Một số nhận xét

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 70 - 85)

Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.1. Một số nhận xét

Trong khoảng thời gian có hạn từ năm 2000 đến năm 2010, Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh đã lãnh đạo địa phương xây dựng được một ngành kinh tế du lịch phát triển. Có thể thấy, trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2010, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh đối với ngành kinh tế du lịch có những ưu điểm:

Một là, Đảng bộ thành phồ Hồ Chí Minh đã quan tâm chỉ đạo, định hướng phát triển ngành kinh tế du lịch, tạo ra chuyển biến to lớn trong ngành kinh tế du lịch góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội Thành phố.

Trong những năm 2000 - 2005, Đảng bộ Thành phố đã có sự quan tâm lớn tới ngành kinh tế du lịch khi đề ra nhiệm vụ trong 5 năm 2001 – 2005, phấn đấu đưa ngành du lịch thành phố thực sự là một ngành công nghiệp với sản phẩm chất lượng cao, có sức cạnh tranh với các trung tâm du lịch của các nước trong khu vực. Đảng bộ đã nhận thức rõ tầm quan trọng của ngành du lịch, coi đây là ngành công nghiệp quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời không dừng lại ở việc tăng sức cạnh tranh của ngành trong phạm vi trong nước, việc cạnh tranh với các trung tâm du lịch ở các nước trong khu vực cũng đã được đặt ra để ngành du lịch phấn đấu. Đây là giai đoạn mà ngành du lịch của Thành phố bắt đầu được nhận thức phát triển theo chiều sâu bằng việc nâng cao tính cạnh tranh trong khu vực, bước đầu hướng tới chất lượng mang tính quốc tế của ngành du lịch. Đến những năm 2006 – 2010, trước tình hình trong nước và quốc tế có nhiều biến động, đặc biệt là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực và khủng hoảng kinh tế thế giới. Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh nhận thức đầy đủ hơn vai trò, giá

trị của ngành kinh tế du lịch, đặc biệt trong tình hình các ngành kinh tế sản xuất hàng hóa gặp nhiều khó khăn. Ngành kinh tế du lịch trong giai đoạn này không chỉ được coi là ngành công nghiệp nữa mà nó được Đảng bộ xác định là một trong 9 ngành dịch vụ quan trọng cần có sự phát triển mang tính đột phá. Điều đó thể hiện quyết tâm cao của Thành phố trong việc phát triển ngành kinh tế du lịch. Để thực hiện chủ trương phát triển mang tính đột phá của ngành, Đảng bộ Thành phố đã thể hiện sự tăng cường trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, gắn phát triển ngành kinh tế du lịch với nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố giai đoạn 2006 – 2010 theo tinh thần Chương trình số: 05-CTr/TU thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII, về Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế (giai đoạn 2006 - 2010). Để thực hiện chủ trương phát triển du lịch, nếu như trong những năm 2000 – 2005, vấn đề đa dạng hóa các hình thức tổ chức và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch được chú trọng thì khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2010 vấn đề xây dựng thương hiệu du lịch của Thành phố được coi là nhiệm vụ trung tâm. Điều đó thể hiện bước trưởng thành trong nhận thức của Đảng bộ trong phát triển mang tính bền vững của ngành kinh tế du lịch Thành phố. Trong điều kiện tính cạnh tranh trong nước và quốc tế về sản phẩm du lịch ngày một khắc nghiệt, việc xây dựng thương hiệu du lịch và khẳng định được giá trị thương hiệu là việc làm quan trọng góp phần vào việc phát triển bền vững, nâng cao tính cạnh tranh của ngành kinh tế du lịch Thành phố. Đây là việc làm cần thiết thể hiện tầm nhìn xa của Thành phố trong định hướng phát triển ngành kinh tế du lịch.

