Quan điểm của hai quốc gia trong hợptác đào tạo nguồn nhânlực chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao giữa việt nam và nhật bản từ năm 1995 đến 2017 (Trang 34 - 94)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1. Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo

2.2.1. Quan điểm của hai quốc gia trong hợptác đào tạo nguồn nhânlực chất

lực chất lượng cao

Xuyên suốt chiều dài lịch sử quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản, hai nước luôn tích cực đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại. Trước đây, trong những Tuyên bố chung giữa Việt Nam

36 Ngô Hương Lan, 2013, Hợp tác và giao lưu văn hóa – giáo dục Việt Nam – Nhật Bản trong bối cảnh mới, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, (số 11) 153

37 Quỹ giao lưu Quốc tế Nhật Bản, http://jpf.org.vn/about-us/message-from-director/

38 Giáo Sư Tiến Sĩ Furuta Motoo, Tại sao ở Nhật Bản có nhiều nhà Việt Nam học, http://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/20115/1/024.pdf

và Nhật Bản, hợp tác về mảng giáo dục và đào tạo chưa chiếm phần nhiều, hầu hết các hoạt động hợp tác chỉ ở mức giao lưu văn hóa, viện trợ của Nhật cho ngành giáo dục, và đào tạo tiếng Nhật tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do những thay đổi trong khoa học công nghệ, trong nền kinh tế cũng như trong chính trị-an ninh thế giới và khư vực, hai nước đã chú trọng hơn trong việc hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đóng góp cho sự phát triển bền vững của cả hai quốc gia.

Từ năm 2000, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao giữa Việt Nam và Nhật Bản bắt đầu nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ cả hai chính phủ thông qua Học bổng Phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản dành cho những sinh viên, cán bộ xuất sắc của Việt Nam .39Tính đến nay, số lượng người Việt Nam nhận được Học bổng danh giá này đã lên tới 573 người.40Từ năm 2018, nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng tăng tại Việt Nam, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định cấp thêm học bổng dành cho hệ đào tạo tiến sĩ và tăng gấp đôi số lượng học bổng thạc sĩ dành cho Việt Nam lên tối đa 60 học bổng /năm.41

Trong chuyến thăm Nhật Bản của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân vào tháng 3 năm 2008, đại diện của hai nước đã ký “Bản ghi nhớ về việc Nhật Bản giúp Việt Nam đào tạo 1000 tiến sỹ cho Việt Nam đến năm 2020”, đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Việc ký kết bản ghi nhớ này là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một nấc thang mới trong quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai nước. Qua bản ghi nhớ này, Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản cũng khẳng

39 TS Hoàng Minh Lợi, Hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á Số 2(144) 2-2013

40

The Project for Human Resource Development Scholarship by Japanese Grant Aid , http://jds- scholarship.org/country/vietnam/

41 Bản tin văn phòng JICA Việt Nam, số 33, tháng 8 năm 2018

định sẽ tiếp tục tăng số lượng học bổng hàng năm cấp cho học sinh, sinh viên Việt Nam. Việt Nam cũng đã cam kết tạo nhiều điều kiện để mở rộng, nâng cao chất lượngcủa chương trình giảng dạy tiếng Nhật và văn hóa Nhật Bản ở trong nước, giúp cho du học sinh Việt Nam có đủ năng lực ngoại ngữ để có thể học tập, nghiên cứu tại Nhật Bản.42Việt Nam cũng đề nghị về việc hai nước sẽ hợp tác phát triển trường đại học chất lượng cao tại Việt Nam, Nhật Bản đã quyết định chọn 4 trường để hỗ trợ nâng cấp là Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Đại học Cần Thơ, và Đại học Đà Nẵng.43

Năm 2009, sau 36 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, lần đầu tiên hai nước tổ chức Hội nghị Hiệu trưởng Đại học Việt Nam - Nhật Bản với chủ đề “Đẩy mạnh hợp tác giáo dục giữa Việt Nam - Nhật Bản: kinh nghiệm và bài học thực tiễn trong quá trình hội nhập quốc tế” tại Hà Nội. 44

Hội nghị này đã đánh dấu một bước phát triển mới, và mở ra nhiều cơ hội cho các trường đại học Việt Nam tiếp xúc, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm với các trường đại học Nhật Bản, từ đó tìm kiếm các hợp tác song phương nhằm phát triển giáo dục đại học và sau đại học.

