Ám ảnh thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm trường ca nguyễn quang thiều (Trang 46 - 51)

2.1 .Cảm hứng về quê hƣơng

2.2. Suy ngẫm về sự hiện hữu

2.2.2. Ám ảnh thời gian

Đây là một cảm hứng tiếp nối với ý thức tồn tại. Càng muốn khẳng định mình bao nhiêu con ngƣời càng đối diện với một sự thật nghiệt ngã bấy nhiêu. Ta có thể bắt gặp nét tƣơng đồng này trong cảm hứng thơ Xuân Diệu trƣớc cách mạng nhƣng tất nhiên phƣơng thức thể hiện trong trƣờng ca Nguyễn Quang Thiều rất khác. Cách thể hiện cảm hứng của ông không còn mang dáng dấp logic có thể liệt kê mà là những giây phút vụt dậy bất ngờ của ý thức về đời ngƣời thông qua những liên tƣởng và hình thức xây dựng biểu tƣợng bất ngờ.

Trong trƣờng ca của ông, luôn xuất hiện hai thái cực: Bóng tối và ánh sáng. Nó thể hiện một quan niệm về thời gian, trong đó, bóng tối, thời gian đêm luôn lấn át. Về tần suất xuất hiện, nó lấn át ánh sáng. Về cảm giác, ta có thể dễ dàng nhận thấy sự bao trùm của một nền bóng tối. Nó mang lại cho ngƣời ta cảm giác khó nhận biết sự vật, bị mù trƣớc cuộc sống. Cũng giống nhƣ, ta không thể nhìn thời gian trôi qua, không thể định hình hay chạm vào. Con ngƣời mò mẫm trong bóng tối cũng giống nhƣ mò mẫm trong thời gian cuộc đời.

“Bóng tối nuốt chửng dòng chảy mọi con sông Tôi sợ hãi bởi ý nghĩa này

Chúng ta mang cảm giác bị xóa mất khỏi thế gian trong sự lãng quên Nhưng không phải lãng quên mà sự lặng im

Chúng ta từng hoảng loạn và bỏ chạy

Từ nơi chốn cuối cùng ngước lên và thấy những cái cây vút thẳng, câm lặng ý chí vĩnh hằng

(Cây ánh sáng)

Và lúc đó những dòng sông nước mắt bắt đầu tuôn chảy Chảy về ngày mai, nơi hàng rào chân trời nở mãi mùa hoa lạ Chảy về hôm qua phần sống của người

(Nhịp điệu châu thổ mới)

Qua cách hình dung đó, ta thấy một nỗi sợ hãi bao trùm tác giả. Ông thấy rõ, con ngƣời nằm trong thời gian và tất nhiên không thể kiểm soát nó. Thời gian cuộc đời quá hữu hạn để có thể so sánh, kiểm soát thời gian vũ trụ. Và với mỗi ngƣời, từng ngày trôi qua lại có những ý nghĩa khác nhau. Một ngày là một ngày sống nhƣng cũng là một ngày mất đi, những ngày còn lại càng ít càng dẫn con ngƣời đến sự hoang mang.

Thời gian có thể nuốt chửng mọi thứ. Một con ngƣời không bao giờ có cơ hội nhìn bộ mặt của thời gian.

Đã thiếp ngủ đâu đấy tội lỗi, lương thiện đâu đấy cũng ngủ, những pho sách ngủ mãi từ thế kỷ trước bởi quá mệt mỏi

(Cây ánh sáng)

Và chàng ra đi. Không phải mộng du. Con đường quen thuộc xuyên qua thành phố.

Chàng vẫn nhận ra ngã tư đường nơi đèn đỏ có lúc kéo dài một thế kỷ (Lò mổ)

Cảm giác bị làm trò nhạo của tạo hóa bởi thời gian quá hạn hẹp của đời ngƣời. Trong trƣờng ca, Nguyễn Quang Thiều thƣờng liên tƣởng đến khoảng thời

gian cố định “một thế kỉ”. Đó là cái mốc trăm năm mà ngƣời ta chỉ cuộc đời một

ngƣời, và ngoài cái khoảng trăm năm ấy, sự tồn tại của một cá nhân sẽ biến mất, kéo theo cả quá trình sống giữa thế gian. Cách nói đó thể hiện sự thắc thỏm của ông về một quy luật bất biến của đời ngƣời mà nhà thi sĩ của tình yêu đã có lần nói

đến “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua/ Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ

già/ Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất”

Thời gian trong trƣờng ca Nguyễn Quang Thiều chủ yếu là thời gian trong tâm tƣởng, nuối tiếc. Ông coi thời gian đẹp nhất là quãng đời tuổi thơ vô tƣ, và nó cũng chẳng khi nào quay lại.

Dâng lên như mùa xuân thứ nhất Những con đường biền biệt thuở thơ... Xin quỳ lạy

Xin lặng câm vứt bỏ

Mắt đê mê từ thuở tóc chưa về...” (Mười một khúc cảm)

Khát khao đƣợc trở lại tuổi thơ biết là một sự không tƣởng nhƣng chƣa khi nào thôi mãnh liệt. Thậm chí, ông còn mơ ƣớc đƣợc thấy mình trong thuở sơ khai nhất, còn là một hài nhi chƣa gửi lại khúc rốn giữa cuộc đời, hay xa hơn nữa còn sóng sánh trên những tầng mây ngọn gió nào giữa mênh mang vũ trụ. Ƣớc muốn lãng mạn vừa thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nhƣng ẩn sâu trong đó là sự khắc khoải, bất lực của con ngƣời khi thời gian trôi di mà không gì níu lại đƣợc.