Việc dành sự quan tâm tới việc phát triển ngành kinh tế du lịch của Đảng bộ không chỉ thể hiện ở việc đề ra chủ trương phát triển mà còn là việc chỉ đạo thường xuyên thông qua các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm mà còn thông qua chương trình phát triển ngành du lịch hàng năm cũng

như từng thời kỳ. Chính từ chủ chương, định hướng phù hợp của Đảng bộ Thành phố đã góp phần to lớn trong việc thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Doanh thu của ngành tăng đều qua các năm, năm 2001, doanh thu ngành du lịch đạt 4.556 tỷ đồng, năm 2005 đạt 12.443, tới năm 2010 đạt 41. 000 tỷ đồng, đóng góp 5,5% GDP toàn Thành phố, chiếm khoảng 45% doanh thu du lịch của cả nước.

Hai là, Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch. Thực hiện tốt việc tạo dựng được thương hiệu du lịch thành phố Hồ Chí Minh với những đặc trưng riêng.

Có thể nói lĩnh vực quảng bá, xúc tiến du lịch là một trong những điểm mạnh của ngành kinh tế du lịch Thành phố. Ngay từ năm 2000, thực hiện chủ trương của Đảng bộ Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo ngành du lịch đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch. Việc quảng bá du lịch được thực hiện tương đối đồng bộ trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình, đài phát thanh, nâng các bài viết chuyên đề trên báo Tuổi trẻ và đặc biệt là tạp chí du lịch. Những năm 2000 – 2005, hình thức quảng bá hướng dẫn du lịch trên tổng đài thông tin 1080 của Thành phố đã đưa vào hoạt động và đạt nhiều hiệu quả. Không chỉ chú trọng công tác quảng bá, xúc tiến du lịch trong nước, ngành du lịch Thành phố còn thực hiện các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch ở nước ngoài với các thị trường trọng điểm như: thị trường châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan, Xingapo, Malaixia…), thị trường Châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Ý…), thị trường châu Mỹ (Hoa Kỳ, Canada), thị trường Úc…

Trong tình hình ngành kinh tế du lịch gặp khó khăn, lượng khách quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh giảm do chịu sự tác động một phần của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực. Ủy ban nhân dân Thành phố đã sâu sát chỉ đạo, tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, mở rộng hình

ảnh Thành phố để hu hút khách quốc tế. Không chỉ đơn thuần thực hiện việc quảng bá xúc tiến du lịch thông qua các hình thức như những năm 2000 – 2005, việc quảng bá du lịch được thực hiện đi vào chiều sâu, với quy mô lớn hơn rất nhiều. Đồng thời để thực hiện có hiệu quả việc quảng bá, xúc tiến du lịch, ngành du lịch đã kết hợp với đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài cũng như đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam nhằm thông tin chi tiết các chương trình du lịch tới du khách. Đây là điểm mới trong công tác quảng bá du lịch của ngành du lịch Thành phố dựa trên lợi thế của một thành phố lớn, nơi đặt trụ sở của nhiều cơ quan nước ngoài tại Việt Nam đồng thời cũng thể hiện sự sáng tạo của Đảng bộ Thành phố trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác quảng bá du lịch.

Việc tổ chức một cách thường xuyên các sự kiện văn hóa du lịch mang tính định kỳ như: Lễ hội đón khách du lịch nhân dịp đầu năm mới, lễ hội Đường hoa nhân dịp tết Nguyên đán, lễ hội trái cây Nam bộ, lễ hội ngày hội du lịch thành phố thường niên, Hội chợ du lịch quốc tế (ITE HCMC) nhằm phát triển thị trường khách quốc tế thông qua tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp xúc với “người mua” (buyer) để chào bán sản phẩm, tổ chức đưa khách từ các thị trường nước ngoài đến với thành phố. Như vậy công tác quảng bá, xúc tiến du lịch của Thành phố là đa dạng, phong phú, phát huy tốt vai trò quảng bá hình ảnh của Thành phố đối với du khách trong và ngoài nước. Nội dung công tác quảng bá, xúc tiến du lịch được mở rộng, hình thức được đổi mới và ngày một chuyên nghiệp hóa thể hiện sự sáng tạo của Thành phố. Năm 2005 lượng khách đến du lịch Thành phố là 3 triệu du khách nội địa, 2 triệu du khách quốc tế đến năm 2010 Thành phố thu hút 3,1 triệu khách quốc tế chiếm 60% tổng lượng khách quốc tế trong nước. Có được thành quả đó thể hiện hiệu quả to lớn của công tác quảng bá, xúc tiến du lịch.

