Đạo đức truyền thống và những nội dung cơ bản của đạo đức truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tác động của nó tới đạo đức truyền thống ở việt nam hiện nay (Trang 27)

thống Việt Nam.

1.2.1. Khái niệm đạo đức truyền thống Quan niệm về đạo đức Quan niệm về đạo đức

Theo quan điểm của Mác – xít, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, một

chế định xã hội thực hiện các chức năng điều chỉnh hành vi con ngƣời. Đạo đức là những nguyên tắc sống, những quy phạm gắn liền và phù hợp với một hình thái kinh tế - xã hội nhất định, hình thành từ những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, những quy phạm, nguyên tắc, tiêu chuẩn, lý tƣởng này có tính chất nhất thời về lịch sử và mang tính giai cấp rõ rệt. Do đó, con ngƣời rút ra những quan niệm đạo đức từ chính những quan hệ thực tiễn đang làm cơ sở cho vị trí giai cấp của mình, tức là những quan hệ kinh tế.

Nhƣ vậy, theo quan niệm của triết học Mác, thì những nguyên tắc sống, những chuẩn mực và nguyên tắc cƣ xử và những tƣơng quan giữa các lợi ích làm thành ý thức đạo đức của con ngƣời. Chính ở chỗ này có thể tìm thấy đặc trƣng của đạo đức nhƣ là một hình thái ý thức xã hội [2, 46].

Theo chúng tôi: Đạo đức là những quy phạm, những nguyên tắc, tiêu

chuẩn, lý tưởng nhằm điều chỉnh hành vi của con người được hình thành

trên cơ sở tồn tại xã hội nhất định. Đạo đức đƣợc xem xét là một hình thái ý

thức xã hội do tồn tại xã hội quy định. Khi tồn tại xã hội thay đổi thì đạo đức cũng thay đổi theo, con ngƣời ngay từ khi sinh ra đã sống thành xã hội để đảm bảo sự tồn tại và phát triển trong xã hội, con ngƣời phải điều chỉnh hành vi của mình sao cho tạo lên sự phù hợp giữa lợi ích cá nhân với lợi ích của xã hội. Tham gia vào điều chỉnh hành vi của con ngƣời có nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ: Kinh tế, chính trị, pháp luật, đạo đức… Mỗi lĩnh vực có vai trò vị trí khác nhau

trong điều chỉnh hành vi của con ngƣời nhằm đảm bảo cho xã hội ổn định và phát triển. Kinh tế điều chỉnh hành vi của con ngƣời thông qua lợi ích kinh tế. Pháp luật điều chỉnh hành vi của con ngƣời thông qua hệ thống các quy chuẩn pháp luật buộc ngƣời ta phải tuân theo, mang tính chất cƣỡng bức. Đạo đức dùng một hệ thống các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực, tạo thành những khuôn mẫu để mọi ngƣời noi theo. Đạo đức điều chỉnh hành vi của con ngƣời bằng niềm tin, lý tƣởng, bằng lƣơng tâm, trách nhiệm, bằng dƣ luận xã hội. Đạo đức điều chỉnh hành vi của con ngƣời mang tính tự giác, vừa nhẹ nhàng vừa sâu sắc.

Quan niệm về truyền thống

Truyền thống là “Thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, đƣợc truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác” [60, 1017].

Lịch sử cho thấy rằng, truyền thống mang trong bản thân nó tính hai mặt rõ rệt.

Thứ nhất, truyền thống góp phần suy tôn, giữ gìn những gì là quý giá, là

cốt cách, là nền tảng cho sự phát triển, cho sự vận động đi lên của cộng đồng dân tộc, là cái góp phần tạo lên sức mạnh, là chỗ dựa không thể thiếu của dân tộc trên đƣờng đi tới tƣơng lai.

Thứ hai, truyền thống đồng thời cũng còn là mảnh đất hết sức thuận lợi cho sự dung dƣỡng, duy trì và làm sống lại mặt bảo thủ, lạc hậu, lỗi thời khi mà điều kiện và hoàn cảnh lịch sử đã thay đổi.

