Đặc điểm chung về công ty kính Đáp Cầu

Một phần của tài liệu Đề tài “Chiến lược Marketing - mix với việc mở rộng thị trường của Công ty Kính Đáp Cầu - Bắc Ninh” doc (Trang 25 - 29)

1- Lịch sử ra đời và phát triển của công ty kính Đáp Cầu

Công ty Kính Đáp Cầu là một doanh nghiệp nhà nước (thuộc sự quản lý của Tổng Công ty Thuỷ Tinh và Gốm Xây Dựng) thành lập theo quyết định số 162/BXD-TCLĐ ngày 3/3/1990 và Quyết định số 485 / BXD-TCLĐ ngày 30/7/1994 về việc đổi tên Nhà máy Kính Đáp Cầu thành Công ty Kính Đáp Cầu.

Công ty là cơ sở sản xuất sản phẩm kính xây dựng và các sản phẩm kính thuỷ tinh đầu tiên ở Việt Nam. Công ty có chức năng sản xuất và kinh doanh các sản phẩm kính xây dựng, tấm lợp và các sản phẩm thuỷ tinh khác nhau phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Ra đời trong công cuộc đổi mới nền kinh tế từ sản xuất bao cấp sang cơ chế thị trường. Để đứng vững và tồn tại trong cơ chế thị trường, công ty đã liên tục đổi mới công nghệ để có sản lượng cao, chất lượng tốt, giá thành hạ. Từ việc sản xuất một loại sản phẩm kính tấm xây dựng, đến nay Công ty đã có 06 sản phẩm kính các loại. Đội ngũ cán bộ của công ty đã làm chủ công nghệ sản xuất các sản phẩm hiện có.

Quá trình xây dựng và phát triển của công ty có thể được chia ra thành các giai đoạn sau:

1.1- Giai đoạn1. (Chu kỳ sản xuất 1-từ 1990 đến 1993)

- Nhà máy được thành lập năm 1990 theo quyết định số 162/ BXD-TCLĐ với tên gọi: Nhà máy kính Đáp Cầu.

Trong giai đoạn này công ty sản xuất chính là loại sản phẩm Kính tấm trắng xây dựng với thiết bị đồng bộ của Liên Xô với 2 máy kéo kính công suất 2.380.000 m2/năm.

- Ngày 6/3/1990 thực hiện việc đốt sấy lò theo quy trình công nghệ, ngày 17/4/1990 m2 kính đầu tiên được kéo lên. Ngày 30/8/1990 tổ chức lễ khánh thành công ty và chính thức nhận kế hoạch sản xuất kính tấm xây dựng của cấp trên giao cho.

25

- Theo chu kỳ thiết kế cho giai đoạn 1 thì sau 3 năm phải đại tu lại. Được sự giúp đỡ của các chuyên gia Hàn Quốc công ty đã đại tu và đưa số máy kéo kính từ 2 lên 3 máy và đưa công suất thiết kế từ 2.380.000 m2 lên 3.800.000m2/năm.

Trong giai đoạn này, công ty tiếp tục sản xuất loại kính tấm xây dựng, thêm vào đó công ty từng bước đầu tư thêm các dây chuyền sản xuất mới:

+ Năm 1994 Công ty tiếp nhận và lắp đặt dây chuyền kính an toàn của hãng Floch Glass Torgau Cộng Hòa Liên Bang Đức.

+ Năm 1996 Công ty tiếp nhận và lắp đặt 2 dây chuyền sản xuất kính Gương.

+ Năm 1996 Công ty tiếp nhận và lắp đặt dây chuyền sản xuất Kính phản quang.

+ Công ty tự chế tạo và lắp đặt thiết bị của dây chuyền sản xuất Kính mờ. + Năm 1999 Công ty tiếp nhận và quản lý Xí nghiệp Tấm lợp Từ Sơn chuyên sản xuất tấm lợp Fibrôximăng từ phía Tổng công ty chuyển giao.

1.3- Giai đoạn 3. (Chu kỳ từ năm 2000)

- Ngày 14/3/2000 công ty tiến hành đại tu lần 3 với sự tham gia của các chuyên gia và công nghệ của Nhật Bản.

- Công ty cũng đang tiến hành xây dựng dây chuyền sản xuất Gạch Granit với công suất 3 triệu m2/năm.

- Công ty đang thực hiện tiến tới sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9002 cho 5 loại sản phẩm là: 1- SP1: Kính tấm trắng xây dựng 2- SP2: Gương soi 3- SP3: Kính phải quang 4- SP4: Kính chắn Ôtô 5- SP5: Kính mờ

- Công ty đang triển khai đề án MenFít, Bông sợi thủy tinh, đầu tư xây dựng dây chuyền công nghệ sản xuất Gương soi cao cấp.

Như vậy, tính đến chu kỳ 3, Công ty đưa số lượng chủng loại sản phẩm chính từ 1 lên 6 loại sản phẩm: Kính tấm xây dựng, Kính phản quang, Kính mờ,

26

Kính an toàn, Gương soi, Tấm lợp Fibrôximăng phục vụ cho nhu cầu sản xuất, xây dựng và tiêu dùng trong cả nước.