Ba là, Đảng bộ Thành phố chỉ đạo ngành kinh tế du lịch đảm bảo an toàn cho du khách tạo nên ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách trong nước

và quốc tế.

Ở hầu hết các điểm du lịch ở các địa phương trong cả nước, du khách tới tham quan đặc biệt là du khách quốc tế thường cảm thấy thiếu an toàn, phiền hà khi có một lượng không nhỏ người ăn xin thường xuyên đeo bám xin tiền du khách. Đồng thời việc những người bán hàng rong thường xuyên đeo bám du khách tạo nên thiện cảm không tốt cho du khách tới tham quan. Quan trọng hơn ở không ít địa điểm du lịch, lợi dụng chỗ đông người cũng như sự sơ hở của du khách, những đối tượng trộm, cướp tài sản thường xuyên hoạt động đe dọa tới sự an toàn của du khách. Một trong những vấn nạn nữa của ngành du lịch cả nước nói chung là tình trạng lợi dụng tăng giá, "chặt, chém" du khách diễn ra khá thường xuyên đã ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của ngành du lịch địa phương nói riêng cũng như du lịch cả nước nói chung. Nhận thức rõ thực trạng này, Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh đã có bước lãnh đạo chỉ đạo thích hợp để khắc phục tình trạng này. Điển hình là Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra Chỉ thị số: 04/2003/CT-UB Về tăng cường công tác bảo vệ an ninh trật tự ở khu vực trung tâm thành phố. Chỉ thị chỉ đạo các sở, ban ngành có liên quan thực hiện tốt nội dung chương trình, trong đó nhiệm vụ Sở Du lịch: "Sở Du lịch và Tổng Công ty Du lịch Sàigòn có kế hoạch chỉ đạo cụ thể cho các đơn vị trực thuộc, các doanh nghiệp du lịch thực hiện nghiêm các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác an ninh trật tự có liên quan đến lĩnh vực du lịch. Chủ động phối hợp tổ chức kiểm tra, phát hiện xử lý hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động du lịch và trong việc quản lý, đưa đón khách. Vận động cán bộ, công nhân viên và các chủ doanh nghiệp trực thuộc thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy ước bảo vệ an ninh trật tự ở các doanh nghiệp làm dịch vụ đưa đón khách nước ngoài, dịch vụ cho thuê phòng; kịp thời phát hiện những sai sót và tố giác tội phạm. Đồng thời, tích cực phối hợp với các phòng nghiệp vụ Công an

thành phố, Công an quận 1 và Công an phường thuộc quận 1 có kế hoạch đảm bảo an toàn cho các đoàn khách du lịch. Ngành du lịch phải thường xuyên thông báo, hướng dẫn cụ thể cho khách người nước ngoài, khi đến lưu trú phải nắm rõ yêu cầu đảm bảo an ninh trật tự thành phố, các quy dịnh cần thiết của luật pháp Việt Nam. Trường hợp có người nước ngoài trình báo bị xâm hại, mất tài sản thì chủ doanh nghiệp du lịch, khách sạn phải cử nhân viên của mình thông thạo ngoại ngữ, trực tiếp trao đổi để nắm đủ các yêu cầu, nội dung phải trình báo, tố giác tội phạm theo quy định và cùng họ đến trình báo ngay cho đơn vị công an quản lý địa bàn nơi xảy ra vụ việc” [64, tr. 2]. Để đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo sự an toàn cho du khách, Thành phố đã có nhiều quyết định chỉ đạo mang tính kịp thời như: Quyết định số: 10/2006/QĐ-UBND, ngày 25/01/2006, Về bổ sung chức năng tham gia bảo vệ trật tự an toàn du lịch trên địa bàn thành phố cho Công ty Dịch vụ Công ích Thanh niên Xung phong thuộc Lực lượng Thanh niên Xung phong thành phố, Quyết định số: 50/2006/QĐ-UBND, ngày 05/04/2006, Về việc ban hành quy chế tạm thời về phối hợp thực hiện bảo vệ trật tự an toàn du lịch trên địa bàn trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, Quyết định số: 128/2006/QĐ-UBND, ngày 24/08/2006, Về Quy định chính sách, chế độ đối với đội viên tham gia công tác bảo vệ trật tự an toàn du lịch trên địa bàn thành phố, Quyết định số: 115/2007/QĐ-UBND, ngày 16/08/2007, Về ban hành Quy chế trang bị, quản lý, kiểm tra, sử dụng công cụ hỗ trợ trong hoạt động của lực lượng Trật tự viên bảo vệ du lịch Thanh niên xung phong thành phố Hồ Chí Minh. Sự quan tâm chỉ đạo kịp thời, hiệu quả công tác bảo đảm sự an toàn cho du khách tới Thành phố được đảm bảo tương đối tốt, tạo ra sự an tâm, hài lòng trong lòng du khách. Đồng thời Thành phố là một trong những địa phương du lịch đi đầu khởi xướng việc xét chọn các cơ sở du lịch đạt chuẩn như khu mua sắm đạt chuẩn, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt chuẩn… nhằm đảm bảo thực

