Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và NBD cho khu vực:

Một phần của tài liệu STMT docx (Trang 39 - 45)

III. Đề XUấT CÁC GIảI PHÁP ĐÁP ứNG VớI BĐKH Và NBD:

3.Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và NBD cho khu vực:

3.1) Tăng cường đào tạo, nâng cao nhận thức và năng lực của cán bộ chuyên môn, lãnh đạo và cộng đồng về hiện tượng BĐKH và NBD, các tác động,các giải pháp thích ứng với BĐKH và NBD.Giáo dục, nâng cao

nhận thức và ý thức cán bộ lãnh đạo và nhân dân trong công tác phòng chống thiên tai bảo vệ môi trường của cán bộ lãnh đạo và nhân dân địa phương.

Đây là giải pháp cần ưu tiên và cũng là mong muốn của cán bộ nhân dân địa phương. Từ việc nhận thức và hiểu biết đúng đắn về BĐKH cũng như các tác động do BĐKH gây ra, cộng đồng mới có ý thức phòng chống thiên tai bảo vệ môi trường, giúp cán bộ địa phương có những hoạch định chính sách, quy hoạch kinh tế xã hội hợp lý.

3.2) Quy hoạch, quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn để bảo vệ đê kè, chống xói lở bờ biển, tăng cường quá trình lắng đọng phù sa ven bờ. Chú ý trồng mới và khả năng thay thế giống cây mới (mở rộng diện tích, nghiên cứu

đưa các loại cây ngập mặn chịu được độ mặn cao hơn, chịu ngập nước lâu hơn như: sú, vẹt, đước…) Khi nước biển dâng trong một thời gian dài, nhiệt độ không khí và nước biển sẽ tăng 2-5 oC, độ măn nước biển sẽ tăng 3-5o/oo , a xít hóa đại dương, pH giảm 0,1 thì chắc chắn sẽ làm cho hệ sinh thái rừng ngập mặn tại khu vực ĐBSCL bị đe doạ, do đặc điểm sinh học của một số loại cây ngập mặn không chịu được độ mặn cao, và ngập trong nước trong thời gian quá lâu. Vì vậy, việc nghiên cứu về quy luật biến đổi đường bờ, quy luật bồi xói,Song song với đó, cần tiến hành nghiên cứu trồng thử nghiệm các giống cây chịu mặn và chịu ngập lâu trong nước hơn như: sú, vẹt, đước, mắm….

3.3) Tăng cường xoá đói, giảm nghèo, tạo sinh kế, chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp với tập quán truyền thống, bản sắc văn hoá, trình độ học vấn của dân địa phương, chú trọng giảm thiểu rủi ro tới các hoạt động sản xuất nông nghiệp, đa dạng hoá ngành nghề, phát triển công nghiệp, dịch vụ và các ngành nghề phụ.

3.4) Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội có lồng ghép các yếu tố tác động của các kịch bản nước biển dâng và BĐKH tới từng địa phương

3.5) Quy hoạch lại các khu vực nuôi trồng thuỷ sản ngoài bãi và tăng cường áp dụng kiến thức khoa học vào nuôi trồng thuỷ sản để giảm thiểu rủi ro, đảm bảo phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản.Lợi nhuận rất cao do nuôi trồng thuỷ sản mang lại đã thu hút nhiều sự đầu tư của người dân và các nhà kinh doanh. Tuy nhiên, việc phát triển ồ ạt, không tuân theo quy luật đã mang lại nhiều hậu quả cho tài nguyên khu vực: ô nhiễm nguồn nước, thoái hoá đất, phá hỏng một diện tích rừng ngập mặn, mất mỹ quan…đó cũng là những nguyên nhân làm giảm năng suất trong nuôi trồng thuỷ hải sản. Để đảm bảo phát triển bền vững, bảo vệ môi trường cần có quy hoạch cụ thể khu nuôi trồng thuỷ sản

3.6) Quy hoạch hợp lý ngành khai thác hải sản nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Bên cạnh việc quy hoạch khu nuôi trồng thuỷ sản,

thì việc bảo vệ nguồn hải sản tự nhiên trong vùng, bảo vệ đa dạng sinh học tại đây cũng là một việc cần thiết.

- Tuyên truyền, vận động người dân không sử dụng những biện pháp đánh bắt hải sản huỷ diệt như dùng mìn, chất độc; hướng dẫn và khuyến khích người dân áp dụng những phương pháp khai thác hải sản bền vững, bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái biển, hệ sinh thái vùng bãi triều, hệ sinh thái vùng cửa sông và rừng ngập mặn.

- Thực hiện xoá đói giảm nghèo và đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho những hộ dân nghèo làm nghề khai thác hải sản tại những ngư trường đã bị quy hoạch sử dụng cho các mục đích khác (bảo tồn, nuôi trồng hải sản theo các phương pháp bền vững v.v.).

3.7) Áp dụng quản lý tổng hợp vùng bờ dể xây dụng kế hoạch sử dụng hợp lý và khôn ngoan các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường và hài hoà quyền lợi của các bên liên quan trong sử dụng và quản lý đới bờ, bảo đảm phát triển bền vững.

