Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN tập hợp CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sản PHẨM tại CÔNG TY cổ PHẦN NHỰA đà NẴNG (Trang 29 - 36)

2.2. Đặc điểm hoạt độngsản xuất và kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

2.2.2. Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty

“Xuất phát từ sự đa dạng của các sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành sản phẩm được kịp thời và chính xác mà bộ phận sản xuất của Công ty chia thành các tổ sản xuất, mỗi tổ chỉ chuyên sản xuất một nhóm sản phẩm nhất định. Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng nhóm sản phẩm do các tổ sản xuất ra.”

Bảng 2.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuẩt

STT Tên nhóm sản phẩm Tổ sản xuất

1 Bao bì xi măng Tổ bao bì

2 Bao dệt PP Tổ bao bì

3 Manh dệt PP, HD tráng PP Tổ bao bì 4 Túi PE, HDPE các loại Tổ màng mỏng

5 Ống HDPE Tổ ống nước

6 Ống PVC Tổ ống nước

7 Dép, ủng Tổ can, dép

8 Sản phẩm khác (két bia, can, dĩa…) Tổ can, dép

“Đối tượng tính giá thành tại Công ty là từng nhóm sản phẩm hoàn thành nhập kho của từng tổ sản xuất khác nhau. Có 8 nhóm sản phẩm ở Công ty bao gồm: Bao bì KP; Manh, bao dệt PP; Manh dệt PP, HD tráng PP; Túi PE, HDPE các loại; Ống nước HDPE; Ống PVC; Dép ủng; Sản phẩm khác.”

“Phương pháp để hạch toán chi phí sản xuất của Công ty là phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp. Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ và đặc điểm tổ chức sản xuất tại công ty mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất của công ty được trình bày ở Bảng 3 đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí.”

Bảng 2.3. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí theo khoản mục chi phí

“Công ty đánh giá hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, do đó công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất của công ty cũng được tiến hành theo phương pháp kê khai thường xuyên.”

Chi phí sản xuất ở công ty được tập hợp theo ba khoản mục chi phí sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

Phương pháp tính giá thành của công ty tính giá thành theo phương pháp trực tiếp từng loại sản phẩm. Đơn vị tính giá thành là kg thành phẩm quy đổi.

2.2.3. Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nguyên vật liệu trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm tại Công ty bao gồm:

+ Nguyên liệu chính: nguyên liệu chiếm tỷ lệ cao nhất chủ yếu là nguyên liệu hạt nhựa và giấy Kraft. Cụ thể: Hạt nhựa PP dùng để sản xuất manh bao các loại, túi sản phẩm; Hạt nhựa HDPE dùng để sản xuất ống nước HDPE, túi HDPE và két bia, nước ngọt; Hạt nhựa PVC dùng để sản xuất ống nước PVC, dép, ủng; giấy Kraft dùng để sản xuất bao xi măng và các loại bao khác…

+ Nguyên liệu phụ bao gồm: dung môi các loại axit, bột màu, bột nở, mực in, chỉ PP, chỉ PE, chỉ niton,…

a. Chứng từ và sổ sách sử dụng

Chứng từ và sổ sách có liên quan đến kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: Phiếu xuất kho; Bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu; Sổ chi tiết TK 6211, 6214; Sổ tổng hợp TK 621; Bảng xuất nhập phế liệu; Bảng tổng hợp định mức tổ.

b. Tài khoản sử dụng

Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng một số tài khoản sau: TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu, chi tiết TK 152 bao gồm: TK 1521 – Nguyên vật liệu chính; TK 1522 - Nguyên vật liệu phụ; TK 1523 - Nhiên liệu; TK 1524 – Phụ tùng thay thế.

TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi tiết TK 621 gồm có: TK 6211 – Chi phí nguyên vật liệu chung; TK 6214 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

c. Quy trình luân chuyển chứng từ

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, bộ phận có nhu cầu vật tư sẽ lập giấy đề nghị cấp vật tư sau đó đưa cho trưởng phòng hoặc tổ trưởng ký. Căn cứ vào giấy đề nghị cấp vật tư được các bộ phận liên quan ký duyệt, phòng kinh doanh sẽ tiến hành viết phiếu xuất kho trên phần mềm máy tính sau đó in ra, gồm 2 liên: Liên 1 lưu tại phòng kinh doanh; liên 2 luân chuyển nội bộ (Chuyển cho thủ kho để làm căn cứ xuất kho, sau đó lưu lại tại phòng kế toán). Căn cứ vào phiếu xuất kho và các chứng từ có liên quan đã được phê duyệt, thủ kho tiến hành cho xuất theo đúng khối lượng, chủng loại phục vụ theo đúng yêu cầu sản xuất của phân xưởng.

