Ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng, lễ hội và nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của phật giáo đến văn hóa dân gian việt nam (Trang 64 - 104)

8. Kết cấu của luận văn

2.2. Ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng, lễ hội và nghệ thuật

biểu diễn dân gian Việt Nam

2.2.1. Ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng, lễ hội dân gian

Trước khi đạo Phật vào Việt Nam thì dân tộc ta đã có tín ngưỡng thờ Mẫu. Ngày ấy, cư dân Việt đã thờ ba bà mẹ sáng tạo ra muôn vật. Trong tâm linh của cư dân Việt cổ, ba vị này là chủ thể sáng tạo ra ba địa bàn hoàn chỉnh của đất nước: vùng trời, vùng đất (kể cả rừng núi), vùng biển (kể cả sông ngòi). Bên cạnh tín ngưỡng thờ ba bà mẹ, dân tộc ta còn có tục lệ thờ các vị thần nông nghiệp, các vị thần về hiện tượng tự nhiên…

Tất cả việc thờ cúng này mang ý nghĩa duy vật thô sơ. Không lấy làm lạ là trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam, chúng ta thường bắt gặp hình ảnh các bà mẹ: Mẹ Âu Cơ với cái bọc trăm trứng - biểu tượng cho sự khai sinh ra dân tộc. Mẹ Âu Cơ dạy dân trồng lúa, trồng dâu nuôi tằm dệt vải - biểu tượng cho sự sáng tạo văn hóa. Mẹ của Thánh Gióng - biểu tượng cho người sản sinh ra vị anh hùng khổng lồ trong công cuộc bảo vệ đất nước. Mẹ Man Nương với hòn đá phát sáng (Thạch Quang) ở gốc cây thiêng Dung Thụ, đưa mẹ Man Nương thành Phật Mẫu và các con là các nữ thần Mây, Mưa, Sấm, Chớp cùng hệ thống chùa Tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Lôi, Pháp Điện, Pháp Vũ) gắn bó với đời sống của cư dân nông nghiệp lúa nước.

Những hình ảnh người mẹ ấy đã phản ánh một chặng đường dài phát triển của lịch sử dân tộc với quá trình dựng nước và giữ nước, đảm bảo cho

dân tộc Việt Nam khắc phục được cả thiên tai và địch họa. Truyện xảy ra vào thế kỷ thứ II, biểu hiện sự giao tiếp văn hóa Việt - Ấn (mẹ Việt Man Nương chân chất, cha Ấn Khâu Đà La siêu phàm). Cũng từ mốc văn hoá này mà chùa Việt Nam bên cạnh thờ Phật còn có cả thờ Mẫu (Tiền Thánh hậu Phật). Đó cũng chính là truyền thống và tư tưởng yêu nước nhân đạo của dân tộc. Chính dựa vào cái nền tín ngưỡng nguyên thủy này mà về sau các tôn giáo như Phật giáo chẳng hạn có đủ điều kiện để du nhập và bắt rễ nhanh chóng, có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tâm linh của cư dân Việt thời xưa.

Mặt khác, vốn là một dân tộc tự lực tự cường, truyền thống bất khuất cùng tinh thần linh hoạt mềm dẻo của cư dân lúa nước, cha ông ta ngày ấy đã biết vừa tiếp thu và sàng lọc những cái mới lạ đối với mình, kể cả tiếp thu những tinh hoa từ phía đối phương, lại vừa chống lại cái mới đó. Việc giao lưu, tiếp biến này có tính quy luật. Cha ông ta ngày ấy chỉ tiếp thu kế thừa những gì có lợi cho dân tộc mình, phù hợp với bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Do vậy, dù tôn giáo nào có sang Việt Nam thì cũng đều bị tiếp biến thành cái riêng của Việt Nam, thể hiện bản sắc dân tộc, Phật giáo cũng thế. Đó là ý nghĩa của câu nói Mỗi dân tộc có một ông Phật của riêng mình. Phật giáo là một tôn giáo rộng mở dân chủ, "khế lý, khế cơ, tuỳ duyên". Chất rộng mở dân chủ này rất phù hợp với tính phóng khoáng rộng mở, linh hoạt, mền dẻo của cư dân lúa nước. Đó là lý do tại sao Phật giáo khi truyền sang nước ta lại dễ dàng bắt rễ nhanh chóng trong tâm linh của cư dân nơi đây. Chính tinh thần trên thể hiện rõ nét ở các thế hệ con người thời đại Lý - Trần. Thời đại này đã sản sinh ra rất nhiều người rất lạ với những nhân cách cao đẹp: Một Thái hậu Dương Vân Nga sẵn sàng trao ngai vàng và hoàng bào của con mình cho vị tướng tài khi đất nước bị xâm lăng. Một Lý Thánh Tông tha tội chết cho vua nước Chiêm Thành là Chế Củ - ông còn là nhà vua thương