Năm 2010, trong cuộc tiếp đón Bộ trưởng phụ trách Chiến lược quốc gia của Nhật Bản – ngài Sengoku Yoshito, đại diện của hai bên đã khẳng định luôn luôn coi trọng phát triển quan hệ nhiều mặt , đặc biệt trong những lĩnh vực hai bên có thế mạnh.Vấn đề“Đào tạo nguồn nhân lực” đã được chú trọng song song cũng với các lĩnh vực kinh tế, đầu tư, năng lượng, quy hoạch và phát triển đô thị.45

42 Bộ Ngoại giao Việt Nam, Nhật Bản cam kết giúp Việt Nam đào tạo 1.000 tiến sĩ, 2008, http://www.mofahcm.gov.vn/mofa/nr040807104143/nr040807105001/ns080326141526

43Bùi Hùng, Tăng cường quan hệ đối tác chiến lược Việt-Nhật, https://vov.vn/chinh-tri/tang-cuong-quan-he- doi-tac-chien-luoc-vietnhat-315360.vov

44Quý Hiên, Hội nghị hiệu trưởng đại học Việt Nam - Nhật Bản, https://www.tienphong.vn/giao-duc/hoi- nghi-hieu-truong-dai-hoc-viet-nam-nhat-ban-172022.tpo

45 Bộ ngoại giao Việt Nam, Thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương Việt-Nhật,

Năm 2012, nối tiếp thành công của lần tổ chức đầu tiên, Hội nghị Hiệu trưởng Đại học Việt Nam - Nhật Bản lần thứ hai tại Kyoto, Nhật Bản với sự tham dự của 150 đại biểu tới từ 43 trường Đại học Nhật Bản và 32 trường Đại học Việt Nam. Đại học Kyoto và Đại học Quốc gia Hà Nội là hai đơn vị đồng tổ chức hội nghị, dưới sự bảo trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (MOET), Hiệp hội xúc tiến Khoa học Nhật Bản (JSPS) và sự hỗ trợ từ phía Bộ Khoa học và Giáo dục Nhật Bản (MEXT).46Tháng 9 năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản tổ chức Hội nghị Hiệu trưởng Đại học Việt Nam - Nhật Bản lần thứ ba tại Đà Nẵng với sự tham dự của hơn 200 đại biểu đại diện cho lãnh đạo của 30 trường đại học Nhật Bản và hơn 40 trường đại học Việt Nam. Hội nghị do Đại học Đà Nẵng và Đại học Kyoto phối hợp tổ chức.47Thông qua ba lần tổ chức, hội nghị đã góp phần làm phong phú thêm các hoạt động giao lưu, tạo ra những cơ hội hợp tácgiữa các cơ sở giáo dục của hai nước, từ đó thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, đặc biệt mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam trong việc nâng cao năng lực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Trong Tuyên bố chung Việt Nam – Nhật Bản năm 2018, nhân dịp Chủ tịch nước Trần Đại Quang và phu nhân tới thăm Nhật Bản, các nhà lãnh đạo hai bên đã bày tỏ quan điểm của mình trong việc hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao như “tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, bao gồm mở rộng mô hình giáo dục kiểu Nhật ở Việt Nam thông qua chương trình phổ biến mô hình giáo dục kiểu Nhật Bản ra nước ngoài (EDU-Port Japan), giao

46 Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội nghị hiệu trưởng các trường đại học Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 2, https://www.vnu.edu.vn/ttsk/?C2093/N12553/Hoi-nghi-hieu-truong-cac-truong-dai-hoc-Viet-Nam- %E2%80%93-Nhat-Ban-lan-thu-2.htm

47

Hoài Nam – Lê Hà, Hội nghị Hiệu trưởng Đại học Việt Nam - Nhật Bản: Tăng cường hợp tác giáo dục đại học giữa hai nước

http://www.nhandan.com.vn/giaoduc/item/27546902-hoi-nghi-hieu-truong-dai-hoc-viet-nam-nhat-ban-tang- cuong-hop-tac-giao-duc-dai-hoc-giua-hai-nuoc.html

lưu giữa các trường Đại học và giao lưu thanh niên”. Hai chính phủ cũng đã quyết định sẽ“tăng cường hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, bao gồm các chương trình và dự án nghiên cứu chung giữa Nhật Bản và Việt Nam”. Các dự án tiêu biểu, được chú trọng trong cuộc trao đổi này bao gồm:dự án Chương trình Đối tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật vì phát triển bền vững (SATREPS), chương trình hợp tác nghiên cứu chung quốc tế giữa giới công nghiệp và học thuật và hợp tác củng cố nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật tương lai thông qua Chương trình giao lưu thanh niên Nhật Bản – Châu Á về khoa học (Chương trình khoa học Sakura).48

