Phản ánh thực trạng bảo vệ quyền lợi NTD trong tiến trình hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo chí với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Khảo sát các báo lao động,Thanh niên, Sài Gòn tiếp thị 2008 - 2010) (Trang 27 - 104)

7. Kết cấu luận văn

1.3.1.Phản ánh thực trạng bảo vệ quyền lợi NTD trong tiến trình hộ

quốc tế

Thực trạng bảo vệ quyền lợi NTD mà báo in nói riêng, báo chí nói chung muốn phản ánh khách quan phải dựa trên hai nguồn tư liệu chính: Từ các báo cáo chính thức, tài liệu thống kê của các cơ quan chức năng và từ chính thực tiễn hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD diễn ra trong xã hội mỗi ngày.

Trước hết, chúng ta sẽ đề cập nguồn tin từ phía các tổ chức, cơ quan chức năng. Không khó để thấy rằng, trong những năm gần đây, hầu hết các cơ quan chức năng có trách nhiệm về việc thực hiện bảo vệ quyền lợi NTD hiện nay đều thường xuyên có nhiều hoạt động triển khai, tổng kết, báo cáo tình

hình hoạt động theo định kỳ hàng tháng, quý, năm. Chỉ tính riêng VINASTAS, mỗi năm đều có rất nhiều hoạt động như vậy. Thường kỳ nhất có thể kể đến Đại hội theo nhiệm kỳ của Hội từ cấp Hội ở trung ương đến cấp Chi hội ở các địa phương; Hội nghị triển khai công tác, hoạt động của Hội, Chi hội diễn ra vào dịp đầu năm và Hội nghị tổng kết hoạt động sau một năm thường tổ chức vào dịp cuối năm; các chương trình tập huấn về công tác bảo vệ quyền lợi NTD do Hội tổ chức hàng năm ở các địa phương; hội nghị tổng kết định kỳ hàng năm của các câu lạc bộ NTD như: Câu lạc bộ tiêu dùng nữ tỉnh Kiên Giang, câu lạc bộ NTD Thăng Long, câu lạc bộ chống hàng giả... Bên cạnh đó là những hoạt động mang tính không định kỳ như: Các cuộc hội thảo, tọa đàm với quy mô khác nhau, chủ đề khác nhau về thực trạng và giải pháp tăng cường hoạt động bảo vệ NTD; các hoạt động, chương trình hưởng ứng ngày Quyền của NTD thế giới hàng năm (ngày 15/3)... Thông qua những hoạt động, chương trình như thế, các cơ quan chức năng đã cung cấp cho báo chí một cái nhìn khá bao quát về thực trạng hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD của cả nước. Các báo cáo, tham luận tại những chương trình đó đồng thời cũng chỉ ra những thành tựu, những hạn chế yếu kém, rút ra những bài học thành công và chưa thành công cho hoạt động bảo vệ NTD nói chung.

Những tài liệu trên là hết sức cần thiết đối với những người làm báo, là cơ sở để phục vụ công tác viết bài, đưa tin về hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD, nhưng với báo chí như thế là chưa đủ. Bởi vì những thông tin do cơ quan quản lý cung cấp cho báo chí là những thông tin chung nhất và có thể vẫn phiến diện và thiếu khách quan, chưa thể hiện hết thực trạng hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong xã hội.

Giống như trong các lĩnh vực khác của nghề báo, “thường thì những tin bài kinh tế hay nhất lại phát xuất từ sự chủ động của phóng viên, được kích