dân như con; Một Lý Nhân Tông tha tội chết cho Thái sư Lê Văn Thịnh khi hoá cọp để hại mình; Một Lý Thường Kiệt sẵn sàng nhường chức Tể tướng của triều đình để cầm quân trấn giữ biên giới phía Nam của Tổ quốc; Một Trần Thái Tông bỏ ngai vàng như trút chiếc giày rách; Một Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con, rồi chống gậy đi khắp nơi giáo hoá dân chúng, trở thành vị Phật của nước Đại Việt; Một Trần Hưng Đạo vì nợ nước mà quên thù nhà... Rồi những con người như An Tư công chúa, Trần Bình Trọng,… đều thể hiện rõ nét tinh thần của thời đại. Thời ấy, có rất nhiều Thiền sư, Nho sĩ, Đạo sĩ tận tụy hy sinh cho đất nước, tốt đời đẹp đạo và nhiều ngôi đền, ngôi chùa lại thờ các vị anh hùng dân tộc cùng thờ Mẫu. Đây là sự hỗn dung văn hóa Việt -Ấn - Hoa cùng quan niệm tam giáo Phật - Nho - Đạo đồng nguyên.

Phật giáo có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tín ngưỡng dân gian Việt Nam, điều này được thể hiện qua các tập tục tín ngưỡng dân gian trong đời sống tinh thần của người dân Việt.

Qua một số tập tục tín ngưỡng tiêu biểu, ta có thể thấy rõ tư tưởng Phật giáo thấm sâu vào cuộc sống, quan niệm và tâm lý người Việt, trở thành một phần vốn có trong truyền thống, trong bản chất của họ. Đổi lại, các nghi thức cúng tế trong Phật giáo cũng đã dần dần thâm nhập vào các tập tục dân gian theo tín ngưỡng bản địa ấy, làm biến đổi từ mục đích đơn giản ban đầu để trở thành những tập tục có ý nghĩa, thăng hoa hơn, mang tính chất chuyển tải triết lí đạo Phật vào thực tế đời sống, tạo nên một bản sắc văn hóa tín ngưỡng của cư dân Việt Nam.

Mối quan hệ giữa tín ngưỡng Phật giáo với tập tục tín ngưỡng văn hóa dân gian là không nhỏ. Để làm sáng tỏ sự ảnh hưởng của Phật giáo trong tập tục tín ngưỡng dân gian Việt Nam, theo chúng tôi có thể phân chia theo nhóm chủ đề như sau :

Tập tục tín ngưỡng dân gian Tác động Tập tục Phật giáo

A Nhóm liên quan đến ông, bà, tổ tiên

1 Lễ Trung Nguyên rằm tháng Bảy <-> Lễ Vu Lan, Lễ Báo Hiếu 2 Tục đốt vàng mã -> Tục hóa sớ, tiền vãng sinh 3 Nghi Học trò lễ -> Nghi dâng lục cúng

4 Nghi Thập khoa -> Nghi Trai đàn 5 Nghi Đàn trình -> Nghi Đàn trình 6 Tục cúng Bông hoa -> Tục cúng Bông hoa 7 Nghi cúng ông bà -> Nghi Cầu Siêu 8 Nghi khai Xá hạc -> Nghi khai Xá hạc

B Nhóm liên quan đến người chết.