“Hằng ngày, sau khi nhận phiếu xuất kho từ thủ kho, kế toán tiến hành nhập liệu phản ánh các nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu vào phần mềm kế toán Bravo 7. Sau đó, phần mềm sẽ tự động cập nhật tất cả số liệu phát sinh vào sổ chi tiết và sổ tổng hợp tài khoản có liên quan. Cuối kỳ, kế toán vật tư tiến hành cập nhật dữ liệu từ phiếu xuất kho, cho phần mềm kế toán chạy giá xuất kho theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ. Định kỳ lập bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu cho từng nhóm sản phẩm.”

Ví dụ cụ thể: Ngày 03 tháng 12 năm 2018, xuất kho giấy kraft Nhật và bột ổn định SAK- SF08-NF Malay dùng cho cán bao Nakan và dùng để phối liệu.

Hình 2.1. Phiếu xuất kho nguyên vật liệu dùng cho sản xuất

Công ty áp dụng tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ nên trên phiếu xuất kho của công ty sẽ không có đơn giá và thành tiền của những nguyên vật liệu thực xuất dùng cho sản xuất tại phân xưởng. Thay vào đó, hàng ngày kế toán vật tư tiến hành cập nhật dữ liệu về số lượng và chủng loại các nguyên vật liệu thực xuất từ phiếu xuất kho, đến cuối kỳ thì cho phần mềm kế toán chạy giá xuất kho theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ.“Áp dụng phương pháp tính giá thành này tuy đơn giản, dễ thực hiện, giảm bớt phần việc cho kế toán viên tuy nhiên lại thiếu độ chính xác trong việc phản ánh giá thành sản phẩm. Trong điều kiện hiện nay, khi giá cả nguyên vật liệu ngày càng tăng và thường hay biến động thì việc áp dụng phương pháp tính giá bình quân gia quyền cuối kỳ làm cho việc phản ánh chi phí nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm không chính xác, dẫn đến giá thành sản phẩm cũng không có được độ chính xác cao.”

Bảng 2.4. Bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu tháng 12 năm 2018

Bảng xuất nhập nguyên liệu chính tháng 12 năm 2018 được trình bày ở phụ lục 1. Bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn tháng 12 năm 2018 được trình bày ở phụ lục 2.

Bảng 2.5. Sổ chi tiết TK 621

Chứng từ Diễn giải Tỷ giá TK đối

ứng

Phát sinh Số dư

Ngày Số Nợ Nợ

1/12 77/1522 May bao Nakan 1.00 15211 5,799,026 13,280,844 3/12 240/15211 1. Cán bao Nakan, 2. Dùng để phối liệu 1.00 15211 14,546,554 27,827,398 3/12 240/15211 1. Cán bao Nakan, 2. Dùng để phối liệu 1.00 15211 12,257,168 40,084,566 3/12 78/1522 Dùng để phối liệu 1.00 1522 1,870,455 41,955,021 Tổng phát sinh Dư cuối kỳ Bảng 2.6. Sổ tổng hợp TK 621

Nhóm theo: 1- Theo tài khoản đối ứng

Nhóm Nội dung Phát sinh VNĐ Nợ Dư đầu kỳ 152 Nguyên liệu, vật liệu 2,722,287,589 1521 Nguyên vật liệu chính 2,685,707,317 15211 Nhựa nguyên chất 2,685,707,317 1522 Nguyên vật liệu phụ 36,580,272 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 2, 722,287,589

1541 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”

2, 722,287,589

15411 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – Thành phẩm” 2, 722,287,589 155 Thành phẩm Tổng phát sinh 2, 722,287,589 2, 722,287,589 Dư cuối kỳ Ngày 01 tháng 03 năm 2019 Người lập biểu Kế toán trưởng

Trong quá trình sản xuất ở công ty, cùng với thành phẩm đã hoàn thành còn thu được phế phẩm và phế liệu trong quá trình hoạt độngsản xuất. Phế phẩm sẽ được đưa vào máy lược, máy xay để tái chế lại thành nhựa hạt sau đó tiếp tục đưa vào sản xuất sản phẩm. Giá trị phế liệu nhựa thu hồi được đánh giá bằng 30% đến 50% giá trị nhựa nguyên chất tùy theo tình trạng. Bảng xuất nhập phế liệu tháng 12 năm 2018 được trình bày ở phụ lục 3.

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN tập hợp CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sản PHẨM tại CÔNG TY cổ PHẦN NHỰA đà NẴNG (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)