thích bằng trực giác hay gợi ý từ biên tập viên, từ một cổ đông, từ một nhân viên hay một khách hàng bực tức” [42, tr.340]. Chính vì vậy, báo chí nói chung, đặc biệt là báo in là phải bằng con đường riêng của mình phản ánh đúng thực trạng của xã hội nói chung, của hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD nói riêng. Báo chí không chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận thông tin chính thống từ các cơ quan hữu quan trong lĩnh vực bảo vệ NTD mà còn thường xuyên cử phóng viên chuyên trách theo dõi, bám sát tình hình, hoạt động của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD từ trung ương tới địa phương, tiếp cận những tổ chức, cơ quan làm tốt và những cơ quan còn yếu kém, khó khăn trong hoạt động để bổ sung thực tiễn sống động cho bài viết của mình. Nhờ theo dõi có hệ thống, lại kịp thời đi sâu đi sát thực tiễn nên các tin bài phản ánh, các chuyên mục, phóng sự điều tra về thực trạng bảo vệ quyền lợi NTD trong điều kiện hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay trở nên sống động, có sức thuyết phục hơn. Đặc biệt với loại hình báo in, thế mạnh tổng hợp, lưu trữ, hệ thống tốt, dễ theo dõi đã giúp báo in ngày càng khẳng định được tiếng nói quan trọng của mình trên mặt trận phản biện về mảng hoạt động này. Trên thực tế, có những sáng kiến, ý tưởng mới trong việc bảo vệ quyền lợi NTD, những nỗ lực không ngừng nghỉ của một số cá nhân, tổ chức tâm huyết với công tác này… tuy không có trong những bản tham luận, diễn đàn ý kiến của bất cứ hội nghị, hội thảo chuyên ngành nào nhưng đã được báo chí phát hiện, nêu gương, tuyên truyền cổ vũ. Tương tự như vậy, có những yếu kém, sai lầm, những khó khăn, những tồn tại ở địa phương này, cơ quan kia trong công tác thực thi bảo vệ quyền lợi NTD cũng không thể tìm thấy ở báo cáo sơ kết, tổng kết của các cơ quan quản lý, cũng đã được báo chí lôi ra ánh sáng, chỉ rõ nguyên nhân và tác hại của những hiện tượng đó. Từ những phản ánh đúng của báo chí mà hoạt

động bảo vệ quyền lợi NTD cả nước đã ít nhiều khắc phục các hiện tượng trì trệ, yếu kém.

1.3.2. Tuyên truyền chủ trương, định hướng bảo vệ quyền lợi NTD của Nhà nước

Cũng như các loại hình báo chí khác, tuyên truyền chủ trương định hướng của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, sự chỉ đạo của các cấp bộ, ngành, tổ chức là chức năng nhiệm vụ và tôn chỉ mục đích của báo in. Luật Báo chí ghi rõ: Nhiệm vụ của báo chí là “thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân; tuyên truyền phổ biến, góp phần bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí; phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân; phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực khác”. Trong khi đó, Điều 28, Chương 3 của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010 cũng nhấn mạnh: “Các tổ chức xã hội, trong đó có báo chí, có trách nhiệm tham gia bảo vệ quyền lợi NTD bằng các hoạt động: Tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng; Tham gia xây dựng pháp luật, chủ trương, chính sách, phương hướng, kế hoạch và biện pháp về bảo vệ quyền lợi NTD”.

Về phía mình, mỗi cơ quan báo chí đều có tôn chỉ mục đích của mình, chủ yếu là phục vụ nhu cầu thông tin của đối tượng mà tờ báo phục vụ. Bằng các tác phẩm cụ thể, các cơ quan báo chí đã, đang ngày ngày thực hiện trách nhiệm, sứ mệnh đó một cách riêng biệt.

Ngoài các văn bản chính thức được phổ biến tới các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan hữu quan và các đối tượng liên quan, báo chí nói

chung và báo in nói riêng, là phương tiện hữu hiệu để tuyên truyền rộng rãi trong mọi người dân Việt Nam đang sống trong, ngoài nước và cả những người nước ngoài quan tâm tới các chủ trương, chính sách, định hướng của Đảng, Nhà nước về hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD. Không chỉ riêng những tạp chí, tập san chuyên ngành của VINASTAS hay Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) mà tất cả các tờ báo của các cơ quan trung ương, bộ, ngành, các tổ chức xã hội nghề nghiệp đều chú trọng tuyên truyền nhóm chủ trương, định hướng về vấn đề này. Hàng tuần, Bộ Thông tin & Truyền thông đều phối hợp với Ban Tuyên giáo trung ương và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức giao ban báo chí, phổ biến những nội dung trọng tâm, quan trọng cần tuyên truyền trên báo chí, trong đó không thể thiếu vắng những hoạt động liên quan đến thông tin về hàng hóa – sản phẩm và tình hình bảo vệ quyền lợi NTD. Tại những buổi giao ban đó, các chương trình hành động nhằm triển khai chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ đều được đại diện các tổ chức hội, cơ quan chức năng trực tiếp báo cáo và cung cấp tài liệu cho lãnh đạo các cơ quan báo chí. Bên cạnh đó, các cuộc họp báo do VINASTAS hay các cơ quan chức năng tổ chức cũng là một kênh cung cấp hữu hiệu để báo chí lĩnh hội và tuyên truyền đến người dân về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD.