2- Tổng quan về năng lực sản xuất kinh doanh của công ty

2.1- Năng lực tài chính

Để đánh giá năng lực tài chính của công ty, trước hết ta nghiên cứu tình hình biến động nguồn vốn qua bảng số- 2

Bản tổng kết tài sản

Bảng số-2 Đơn vị: đồng

Đầu năm 1999 Cuối năm 1999 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng

(%)

Số tiền Tỷ

trọng (%)

A- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

1. Vốn bằng tiền 2. Các khoản phải thu 3. Hàng tồn kho 4. Đầu tư ngắn hạn 5. Tài sản lưu động khác 6. Chi sự nghiệp

B- Tài sản cố định và Đầu tư dài hạn

1. Tài sản cố định

2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

3. Đầu tư tài chính dài hạn

58 156 010 603 6 170 490 187 6 170 490 187 28 686 510 944 23 004 179 205 294 830 267 94 364 265 183 80 603 468 411 64 460 000 13 696 336 772 38,13 4,045 18,808 15,083 0,194 61,870 52,847 0,042 8,980 73 015 992 796 5 147 921 263 49 100 440 472 18 494 363 016 273 268 044 67 201 142 356 58 494 528 459 517 284 113 8 189 329 784 52,073 3,671 35,017 13,189 0,196 47,927 41,717 0,37 5,840 Tổng tài sản 152 520 275 786 100 140 217 135 152

Theo Bảng cân đối kế toán, 12-1999- Công ty kính Đáp Cầu

Qua số liệu trên cho thấy tổng tài sản cuối kỳ giảm đi so với đầu kỳ là 12.303.140.6340 đồng, với số tương đối là - 8,066 %, chứng tỏ quy mô về vốn của

27

công ty bị thu hẹp. Điều này thể hiện rõ nét về sự giảm cơ sở vật chất kỹ thuật cụ thể là quy mô của tài sản cố định bị giảm đi là 22.108.939.952 đồng, với số tương đối là 14,495 %, nó có thể giải thích như là sự giảm của các máy móc cũ (thay vào đó là các trang thiết bị mới của công nghệ Nhật Bản trong quý II năm 2000).

Qua bảng ta cũng thấy, tại đầu năm 1999 thì tỷ suất đầu tư của công ty là 61,870 % nhưng đến cuối kỳ năm 1999 giảm xuống chỉ còn 47,927 % cho ta thấy rằng năng lực sản xuất kinh doanh của công ty bị giảm xút. Điều này có thể giải thích như là sự chuyển các khoản đầu tư dài hạn và tài sản cố định cho đầu tư ngắn hạn, xây dựng cơ bản. Vốn bằng tiền của công ty cuối năm 1999 giảm so với đầu năm 1999 là 1.022.568.924 đồng, chiếm 0,670 % do vậy khả năng thanh toán hiện hành của công ty có thể gặp khó khăn, nguyên nhân là mặc dù hàng tồn kho giảm đi so với đầu năm là 4.509.816.189 đồng, chiếm 2,956%, nhưng các khoản phải thu lại tăng lên nhiều là 20.413.929.529 đồng, chiếm 13,384 %.

Trên đây là các phân tích về tình hình tài sản của công ty trong năm qua, bảng-3 dưới đây cho ta thấy tình hình vốn của công ty.

Qua bảng số-3 ta thấy tổng nguồn vốn của công ty giảm đi là 12.303.140.634 đồng, chiếm 8,06%. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên 13.555.462.602 đồng, chiếm 8,887%, các khoản nợ phải trả của công ty giảm đi đáng kể 25.858.603.236 đồng, chiếm 16,954% làm cho khả năng tự cân đối của công ty hiệu quả hơn, trong đó mặc dù tỷ lệ các khoản nợ khác là tăng lên nhưng bù lại nợ ngắn hạn và nợ dài hạn lại giảm đi đáng kể. Tỷ suất tự cân đối (tỷ suất tự tài trợ) của công ty đầu năm 1999 là 49,315% đến cuối năm 1999 là 63,309 % cho thấy khả năng độc lập về tài chính của công ty là tương đối tốt. Nguồn vốn của công ty giảm đi là do các khoản nợ phải trả giảm đi, trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu lại tăng lên, đặc biệt là lãi chưa phân phối.

28

BẢNG TỔNG HỢP NGUỒN VỐN

Bảng số-3 Đơn vị: đồng

Đầu năm 1999 Cuối năm 1999

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) A. Nợ phải trả I – Nợ ngắn hạn II- Nợ dài hạn III- Nợ khác B. Nguồn vốn chủ sở hữu I- Nguồn vốn- Quỹ

1.Nguồn vốn kinh doanh 2.Quỹ đầu tư phát triển 3.Quỹ dự phòng tài chính 4.Lãi chưa phân phối

5.Quỹ khen thưởng phúc lợi 6.Nguồn vốn đầu tư XDCB

Một phần của tài liệu Đề tài “Chiến lược Marketing - mix với việc mở rộng thị trường của Công ty Kính Đáp Cầu - Bắc Ninh” doc (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)