9 Lễ cúng Cô hồn <-> Lễ Chẩn tế 10 Nghi Đề phan -> Nghi Tây qui 11 Nghi cúng cơm -> Nghi cúng vong 12 Nghi đám tang -> Nghi Dẫn lộ 13 Nghi vớt vong -> Đàn Thủy lục 14 Nghi vớt trùng -> Đàn giải oan

C Nhóm liên quan đến cá nhân và

đời sống

15 Tục cúng sao giải hạn - > Lễ cầu an đầu năm 16 Tục cúng Sóc Vọng -> Lễ Sám hối Kỳ an 17 Tục Bố thí <- Tục Bố thí

19 Tục ăn chay <- Tục ăn chay 20 Nghi lễ đám cưới -> Lễ Hằng thuận 21 Tục hái lộc <- Tục hái lộc

22 Tục cúng Tam tai -> Tục cúng Tam tai 23 Tục xin xăm -> Tục xin xăm

24 Tục coi ngày tốt xấu -> Tục coi ngày tốt xấu

D Nhóm liên quan đến Phật trời,

Thần thánh

25 Lễ khai quang điểm nhãn -> Lễ An vị

26 Lễ Thượng Nguyên rằm tháng Giêng -> Lễ rằm tháng Giêng 27 Lễ Hạ Nguyên rằm tháng Mười -> Lễ rằm tháng Mười 28 Lễ rằm tháng Tư <- Lễ Phật Đản

29 Tết Trung Thu -> Lễ cúng Trăng 30 Lễ cúng Giao Thừa <-> Lễ vía Di Lặc

(Xem Thích Đồng Bổn: “Những tập tục dân gian chịu ảnh hưởng

Phật giáo đại thừa” Nxb.Viện KHXH.TP. HCM, năm 1991)

Phần liệt kê khái quát về các phong tục- nghi thức- hội lễ trên đây, chúng tôi dùng ký hiệu (< >) để chỉ ảnh hưởng tương tác qua lại trong từng cặp đối chiếu với nhau, có tất cả ba mươi cặp cùng dàn trải trên bốn nhóm đối tượng đời sống tinh thần. Trong đó tập tục dân gian qua thời gian giao thoa đã trở thành những tập tục chịu ảnh hưởng Phật giáo nhiều hơn được thấy qua hai mươi hai cặp (các số: 2-8,10-16,20,22-27,29) còn từ Phật giáo ảnh hưởng vào phong hóa dân gian là năm cặp (các số:17-19,21,28) và có ba cặp (các số:1,9, 30) là sự cùng tác động qua lại với nhau.

Điểm nổi bật vai trò Phật giáo trong tập tục phong hóa dân gian chính là khuynh hướng “dân tộc hóa” nghi lễ tập tục Phật giáo, có nghĩa là hòa quyện hình thức nghi lễ giữa "đạo" và "đời", điển hình như ở một lễ trai đàn, lúc nào cũng theo nguyên tắc “trong chay, ngoài bội”, tức bên trong lễ thì tụng kinh cầu quốc thái dân an và siêu độ cô hồn tử sĩ, bên ngoài hội thì có sân khấu hát tuồng, chèo về tích Phật (thay cho trước đó là hát bội tuồng Trung Hoa - theo lệ của triều đình phong kiến) do chính các nhà Sư đóng tuồng. Chính khuynh hướng “dân tộc hóa” này đã làm nhân dân thích thú và hào hứng tham gia, tạo nên sự gần gũi, gắn bó của Phật giáo với đời sống dân dã.

