Tỉnh phát triển mạnh mẽ, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội của Tỉnh cũng như mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng.

Như vậy, trải qua hơn 10 năm sau ngày tái lập, nông nghiệp Bắc Ninh đã đạt được những kết quả quan trọng. Những thành tựu này là kết quả sự nỗ lực không ngừng của Đảng bộ và nông dân trong Tỉnh. Tuy vậy, nông nghiệp Bắc Ninh vãn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục. Từ những bài học kinh nghiệm rút ra đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải nhận thức sâu sắc tình hình, nhiệm vụ trong giai đoạn mới, xây dựng Đảng bộ vững mạnh, có đủ sức mạnh để đưa nông nghiệp Bắc Ninh phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

KẾT LUẬN

1. Phát triển nông nghiệp là một nội dung quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định vai trò hàng đầu của nông nghiệp.

Quán triệt sâu sắc quan điểm của Trung ương Đảng, sau hơn 10 năm tái lập, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh qua ba kì đại hội luôn nhất quán nhiệm vụ quan trọng của phát triển nông nghiệp. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh, nông nghiệp Bắc Ninh đã đạt được những thành tựu quan trọng: cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa; nông nghiệp phát triển với tốc độ nhanh, đã hình thành trên địa bàn Tỉnh những vùng chuyên canh có quy mô lớn, có khả năng cung cấp nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến; kinh tế HTX được đổi mới về chức năng cũng như phương thức hoạt động; kinh tế trang trại ngày càng phát triển mạnh mẽ với hình thức đa dạng; việc thực hiện cơ giới hóa trong nông nghiệp, ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất, chế biến nông sản được tăng cường; cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được chú trọng.

Những thành tựu ngày hôm nay của tỉnh Bắc Ninh trong nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp đã góp phần thúc đẩy Bắc Ninh đi lên hòa nhịp cùng cả nước đồng thời khơi dậy niềm tin sâu sắc của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung và Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh nói riêng.

2. Những thành tựu đã đạt được trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp của Bắc Ninh trong thời gian qua là do sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của Đảng bộ Tỉnh. Đây là nhân tố hàng đầu đảm bảo cho mọi thắng lợi. Trên cơ sở quán triệt những chủ trương của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã kịp thời đưa ra những chủ trương, giải pháp phù hợp với thực tiễn của các địa phương trong Tỉnh. Từ đó đã khai thác và phát huy tiềm năng vào phát triển. Những chủ trương xuất phát từ chính quyền lợi của người nông

dân đã phát huy được tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm của người nông dân, tạo nên những sức mạnh cho sự phát triển của nông nghiệp.

3. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nông nghiệp Bắc Ninh vẫn còn một số những hạn chế: nông nghiệp Bắc Ninh vẫn là nền sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, manh mún, năng suất lao động thấp; vấn đề sức ép dân số, nhu cầu việc làm vẫn còn lớn; thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn còn thấp, chất lượng nguồn nhân lực trong nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp, nông thôn còn nhiều hạn chế; hoạt động của các HTX nông nghiệp còn kém hiệu quả, tỏ ra lúng túng trong xác định phương thức hoạt động thích nghi với cơ chế thị trường; những mặt trái của cơ chế thị trường, quá trình CNH, đô thị hóa đang có tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp.

Để khắc phục những hạn chế này, phát huy hơn nữa những thành tựu trong nông nghiệp đòi hỏi Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh phải tiếp tục có sự tổng kết, đúc rút kinh nghiệm từ đó có những chủ trương, giải pháp đồng bộ hơn nữa. Trong đó cần chú ý nâng cao hơn nữa hiệu quả việc tổ chức chỉ đạo các Nghị quyết của Trung ương, Đảng bộ Tỉnh cho phù hợp với thực tiễn của địa phương đối với vấn đề phát triển nông nghiệp; cần có những giải pháp gắn phát triển kinh tế nông nghiệp với quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh; tăng cường hơn nữa cơ sở hạ tầng nông nghiệp gắn liền với việc phát triển công nghiệp chế biến, mở rộng thị trường để phát huy hơn nữa hiệu quả của sản xuất nông nghiệp.

Với những thành tựu đã đạt được và kinh nghiệm đúc rút từ thực tiễn lãnh đạo phát triển nông nghiệp trong thời gian qua, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh sẽ tiếp tục có những chủ trương, chính sách để đưa nông nghiệp của Tỉnh đạt những bước phát triển mới, tạo thành động lực để Bắc Ninh nhanh chóng trở thành một tỉnh “giàu mạnh, văn minh”.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (1997), Văn kiện Đại hội đại

biểu tỉnh lần thứ XV, Lưu trữ văn phòng Tỉnh ủy Bắc Ninh.