3.8) Xây dựng cơ chế tài chính thích hợp phục vụ phòng chống thiên tai, BĐKH và NBD

BĐKH sẽ gây tác động mạnh nhất tới cộng đồng người nghèo, không đủ khả năng tài chính để vực lại những thiệt hại do bão lũ, thiên tai gây ra. Do đó, trong chương trình hành động cộng đồng ứng phó với BĐKH và NBD mong muốn của người dân tại đây là xây dựng quỹ hỗ trợ phòng chống thiên tai. Ngoài ra, cần có thêm các biện pháp như sau:

- Xây dựng các quỹ phòng chống thiên tai và cơ chế cần thiết để sử dụng hiệu quả quỹ phòng chống thiên tai, hỗ trợ tái định cư, chuyển đổi nghề nghiệp;

- Xây dựng các quỹ tín dụng xoá đói giảm nghèo. Thực hiện cơ chế cho vay bền vũng để tăng cường khả năng kinh tế cho các hộ gia đình để họ có thể thực hiện ứng phó với BDKH và NBD ở quy mô hộ gia đình một cách hiệu quả..

3.9) Nâng cấp cơ sở hạ tầng

Nâng cấp cơ sở hạ tầng mang lại hiệu quả tốt nhằm đáp ứng với nước biển dâng tuy nhiên lại đòi hỏi phải đầu tư một lượng tiền lớn từ nhà nước và nhân dân.

- Củng cố hệ thống đê kè, đảm bảo từng bước chịu được bão lớn và triều cường.

- Nâng cấp đường giao thông để tránh úng ngập, bảo đảm giao thông thuận tiện ngay cả trong điều kiện ngập lụt do vỡ đê. Sử dụng các đường giao thông như là các đê phụ để nếu có vỡ đê, ngập lụt không xảy ra trên diện rộng.

- Nâng cấp các công trình tiêu thoát nước tại các khu vực có nguy cơ úng ngập cao để đảm bảo tiêu thoát nước nhanh sau khi mưa, phòng tránh úng ngập gây thiệt hại cho nông nghiệp.

- Nâng cấp một số công trình công cộng (như trường học, nhà uỷ ban v.v.) để có thể sử dụng làm nơi sơ tán trong thiên tai bão, lụt.

3.10) Xây dựng lực lượng ứng phó tại chỗ với thiên tai.

BĐKH có thể sẽ kéo theo sự xuất hiện của nhiều hiện tượng thời tiết cực hạn cả về tần xuất cũng như cường độ: bão, lũ lụt, hạn hán... Ở Việt Nam, bão lũ thiên tai đã gây ra nhiều thiệt hại về người và của, nguyên nhân một phần là do sự thiếu chủ động từ phía cộng đồng dân cư trong việc ứng phó với các tính huống bất ngờ.

- Xây dựng các quy định, cơ chế, chính sách phục vụ hoạt động của lực lượng ứng phó tại chỗ với thiên tai, các kế hoạch đào tạo, nâng cao nhận thức, diễn tập.

- Tổ chức thực hiện: xây dựng lực lượng phòng chống thiên tai tại chỗ, thực hiện tập huấn, đào tạo, nâng cao kiến thức, thường xuyên tổ chức diễn tập.

3.11) Tăng cường công tác bảo vệ môi trường vệ sinh phòng dịch, nâng cao sức khoẻ cộng đồng.

Sức khoẻ và ổn định kinh tế gia đình luôn được người dân chọn là vấn đề ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên cũng trong chương trình này, theo phản ánh của người dân thì môi trường sống tại đây đang có dấu suy giảm. Ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt, chất lượng nước không đảm bảo

- Xây dựng các bể tự hoại tại mỗi hộ gia đình theo đúng tiêu chuẩn, đảm bảo không xả trực tiếp nước thải sinh hoạt ra môi trường.

- Tổ chức phân loại và xử lý rác thải tại hộ gia đình, không thực hiện xử lý rác thải tập trung.

- Tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân trong bảo vệ môi trường: xử lý rác thải không xả rác bừa bãi; không săn chim, thú; bảo vệ rừng ngập mặn và các hệ sinh thái tự nhiên; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các loại phân hoá học đúng cách v.v.

- Nghiên cứu xây dựng các khu bảo tồn ven biển để khôi phục lại hệ sinh thái ven biển.

- Tổ chức phun thuốc diệt muỗi định kỳ.

- Xây dựng, thường xuyên đào tạo, nâng cao năng lực các đội vệ sinh phòng dịch ở xã. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp trên tổ chức vệ sinh phòng dịch, nâng cao sức khoẻ cộng đồng.

3.12) Tổ chức thực hiện và liên tục bổ sung, hoàn thiện Chương trình hành động cộng đồng ứng phó với BĐKH và NBD.

Một trong những mục tiêu chiến lược của Chương trình mục tiêu quốc gia là đánh giá được mức độ tác động của biến đổi khí hậu đối với các địa phương trong từng giai đoạn và xây dựng kế hoạch hành động có tính khả thi để ứng phó hiệu quả theo từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn. Để thực hiện được mục tiêu trên chính quyền địa phương nên:

- Lưu trữ Chương trình hành động ứng phó với BĐKH và NBD tại Uỷ ban Nhân dân các tỉnh ven biển và các hải đảo

- Thường xuyên xem xét, bổ sung hoàn thiện Chương trình hành động cộng đồng ứng phó với BĐKH và NBD thông qua tổng kết ý kiến người dân và các cán bộ phụ trách công tác phòng chống thiên tai ở cấp cơ sở.

Một phần của tài liệu STMT docx (Trang 39 - 45)