Thay vì tiếp nhận những phong tục nguyên mẫu có nguồn gốc văn hóa từ nước ngoài có thể dẫn đến nguy cơ bị đồng hóa, thì chính nhân dân đã tự nhận thức và lựa chọn Phật giáo làm tư tưởng chủ đạo, bởi họ nhận thấy rằng tư tưởng Phật giáo không dựa vào bất cứ cái gì khác ngoài yếu tố con người. Phật giáo vốn dĩ không có cái riêng hay cái chung nhất, mà đặt cơ sở chính trong lòng người để nhận thức thế giới và các mối quan hệ, đồng thời triết lí Phật giáo không có biên giới cho ý thức hệ giai cấp, chính trị, dân tộc... Đó là điều kiện tốt nhất để góp phần cho phong tục tập quán dân gian trong đời sống văn hóa xã hội Việt Nam ngày một bền vững, tốt đẹp.

Sự ảnh hưởng của Phật giáo trong tín ngưỡng dân gian là rất lớn. Phật giáo không chỉ ảnh hưởng trong hệ thống tín ngưỡng dân gian của người Việt mà còn ảnh hưởng đặc biệt sâu sắc tới các tập tục tín ngưỡng dân gian, phong phú, sâu rộng, bình dân hơn cả là trong lễ hội dân gian Việt Nam.

Giá trị văn hoá đặc trưng của Việt Nam được lắng đọng trong lễ hội, trong phong tục tập quán, tâm lý truyền thống, được kết tinh từ quá trình lao động sáng tạo, lối suy nghĩ, lối ứng xử của cộng đồng các dân tộc anh em cùng chung sống trên mảnh đất này. Lễ hội Việt Nam mang đậm bản sắc văn

hoá dân gian truyền thống và rất đa dạng, phong phú, đặc sắc. Nét đẹp văn hóa của ngôi chùa cũng được thể hiện qua các lễ hội. Có thể nói, cho đến nay chưa có tôn giáo nào có sức ảnh hưởng lớn đến các lễ hội ở Việt Nam như Phật giáo. Hàng trăm lễ hội ở Việt Nam phần đông là lễ hội Phật giáo gắn liền với ngôi chùa. Hội chùa là hội của văn hóa tôn giáo. Hội chùa lâu đời đã để lại một di sản văn hóa vô song: với nhiều trò chơi dân gian như đánh vật, thả chim, dệt vải, nấu cơm, bơi thuyền..v.v…, các hình thức hát xướng dân gian như hát quan họ và những mối tình liền anh liền chị, hát tuồng.v.v… và các nhạc cụ âm nhạc dân gian như chiêng, trống .v.v… ví như lễ hội chùa Lim (Tiên Sơn - Bắc Ninh) tổ chức vào ngày mười ba tháng giêng. Ca dao vùng này có câu:

"Cảnh chùa nghi ngút dâng hương Trống chiêng nhộn nhịp, cờ giăng rợp trời.

Hội làng mở lắm trò chơi,

Hát tuồng, đánh vật, có người thả chim. Thi dệt vải, thi nấu cơm

Thi hát quan họ, bơi thuyền dưới ao".

Hay hội chùa còn là nơi hẹn hò, giao duyên: “Hội chùa Thầy có hang

Cắc Cớ. Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy”, nằm trong văn mạch tư tưởng

phồn thực cầu sinh đầy nhân văn của hội làng, hội chùa mà chỉ dòng Phật giáo dân gian Việt Nam chảy qua tâm thức của con người Việt Nam mới có được.

Lễ hội Phật giáo đã gắn bó, hòa quyện với quần chúng đến độ nó trở thành lễ hội của dân gian, mang tính đại đồng. Đi hành hương chiêm bái thánh tích, tham gia vào các lễ hội đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của người dân Việt. Mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp, không phân biệt tôn giáo, quốc tịch đều tham gia lễ hội.