2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (2000), Văn kiện Đại hội đại

biểu tỉnh lần thứ XVI, Lưu trữ văn phòng Tỉnh ủy Bắc Ninh.

3. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (2005), Văn kiện Đại hội đại

biểu tỉnh lần thứ XVII, Lưu trữ văn phòng Tỉnh ủy Bắc Ninh.

4. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (2010), Lịch sử Đảng bộ tỉnh

Bắc Ninh (1926 - 2008), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Ban chỉ đạo Trung ương tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản (2006), Báo cáo sơ bộ kết quả tổng điều tra nông nghiệp và thủy sản

năm 2006, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

6. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Bích (1994), Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, thành tựu, vấn đề và triển vọng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2000), Một số chủ trương chính sách mới về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003), Nông nghiệp Việt Nam

trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb. Thành phố Hồ Chí

Minh.

10. Trần Ngọc Bút (2002), Chính sách nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX và một số định hướng đến năm 2020, Nxb. Chính trị

11. Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi

mới, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

12. Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp nông thôn Việt Nam 61 tỉnh thành, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Nguyễn Sinh Cúc (2004), “Nông nghiệp Việt Nam nửa đầu kế hoạch 5 năm 2001 - 2005”, Tạp chí Cộng sản, (6), tr 59-63.

14. Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (1996), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh

1995, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

15. Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (1997), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh

1996, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

16. Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (1998), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh

1997, Nxb. Thống kê, Hà Nội

17. Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (1999), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh

1998, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

18. Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2000), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh

1999, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

19. Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2001), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh

2000, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

20. Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2002), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh

2001, Nxb. Thống kê, Hà Nội

21. Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2003), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh

2002, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

22. Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2004), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh

2003, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

23. Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2005), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh

24. Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2006), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh

2005, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

25. Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2007), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh

2006, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

26. Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2008), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh

2007, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

27. Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2009), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh

2008, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

28. Phan Diễn (10/2002): “Tạo bước chuyển biến nông nghiệp hơn nữa tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Cộng sản, (28), tr.3-5.

29. Phạm Ngọc Dũng (2002), Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công -

nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng, thực trạng và giải pháp, Luận án

tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

30. Nguyễn Tấn Dũng (19/3/2002), "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", Báo Nhân dân.

31. Nguyễn Tấn Dũng (10/2002), “Để nông nghiệp nông thôn phát triển bền vững, người dân giàu lên”, Tạp chí Cộng sản, (28), tr.6-11.

32. Nguyễn Tấn Dũng (28/7/2005), "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, thành tựu và giải pháp", Báo Nhân dân.

33. Trần Việt Dũng (2010), Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo phát triển nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2006, Luận văn thạc sĩ Lịch sử,

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

34. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ V, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

35. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

36. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

37. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa VII (Lưu hành nội bộ), Hà Nội.

38. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

40. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết số 05-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6 (lần 1) khóa VIII “Về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 1999

và vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn”, Hà Nội.

41. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết số 06-NQ/TW “Về một số

vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn”, Hà Nội.

42. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1999), Một số văn kiện của Đảng về phát triển nông nghiệp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

43. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

44. Đảng cộng sản Việt Nam (02/2001), Chỉ thị của Bộ Chính trị về đấy mạnh nghiên cứu, ứng dụng về khoa học và công nghệ phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, Hà Nội.

45. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

46. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Các nghị quyết của Trung ương Đảng

2001 - 2004, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

47. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

48. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

49. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa X về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội.

50. Nguyễn Điền (1991), Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông

thôn ở các nước Châu Á và Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

51. Đào Trọng Độ (2007), Đảng bộ Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế

nông nghiệp (1986 - 2000), Luận văn thạc sĩ khoa học Lịch sử, Trường

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

52. Đỗ Đình Giao (1994), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân, Nxb. Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

53. Nguyễn Thị Hằng (2008), Đảng bộ tỉnh Gia Lai lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nông nghiệp từ năm 1996 - 2006, Luận văn thạc sĩ

Lịch sử Đảng, Đại học Quốc gia Hà Nội.

54. Trần Ngọc Hiên (1997), Mối quan hệ công - nông nghiệp - dịch vụ trong

sự hình thành nền kinh tế thị trường ở nước ta, Học viện Chính trị quốc

gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

55. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Khảo sát những điều

kiện để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng, Đề tài khoa học cấp cơ sở 1989 -

1999, Hà Nội.

56. Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2000), Nghị quyết về việc hỗ trợ cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo phát triển nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2008 (Trang 101 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)