Ta đi về cửa ngõ của chiều Ta đi về thuở ta chưa cắt rốn Ta đi về thuở ta còn sóng sánh

Thời gian đƣợc gửi lại trong những cảm giác về các thế hệ trong gia đình. Trong dòng hồi tƣởng, ông thấy lại cái thời trẻ của cha mẹ mình. Năm mẹ mƣời bảy, năm cha hai mƣơi, họ đón đứa con với bao niềm hân hoan với bao khát vọng nhƣng cùng với đó là khó khăn của cuộc sống. Đó là một cuộc đời, một cuộc đời đƣợc ghi mã bằng công việc, bằng ƣớc mơ, bằng thành công và bằng cả thất bại.

Ta gặp mẹ ta năm người mười bảy

Những răng lược gỗ mòn cắn ngập mái tóc người Ta gặp cha ta năm người hai mươi tuổi

Dưới những nhát búa cùn

Từng khúc xoan tươi toác ra tiếng cười của lửa (Mười một khúc cảm)

Ai cũng thấy thời gian dừng lại ở cuộc đời mình, nhƣng nó lại cứ quay vòng, thế hệ này nối tiếp thế hệ kia. Để rồi một ngày.

Chiếc áo sơ sinh của con ta phơi vừa bay qua đó Cái mỉm cười nhạo báng của thời gian

(Mười một khúc cảm)

Một thế hệ mới lại đƣợc khai sinh. Đứa trẻ xƣa giờ đã làm cha, làm mẹ của những đứa con. Thời gian đã trôi qua, không ai hình dung cụ thể đƣợc nó. Nó ở trong sự trƣởng thành của ta, trong hình hài thiên thần của con ta, nó ở trong những sự tàn lụi của màu tóc bạc, của đôi mắt mờ, của bàn tay run, của đôi chân liệt...và của quả tim một ngày không còn đập

Thưa Mẹ,

Lần thứ nhất con khóc chào Mẹ. Mẹ cười và bế con lên.

Lần thứ hai con khóc vì có lỗi. Mẹ dịu dàng ôm lấy con.

Tóc Mẹ bạc.

(Lò mổ)

Và sự ám ảnh lớn nhất về thời gian chính là điểm giới hạn mà tạo hóa dành cho mỗi ngƣời. Đã đến lúc, chúng ta đi đến ngày cuối cùng của thời gian cuộc đời. Điểm mốc đó nhƣ một tiếng chuông giã biệt cuộc sống.

“Có những ngày trong đời dài bất tận. Chúng ta rã rời và thích nói về sự kết thúc. “Và ngày của chúng ta đã đến”

(Nhân chứng của một cái chết)

Thời gian không chỉ là tâm trạng hoang mang khi nó trôi đi không trở lại, nó còn là những cảm giác tiếc nuối những điều chƣa làm đƣợc trong quá khứ.

“- Cha!

Con có tội một lần một chiều xưa nói dối Con mang tội suốt đời lời nói thật sáng nay.”

(Mười một khúc cảm)

Cảm giác có lỗi với cha, dù là những tội lỗi rất con trẻ nhƣng khi trƣởng thành, khi trở thành cha mẹ thì không tránh khỏi những phút giây hồi tƣởng và ân hận. Đó là cảm giác của một ngƣời con thƣơng cha nhƣng chẳng khi nào đƣợc quay về thời gian xƣa để tìm cơ hội bù đắp lại.

Cảm giác tiếc nuối thời gian vì thế không lúc nào thôi day dứt.

Ta là đám rêu vừa cổ kính vừa tơ non ven tường ngôi miếu cổ Đống lá bưởi khô mười năm chưa cháy hết

Mười năm dụi vào ký ức tuổi thơ

(Mười một khúc cảm)

Thời gian là mỗi ngày ta sống, nó ghi lại từng hành động, từng suy nghĩ, từng mốc sự kiện quan trọng mà có khi chúng ta sơ ý quên đi. Thời gian không biết nói nhƣng nó sẽ trình ra trƣớc mắt ta kết quả (hay hậu quả) của những tháng ngày mà chúng ta đã sống. Ông ghi lại sự cảnh tỉnh ấy.

“Chúng ta đang hoang hoá tinh thần chúng ta. Có bao giờ chúng ta ngồi xuống bình tĩnh và công bằng để xem bộ phim tư liệu về chúng ta ? Thời gian đã quay bộ phim này và không bỏ sót một chi tiết nào.”

(Lò mổ)

Bộ phim tƣ liệu về cuộc đời mỗi ngƣời đều tồn tại. Rất tiếc, chúng ta chỉ có thể xem nó khi đã kết thúc hành trình sống và đó là những thƣớc phim không đƣợc quay thử. Bất kể hành động nào sơ xảy cũng đều khiến con ngƣời phải trả giá. Nhìn lại, có lúc chúng ta cảm thấy tiếc nuối hay dữ dội hơn là khinh bỉ chính hành động của mình. Trƣớc lăng kính thời gian, mọi điều đều không thể che giấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm trường ca nguyễn quang thiều (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)