Nhờ có báo chí, trong đó có loại hình báo in, mà nhân dân được thông tin thường xuyên, chính xác những chủ trương, định hướng thực hiện hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD – một vấn đề liên quan mật thiết đến quyền lợi của mỗi người dân. Với sự tuyên truyền tích cực, kịp thời của mình, báo chí nói chung và báo in nói riêng đã góp phần hiện thực hóa, cụ thể hóa chủ trương, chính sách trên trang giấy thành những hoạt động thực tiễn bảo vệ quyền lợi NTD.

1.3.3. Ủng hộ, phản biện, tạo dư luận góp ý cải thiện tình hình bảo vệ quyền lợi NTD

Phản ánh những khía cạnh khác nhau của tình hình bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện nay, báo chí Việt Nam nói chung, báo in nói riêng không chỉ đi sâu đi sát thực tiễn cung – cầu, mua sắm – chi tiêu, trao đổi hàng hóa của mọi tầng lớp nhân dân đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ để đưa tin khách quan, kịp thời, cổ vũ các gương điển hình tiên tiến, phê phán lên án các hiện tượng tiêu cực, mà thực sự là cầu nối giữa thực tiễn xã hội và chính sách của Đảng, Nhà nước, góp phần giúp các cơ quan Nhà nước tạo nên những quyết sách mới để thực thi hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD hiệu quả hơn.

Để thực hiện chủ trương, định hướng đổi mới công tác bảo vệ quyền lợi NTD, các cơ quan chức năng phải xây dựng các văn bản chỉ đạo và điều hành, các chương trình hành động trong từng chặng đường phát triển đổi mới, tham mưu cho Chính phủ ban hành các Chỉ thị, quyết định mới về mảng công tác này. Trong số các văn bản soạn thảo và ban hành nói trên, hầu hết văn bản đều được các cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo đăng tải trên trang web chính thức của mình và trên các báo để xin ý kiến rộng rãi của nhân dân. Những đề án đổi mới lớn, ngoài việc tổ chức các hội nghị, hội thảo để tham vấn ý kiến các nhà khoa học, nhà quản lý về các vấn đề liên quan, những ý kiến phản biện của báo chí là vô cùng quan trọng. Có những văn bản sau khi lấy ý kiến rộng rãi của công luận, phản biện của báo chí đã phải sửa chữa bổ sung khá nhiều. Có những vấn đề nêu lên, sau khi tổng hợp dư luận và phản biện của báo chí, Chính phủ và những cơ quan hữu quan cũng thấy rằng chưa thể đưa vấn đề đó ra trong thời điểm này, mà phải để lại, xem xét đưa ra vào thời điểm khác.

Như vậy, có thể thấy rằng, bất cứ một sự thay đổi về chính sách liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD, các vụ việc gian lận trong cung ứng hàng hóa ra thị trường, hay những hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD,… đều được phản ánh trên báo chí, lan truyền rất nhanh, thu hút được sự quan tâm lớn của người dân. Không những thế, các chuyên mục này đã tạo diễn đàn cho hàng triệu NTD và nhiều cơ quan chức năng lên tiếng, khiến nhiều doanh nghiệp phải rốt ráo giải quyết khiếu nại, tiếp thu góp ý về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, cung cách bán hàng và thái độ phục vụ của đơn vị mình. Ở phương diện này, có thể nói, báo chí đã thực hiện rất tốt chức năng tạo diễn đàn nhân dân của mình.

1.3.4. Góp phần hình thành thế giới quan mới cho NTD về việc bảo vệ quyền lợi của mình

Khía cạnh mới đáng chú ý trong vai trò của báo chí đối với vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD là thông qua những bài báo, tác phẩm của mình, báo chí nói chung đã cổ vũ, góp phần hình thành nên một cái nhìn mới, thế giới quan nhận thức mới cho cộng đồng NTD về quyền lợi của mình và việc bảo vệ chính những quyền lợi ấy khi sử dụng các loại hàng hóa tiêu dùng.