Với tuyên bốchung này, hai nước đã thể hiện rõ quan điểm và sự quyết tâm trong việc đẩy mạnh hợptác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

2.2.2. Các hoạt động nổi bật trong hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao giữa Việt Nam và Nhật Bản

a) Hợp tác thông qua các cơ quan, tổ chức:

Hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao giữa Việt Nam chủ yếu diễn ra thông qua các chương trình viện trợ, các quỹ học bổng, các chương trình trao đổi học thuật, các dự án hợp tác bồi dưỡng cán bộ. Trong đó Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản(JICA), vàViện Phát triển Nguồn Nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC) là hai tổ chức có vai trò cầu nối quan trọng nhất trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao giữa hai quốc gia.

JICA là cơ quan duy nhất th ực hiện viện trợ ODA của Chính phủ Nhật Bản thông qua 3 hình thức hợp tác : Hợp tác kỹ thuật, Hợp tác vốn vay và Viện trợ không hoàn lại. Thông qua tổ chức này, Nhật Bản đã tích cực hỗ trợ Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng nguồn lao động, nâng cao năng lực của các cán bộ Việt Nam.

Từ năm 1992, JICA bắt đầu các hoạt động hợp tác tại Việt Nam thông qua việc cử chuyên gia Nhật Bản sang Việt Nam và tiếp nhận các học viên

48

Việt Nam đi đào tạo tại Nhật Bản. Các lĩnh vực đào t ạo chủ yếu bao gồm:quản trị nhà nước , chính sách kinh tế, môi trườ ng, giao thông vâ ̣n tải , y tế, nông nghiê ̣p và phát triển nông thôn . Mỗi năm có khoảng hơn 600 người Viê ̣t Nam tham gia các k hóa đào tạo tại Nhật Bản và sau đó tr ở thành những cán bộ nòng cốt tại các cơ quan của Việt Nam, tiếp tục hỗ trợ cho các hoạt động hợp tác của JICA tại các cơ quan hành chính của Việt Nam.

Trong lĩnh vực kỹ thuật, thông qua việc cử các chuyên gia và cán bộ Việt Nam đi đào tạo tại Nhật Bản, JICA đã triển khai đào ta ̣o nguồn nhân lực cho Viê ̣t Nam và ch uyển giao các kỹ thuâ ̣t , kinh nghiê ̣m của Nhâ ̣t Bản đặc biệt trong các lĩnh vực ưu tiên như : y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, và cải thiện môi trường. Về lĩnh vực y tế, JICA đã liên tu ̣c cử chuyên gia Nhâ ̣t Bản đến hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực tại 3 bê ̣nh viê ̣n: Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Chợ Rẫy, đây là ba bệnh viện trọng điểm ở ba miền Bắc, Trung , Nam của Việt Nam.

Về hoạt động phái cử tình nguyện viên của JICA tại Việt Nam, gồm có 2 chương trình chính là: Chương trình Tình nguyện viên cao cấp (SV) và Chương trình Tình nguyện viên Hợp tác Hải ngoại Nhật Bản (JOCV). Tình nguyện viên cao cấp là những người Nhật trong độ tuổi từ 40 đến 69 tuổi, có kinh nghiệm làm việc, chuyên môn kỹ thuật. Tình nguyện viên cao cấp tại Việt Nam đã tích cực hoạt động và hỗ trợ cho công cuộc phát triển trong các lĩnh vực như: Quản lý Sản xuất, Quản lý Chất lượng, Quản trị Doanh nghiệp, Quản lý Nhà máy, Tiếp thị.... Tình nguyện viên Hợp tác Hải ngoại Nhật Bản là những người Nhật trẻ tuổi, sinh sống và làm việc tại các nước đang phát triển trong vòng 2 năm. Những tình nguyện viên JOCV tại Việt Nam chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực như: Giảng dạy tiếng Nhật, Y tế, Thể thao, Phát triển nông thôn, Giáo dục và dịch vụ thông tin, Du lịch. Họ đã đóng góp những kỹ năng, kiến thức của mình, góp phần cho sự phát triển xã hội và

nguồn nhân lực tại Việt Nam đồng thời tăng cường thêm mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia.

