1. Định nghĩa
Là biểu đồ thể hiện sự tương tác, mối quan hệ giữa các Use case và actor trong hệ thống.
2. Mô tả
Mỗi hệ thống thường có một biểu đồ Use case chính thể hiện phạm vi của hệ thống và các chức năng chính của hệ thống. Số lượng các Use case khác được tạo ra sẽ tùy thuộc vào yêu cầu. Có thể là:
• Một biểu đồ thể hiện tất cả các Use case liên quan đến một actor nào đó • Một biểu đồ thể hiện tất cả các Use case được cài đặt trong một giai đoạn
phát triển.
• Một biểu đồ thể hiện một Use case và tất cả các mối quan hệ của nó.
Tuy nhiên nên cân nhắc để các biểu đồ thể hiện đủ các thông tin cần thiết, nếu quá nhiều biểu đồ sẽ gây ra sự nhầm lẫn và mất đi lợi ích của việc đơn giản hóa. Tập hợp các Use case giúp cho khách hàng dễ dàng xem xét ở mức tổng quát hệ thống mà ta sẽ xây dựng. Một hệ thống thông thường có từ 20 đến 50 Use case.
3. Kí hiệu
Một biểu đồ Use case bao gồm một tập các Use case và actor. Giữa Use case và actor có một đường nối nếu như actor đó khởi đầu một Use case.
Biểu Use case có thể lồng nhau, có nghĩa là một Use case trong một biểu đồ Use case có thể được phân nhỏ ra thành những Use case khác, nằm trong một biểu đồ Use case khác.
Ví dụ:
Hệ thống quản lý dự án và nguồn nhân lực. Có bốn Actor là Resource Manager (Người quản lý nguồn nhân lực), Project Manager (Người quản lý dự án), System Administrator (Người quản trị hệ thống) và Backup System(hệ thống sao lưu dữ liệu).
Hình 1-1 là biểu đồ use case ở mức tổng quát, cung cấp một bức tranh toàn cảnh về các actor và use case của hệ thống. Hình 1-2 chi tiết hóa use case "Quản lý nguồn nhân lực" bằng cách chỉ ra các use case mà actor Resource Manager mong muốn ở hệ thống.
Resource Manager có thể thêm mới, sửa, xóa các thông tin về kĩ năng của nhân viên. Một kĩ năng phải được tìm ra trong cơ sở dữ liệu trước khi nó được xóa hoặc sửa nên use case FindSkill được tạo ra. Hai use case UpdateSkill và RemoveSkill đều sử dụng chức năng của use case FindSkill nên chúng có quan hệ uses với use case này.
Resource Manager cũng có thể thêm, xóa, sửa các thông tin về nhân viên. Khi cập nhật thông tin về một nhân viên, Resource Manager có thể lựa chọn: thêm kĩ năng cho một nhân viên hay xóa bỏ một kĩ năng của một nhân viên. Do đó hai use case UnassignSkill from Resource và use case AssignSkill to Resource có quan hệ extends với use case UpdateResource để chỉ ra chúng là hai khả năng lựa chọn của use case này.
Hình 1-1: biểu đồ Use case ở mức tổng quát.
Ta có thể xây dựng thêm các biểu đồ chi tiết hơn.
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy rõ tác dụng của nó trong việc trao đổi thông tin với khách hàng. Khách hàng có thể biết rõ những chức năng nào sẽ được hệ thống cung cấp. Nhìn vào các actor họ có thể biết chính xác ai sẽ tương tác với hệ thống. Việc này sẽ giúp họ tìm ra các chức năng còn thiếu. Ví dụ như: Khách hàng có thể nói rằng: “ ồ không, các chức năng trên rất hay nhưng tôi còn muốn xem 10 nhân viên làm việc lâu năm nhất trong công ty”. Và như vậy các chức năng của hệ thống sẽ dễ dàng nắm bắt và đạt được sự nhất trí với khách hàng mà không phải bắt khách hàng đọc quá nhiều tài liệu kỹ thuật như trước.