Trước đây, ở giai đoạn nền kinh tế chưa có sự chuyển mình mạnh mẽ theo hướng thị trường có điều tiết của Nhà nước, trong quan niệm của người dân và cả doanh nghiệp thường là “bán gì dùng nấy”, nhà sản xuất tự quyết định việc sản xuất và cung ứng ra thị trường mặt hàng, sản phẩm theo ý mình. NTD sử dụng, tiêu dùng hàng hóa theo kiểu thị trường có cái gì thì dùng cái ấy. Hầu như không có sự phản hồi, yêu cầu ngược trở lại của NTD đối với nhà sản xuất về chủng loại, kích cỡ, đặc điểm... cần thay đổi hay cải tiến của sản phẩm, hàng hóa. Mối quan hệ giữa nhà sản xuất hàng hóa đối với NTD, vì

thế, cũng chỉ diễn ra một chiều theo hướng chủ động, áp đặt của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, từ khi bắt đầu thời kỳ đổi mới đến nay, đặc biệt là trong những năm gần đây, khi thị trường cung – cầu hàng hóa trong nước ngày càng phát triển phong phú, NTD ngày càng có nhiều lựa chọn hơn đối với sản phẩm mình muốn mua, muốn sở hữu. Đồng thời, diễn biến phức tạp và việc phát sinh nhiều hiện tượng hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng, uy tín, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của NTD – người mua và sử dụng hàng hóa cũng khiến yêu cầu bảo vệ quyền lợi NTD được đặt ra cấp bách hơn. Trong hoàn cảnh mới đó, sự tham gia vào công tác bảo vệ quyền lợi NTD của báo chí thông qua các tác phẩm, bài viết cụ thể đã từng bước giúp NTD định hình được vị trí và quyền lợi chính đáng của mình trong mối quan hệ với nhà sản xuất, cung cấp hàng hóa. Từ những bài báo tuyên truyền, phổ biến về quyền lợi hợp pháp mà NTD được hưởng theo các quy định của pháp luật khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ, đông đảo NTD – những người trong cuộc bắt đầu hiểu và thay đổi quan niệm của bản thân mình đối với sản phẩm, hàng hóa và đối với nhà sản xuất, cung cấp hàng hóa. Bên cạnh đó, những bài báo thông tin, phản ánh về ưu, nhược điểm của các loại hàng hóa, sản phẩm trên thị trường lại giúp người đọc – NTD nhận biết và đưa ra những yêu cầu, đề xuất đòi hỏi nhà sản xuất phải cải tiến, sản xuất hàng hóa, sản phẩm phù hợp hơn với thị hiếu, nhu cầu của NTD – người tiêu thụ sản phẩm...

Nói cách khác, báo chí đã góp phần giúp NTD trở nên những NTD hàng hóa thông minh, hiểu biết được quyền lợi của mình, trách nhiệm của nhà sản xuất cũng như tự nắm bắt, lựa chọn được những loại hàng hóa, sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của bản thân và gia đình mình. Đây có thể gọi là một nét văn hóa, hay biểu hiện tính văn hóa của báo chí, bởi thông qua việc

bảo vệ quyền lợi NTD trên các ấn phẩm, các bài báo, báo chí đã góp phần bảo vệ quyền lợi cả về tinh thần và vật chất của NTD, của con người nói chung [34]. Kết quả là, khác với thói quen “bán gì dùng nấy” thời bao cấp, NTD ngày nay đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ, hàng hóa biết tôn trọng khách hàng và vì khách hàng nhiều hơn, đặc biệt là các mặt hàng có liên quan đến sức khỏe. Những sản phẩm mập mờ về nhãn mác, chất lượng và hạn sử dụng sẽ khó tồn tại và các doanh nghiệp, muốn có sự tin dùng của NTD cần có sự chú trọng đặc biệt đến chính sản phẩm và chất lượng dịch vụ của mình thay vì

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo chí với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Khảo sát các báo lao động,Thanh niên, Sài Gòn tiếp thị 2008 - 2010) (Trang 27 - 104)