Hình 2.10 [18]chỉ ra sự xuất hiện tần số đối với các hệ số chẵn và lẻ, nó dễ dàng bị phát hiện bởi phƣơng pháp thống kê. Nếu chúng ta bỏ qua suy giảm thì một số lƣợng rất lớn các hệ số giá trị chẵn mất đi. Thật không may, trong trƣờng hợp này ngƣời nhận chỉ nhận đƣợc các mảnh của thông điệp (một phần của thông điệp). Ứng dụng mã sửa lỗi có thể xử lý đƣợc vấn đề này.
Nếu ta trích các thông điệp giả định từ các vật mang không đổi với F3, thông điệp sẽ có sự phân bố với nhiều giá trị 1 hơn giá trị 0. Vì vậy, nếu chúng ta nhúng nhiều số 1 hơn 0 (theo một tỉ lệ thích hợp) thì các số ở trên trong biểu đồ cũng biến mất. Giải thuật tốt hơn giải quyết vấn đề này là F4, nó sẽ tạo nên sự cân xứng nhƣ ở hình 2.8
2.3.3.3 Giải thuật F4
Ta thấy giải thuật F3 có hai điểm yếu sau:
Thứ nhất: Do sự suy giảm mang tính đặc trƣng của các số 0, F3 nhúng nhiều giá trị 0 hơn 1 và giống nhƣ Jsteg, F3 dễ bị phát hiện bằng phƣơng pháp thống kê dựa trên tính đặc thù của biểu đồ. (F3 chỉ khác so với Jsteg ở chỗ nó tạo ra tính đặc thù này bằng một khác).
Thứ hai: Biểu đồ của các tệp JPEG chứa nhiều hệ số lẻ hơn hệ số chẵn (ngoại trừ 0). Vì vậy, với vật mang không đổi (dƣới cái nhìn từ Jsteg hoặc F3) sẽ chứa nhiều giá trị 1 hơn 0.
Giải thuật F4 loại bỏ hai điểm yếu này bằng sự cố gắng ánh xạ các hệ số âm sang giá trị dấu đảo ngƣợc: các giá trị hệ số âm chẵn thể hiện giá trị dấu 1, giá trị âm lẻ thể hiện giá trị 0; và giá trị dƣơng chẵn thể hiện giá trị 0, giá trị dƣơng lẻ thể hiện 1. Hình 2.11 thể hiện sự cân xứng khi dùng giải thuật F4[18]