Hàng năm, hàng trăm lễ hội Phật giáo được diễn ra. Ngoài những lễ hội chung như Rằm tháng Giêng, Vu Lan, Khánh Đản, ở các địa phương còn có những lễ hội đặc thù gắn liền với những danh lam. Miền Nam có lễ hội Bà Đen (Linh Sơn Tiên Thạch tự), lễ hội chùa Bà núi Sam. Miền Trung có lễ hội chùa Núi (Bình Định), lễ hội Quan Âm (Non Nước)… Miền Bắc có lễ hội chùa Dâu, chùa Keo, chùa Hương (hình 4)...

Thông thường, lễ hội gồm hai phần: Phần lễ và phần hội. Phần lễ liên quan đến nghi thức cúng tế. Đó là sự tỏ lòng thành kính, tri ân đối với đấng thiêng liêng Phật, Thánh, bậc tiền hiền có nhiều công trạng. Phần hội có múa tứ linh, hát chèo hát dân ca, kể hạnh… là những hình thức mang đậm bản sắc văn hóa dân gian sinh động.

Đi hành hương, tham quan lễ hội cũng là trở về với thiên nhiên và nguồn cội tâm linh. Chẳng hạn, khách du lịch tham quan lễ hội chùa Hương có cảm tưởng như mình đang đi “phong cảnh Bụt”. Từ bến Đục vào chùa, khách hành hương thỏa lòng chiêm ngưỡng, liên tưởng đến sơn thủy hữu tình, giang sơn tú lệ gắn liền với những cái tên dân dã mà người dân mong ước: núi Mâm xôi, Con gà, Thiên trù, Cây vàng, Cây bạc, Nong tiền… Bên trong càng thêm hấp dẫn với những ngôi chùa thoát tục, động đá thiêng liêng, huyền bí, đa sắc, đa hình tuyệt mỹ mà thiên nhiên ban tặng như Tiên sơn, Hồng sơn… đặc biệt động Hương tích (Nam thiên đệ nhất động) huyền nhiệm gắn liền với sự tích bà Chúa Ba (Bồ-tát Quan Âm) tu hành đắc đạo…

Có thể kể đến một số lễ hội dân gian tiêu biểu mang ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo như:

Lễ hội rằm tháng giêng trong dân gian Việt Nam: Ở Việt Nam ngày rằm tháng giêng được gọi là lễ Thượng nguyên (sự mở đầu cao nhất). Dân gian có tục đi chơi đón trăng. Thanh niên từng toán một, nam riêng, nữ riêng, tụ tập quanh gốc đa đầu làng, bên bờ hồ giữa xóm hoặc trên gò cao, kề bến

nước, trong vườn hoa đào... Cây đu dựng từ trong Tết được lưu lại để các anh, các chị trổ tài, cũng là một cách níu giữ mùa xuân dài thêm một thời đoạn nữa. Sau đó họ rủ nhau đi dạo quanh xóm làng, tâm tình dưới ánh trăng thanh. Về sau lễ Thượng nguyên, lễ Nguyên tiêu chuyển về chùa chiền. Tất cả mọi chùa chiền ở xóm làng hay phường phố đều làm lễ cúng, mở rộng cửa đón khách thập phương. Không cứ là tín đồ Phật tử mà hầu như mọi nhà, nhất là giới nữ, đều đến chùa lễ Phật. Bởi vậy tục ngữ Việt Nam có câu: “Lễ

Phật quanh năm không bằng rằm tháng giêng”. Lễ Thượng nguyên quan

trọng như vậy, vì theo chuyện Phật thì chính ngày này chư Phật từ cõi Cực lạc giáng lâm chùa chiền để chứng độ lòng thành của những tín đồ, nên ai cũng muốn đến chùa dâng hương ngày hôm ấy, nhất là giới nữ. Các vị lão bà đến chùa còn để tụng kinh niệm Phật, vừa lần tràng hạt vừa kể hạnh tức là những bài ca thuật lại sự tích của các Phật, các bồ tát và khuyến thiện, răn đe tội lỗi, ca ngợi sự hy sinh cho đồng bào, đồng loại.

Theo truyền thuyết ngày Thượng nguyên rằm tháng giêng có nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của phật giáo đến văn hóa dân gian việt nam (Trang 64 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)