hiện phục vụ du khách với tinh thần bán đúng giá, đúng chất lượng.

Bốn là, Đảng bộ Thành phố chỉ đạo khai thác thế mạnh du lịch địa phương là du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh, từng bước đa dạng hóa các sản phẩm du lịch phục vụ nhiều đối tượng du khách.

Thế mạnh của thành phố Hồ Chí Minh là khai thác tài nguyên du lịch nhân văn, trong đó du lịch văn hóa, lịch sử và tâm linh là nổi bật. Nhận thức rõ tiềm năng này, Đảng bộ Thành phố quan tâm chỉ đạo các cấp ngành hữu quan chú ý đầu tư, mở rộng nâng cấp các điểm du lịch văn hóa lịch sử như: Khu địa đạo Củ Chi, Chiến khu Rừng Sác (Cần Giờ), tổ chức bảo tồn, tôn tạo cụm di tích Dinh Thống Nhất, hệ thống các bảo tàng lịch sử, văn hóa trên địa bàn thành phố… Chính sự quan tâm này góp phần to lớn vào việc mở rộng địa điểm tham quan, hu hút du khách trong và ngoài nước đến với Thành phố.

Là một thành phố lớn – trung tâm kinh tế - văn hóa – khoa học giáo dục lớn ở khu vực phía Nam. Thành phố Hồ Chí Minh có số dân đông, lại là vị trí trung tâm về kinh tế, văn hóa, giao thông vận tải ở khu vực phía Nam, để phục vụ nhu cầu tham quan giải trí của nhân dân Thành phố và các địa phương lân cận thì hoạt động du lịch giải trí, vui chơi được chú trọng phát triển. Hệ thống các khu vui chơi giải trí như: Khu du lịch văn hóa Suối Tiên, Công viên văn hóa Đầm Sen, khu du lịch sinh thái Thanh Đa, Bình Quới, khu du lịch Một thoáng Việt Nam (Củ Chi) … ngày càng mở rộng và phát triển phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của đa dạng du khách.

Tuy không phải là địa phương giàu tài nguyên du lịch tự nhiên như một số địa phương khác trong nước, nhưng Thành phố cũng đã sớm quan tâm khai thác loại hình du lịch sinh thái, tự nhiên như quy hoạch phát triển khu du lịch sinh thái Cần Giờ, thực hiện khảo sát và đưa vào khai thác du lịch đường sông. Đồng thời nhằm mang lại hiệu quả kép về kinh tế - xã hội, Thành phố chủ trương gắn phát triển du lịch với loại hình du lịch nhà vườn ở các quận,

huyện ngoại thành có tiềm năng. Với những hướng đi đúng đắn ấy, ngành du lịch không chỉ tạo thêm được những sản phẩm du lịch mang tính đặc thù mà còn tác động lớn trong việc thúc đẩy các ngành kinh tế ở khu vực khác phát triển, đặc biệt là ngành nông nghiệp góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho không ít người lao động. Loại hình du lịch Hội nghị, triển lãm cũng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 70 - 85)