Bảng 2.3. Kết quả phải cử tình nguyện viên sang Việt Nam tính đến tháng 3 năm 2018 49

Tình nguyện viên cao cấp

Tình nguyện viên Hợp tác Hải ngoại

Số lượng người được

cử đến Việt Nam 176 434 Số lượng người đang

công tác tại Việt Nam 21 41

(Nguồn: Tổ chức JICA)

Hiện tại, JICA đã và đang thực hiện rất nhiều chương trình hợp tác trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao bao gồm các dự án Hợp tác kỹ thuật, dự án Hợp tác vốn vay ODA, dự án Viện trợ không hoàn lại, chương trình Đối tác phát triển trên hầu khắp các tỉnh thành lớn của Việt Nam.

Trong đó có thể kể tới một số dự án:

“Dự án hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp nặng – hóa chất tại Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minhnăm 2013”. Mục tiêu chính là hỗ trợ Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trong việc nâng cao năng lực giảng dạy, xây dựng mô hình phát triển nguồn nhân lực mới để cung cấp các kỹ sư có kỹ năng thực hành và khả năng sáng tạo, đóng góp cho sự phát triển của ngành công nghiệp nặng-công nghiệp hóa chất Việt Nam. 50

“Dự án xây dựng trường Đại học Cần Thơ trở thành viện nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo xuất sắc từ năm 2016 đến

49

Tác giả tự tổng hợp dựa trên số liệu đã công bố của JICA, https://www.jica.go.jp/vietnam/vietnamese/activities/volunteer.html

50 The Technical Cooperation Project for Human Resources Development for Heavy – Chemical Industry at Industrial University of Ho Chi Minh City

2021”. Mục tiêu của dự án nhằm tăng cường chất lượng giáo dục và nghiên cứu của Đại học Cần Thơ trong ba lĩnh vực: nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và môi trường. Dự án này được kỳ vọng sẽ giúp Đại học Cần Thơ được quốc tế công nhận năng lực nghiên cứu và giáo dục trong ba lĩnh vực nêu trên, và đóng góp cho sự phát triển của ngành nông nghiệp và thủy sản, bên cạnh đó đưa ra các giải pháp dành cho các vấn đề môi trường của Đồng bằng sông Cửu Long.

“Chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành Công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai”từ tháng 6 năm 2014 đến tháng 3 năm 2017. Mục tiêu của chương trình nhằm phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp sản xuất tại tỉnh Đồng Nai. Chương trình được thực hiện tại Trường Cao đẳng nghề khu vực Long Thành Nhơn Trạch và Trường Đại học Lạc Hồng, hai trường đóng vai trò hạt nhân trong việc phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật cho tỉnh. Tham gia vào quá trình triển khai dự án từ phía Nhật Bản còn có Thính quyền Tỉnh Osaka, Trung tâm trao đổi nguồn lực Thái Bình Dương (PREX); và Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai (DIZA) của Việt Nam.51

Chương trình Đối tác phát triển: “Nâng cao các kỹ năng sản xuất theo chương trình MONO-ZUKURI của Nhật Bản tại trường Cao đẳng nghề thành phố Hồ Chí Minh” từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 7 năm 2016. Mục tiêu của chương trình là đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam bằng cách vận dụng kỹ năng, kỹ thuật sản xuất ưu việt từ Nhật Bản thông qua việc nâng cao kỹ năng của giảng viên, hoàn thiện các chương trình học, giáo trình giảng dạy về mô hình sản xuất đặc thù Mono-zukuri của Nhật Bản – đây là một khái niệm nói đến kỹ thuật sản xuất kiểu Nhật, đòi hỏi làm ra một sản phẩm chất lượng cao

51 JICA, Chương trình phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp sản xuất chế tạo tại tỉnh Đồng Nai, Việt Nam

với niềm tự hào và sự trân trọng.52 Các hoạt động chính của chương trình bao gồm: phải cử chuyên gia Nhât Bản sang Việt Nam, tiếp nhận các học viên Việt Nam đến tham quan và thực tập tại Nhật Bản. Chương trình đã hỗ trợ tích cực cho việc phát triển nguồn nhân lực cao của Việt Nam, cũng như giải quyết vấn đề thiếu nhân lực cho các doanh nghiệp Nhật Bản đã và đang đầu tư vào Việt Nam, đồng thời thúc đẩy quan hệ giao lưu giữa hai nước.53

“Chương trình phát triển nguồn nhân lực để nâng cao hiệu quả lưu thông hàng hóa tại cảng Hải Phòng” từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 1 năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao giữa việt nam và nhật bản từ năm 1995 đến 2017 (Trang 34 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)