Theo nghĩa tổng quát nhất: “Truyền thống đó là những yếu tố của di tồn

văn hóa, thể hiện trong chuẩn mực, hành vi, tƣ tƣởng, phong tục, tập quán, thói quen, lối sống và cách ứng xử của một cộng đồng ngƣời đƣợc hình thành trong lịch sử và đã trở nên ổn định, đƣợc truyền từ đời này sang đời khác”[7, 9].

Như vậy, truyền thống không phải là một hiện tƣợng, một sự kiện tạm thời

thoáng qua mà nó là những yếu tố truyền từ đời này sang đời khác trong một quốc gia, một dân tộc nào đó. Truyền thống cũng không phải là cái hoàn toàn khách quan do điều kiện kinh tế - xã hội quy định, mà là sự phản ánh những điều kiện khách quan thông qua hoạt động chủ quan của con ngƣời.

Truyền thống là cái mang lại lợi ích cho con ngƣời. Mỗi con ngƣời khác nhau có những lợi ích khác nhau, do vậy cũng có sự tiếp nhận truyền thống khác nhau. Trong một thời kỳ lịch sử nhất định truyền thống có sự ổn định và đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì truyền thống còn bị quy định bởi điều kiện kinh tế - xã hội, do đó khi điều kiện kinh tế, xã hội thay đổi thì truyền thống cũng có sự thay đổi, hoặc là bị loại bỏ nếu không phù hợp, hoặc đƣợc bổ sung và phát triển. Truyền thống gắn với lợi ích của con ngƣời, nên có những cấp độ khác nhau nhƣ: truyền thống gia đình, truyền thống dòng họ, truyền thống địa phƣơng, truyền thống dân tộc, truyền thống phƣơng Đông, truyền thống phƣơng Tây.

Trong một giai đoạn lịch sử nhất định có những truyền thống giai đoạn này có thể phát huy tác dụng nhƣng giai đoạn khác có thể trở thành vật cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Khi nói về điều này C.Mác khẳng định “truyền thống của tất cả các thế hệ đã chết đè nặng nhƣ quả núi lên đầu óc những ngƣời đang sống” [51, 145].

Truyền thống do lịch sử để lại, nhƣng sự tiếp thu truyền thống thế nào lại phụ thuộc vào các chủ thể nhận thức. Cùng một truyền thống nhƣng ngƣời này, giai cấp này có thể tiếp thu, nhƣng ngƣời khác, giai cấp khác có thể không. Sự tiếp thu truyền thống của một dân tộc lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu nhƣ quốc gia nào có ý thức, có những biện pháp giáo dục đúng đắn, có sự nghiên cứu thấu đáo thì những truyền thống tốt đẹp của dân tộc sẽ đƣợc giữ gìn, phát huy phục vụ tốt cho quá trình phát triển đất nƣớc, đồng thời có biện pháp khắc phục những yếu tố tiêu cực của truyền thống.

Mối tương quan giữa truyền thống và hiện đại.

Tính thống nhất giữa truyền thống và hiện đại, không có truyền thống thì không có hiện đại, cái hiện đại nảy sinh ra từ truyền thống, có hiểu biết sâu sắc cái truyền thống cái hiện đại mới đúng đắn, mới phát triển lành mạnh. Có thể hiểu biết cái hiện đại chúng ta mới bổ sung và phát triển cái truyền thống một cách đúng đắn. Do vậy giữa truyền thống và hiện đại vừa thống nhất vừa mâu thuẫn nhau.

Mâu thuẫn thể hiện ở chỗ, cái truyền thống thƣờng có tính bảo thủ, trì trệ vì nó níu kéo cản trở cái hiện đại, cái hiện đại mà vƣợt ra khỏi cái truyền thống có thể mất đi giá trị mang tính cốt cách, bản sắc dân tộc, do đó một mặt cần có cái nhìn biện chứng giữa truyền thống và hiện đại.

Nếu hiện đại không đƣa ra đƣợc nội dung có ý nghĩa cho cuộc sống, nếu hiện đại làm nghèo nội dung nhân bản của con ngƣời, thì tất yếu hiện đại sẽ bị đào thải và loại bỏ ra ngoài tính liên tục, không thể trở thành truyền thống cho tƣơng lai. Thomas Morus (tác giả cuốn Utopia, 1478 – 1535): Truyền thống không có nghĩa gìn giữ đống tro, mà là chuyển tiếp ngọn lửa.

Từ quan niệm đạo đức và truyền thống như trên, chúng ta đi đến quan niệm về đạo đức truyền thống và đạo đức truyền thống Việt Nam.

Chúng tôi hiểu rằng: Đạo đức truyền thống là toàn bộ những quan điểm,

nguyên tắc, chuẩn mực mà con người trong một nước, một dân tộc thuộc các thời đại, các giai đoạn lịch sử khác nhau đều căn cứ vào để phân biệt phải - trái, đúng - sai, tốt - xấu nhằm điều chỉnh hành vi và đánh giá cách ứng xử giữa con người với nhau, con người với tự nhiên và con người với xã hội.

Đạo đức truyền thống của một dân tộc đƣợc hình thành trong quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc đó. Mỗi dân tộc có những điều kiện tự nhiên khác nhau, có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, có tôn giáo khác nhau, do vậy có đạo đức truyền thống khác nhau.

Đạo đức truyền thống Việt Nam đƣợc hình thành trong quá trình đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam. Tác giả Lê Qúy Đức cho rằng: “đạo đức truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đƣợc vun đắp qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc” [41, 136].

Tác giả Vũ Văn Thuấn lại khẳng định: “Đạo đức truyền thống Việt Nam là sự tổng hợp các giá trị đạo đức trên thế giới mà hạt nhân của hệ thống là các giá trị đạo đức nội sinh, đƣợc hình thành trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam, cái quyết định sự tiếp thu hay loại

bỏ các giá trị đạo đức ngoại lai, cái quy định bản sắc Việt Nam – chất Việt Nam trong mối tƣơng quan với các truyền thống của các quốc gia dân tộc khác trên thế giới” [41, 113].

Trong cuốn sách “Đạo đức mới” do tác giả Vũ Khiêu chủ biên, tác giả cho rằng, trong những truyền thống quý báu của dân tộc, nổi bật lên nhất là truyền thống đạo đức và khẳng định truyền thống đạo đức của dân tộc ta bao gồm: lòng yêu nƣớc, truyền thống đoàn kết, lao động cần cù sáng tạo; tinh thần nhân đạo, lòng yêu thƣơng và quý trọng con ngƣời, trong đó yêu nƣớc là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc.

Kế thừa những quan điểm trên của các tác giả, theo chúng tôi: Đạo đức

truyền thống Việt Nam là những quan điểm những chuẩn mực đạo đức, lối ứng xử của mỗi con người Việt Nam được hình thành trong lịch sử dựng nước và giữ nước trên cơ sở tiếp biến những giá trị đạo đức nhân loại phù hợp với hoàn cảnh và mỗi giai đoạn lịch sử của dân tộc.

Mối tương quan giữa đạo đức truyền thống và văn hóa truyền thống

Nói đến đạo đức truyền thống là nói đến quan điểm, nguyên tắc, chuẩn mực của con ngƣời trong một nƣớc, một dân tộc thuộc các thời đại các giai đoạn lịch sử khác nhau căn cứ vào để điều khiển đánh giá cách ứng xử giữa con ngƣời với con ngƣời, con ngƣời với tự nhiên và con ngƣời với xã hội.

Nói đến văn hóa truyền thống là nói đến các giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn xã hội, lịch sử tiêu biểu cho trình độ đạt đƣợc trong lịch sử phát triển xã hội và đƣợc lƣu truyền từ đời này sang đời khác mang tính ổn định.

1.2.2. Những nội dung cơ bản của đạo đức truyền thống Việt Nam

Dựa trên các quan điểm trên của các nhà khoa học, có thể hiểu đạo đức truyền thống có những nội dung cơ bản nhƣ sau:

- Truyền thống yêu nƣớc, ý thức tự cƣờng dân tộc. - Truyền thống đoàn kết, ý thức cố kết cộng đồng.

- Truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động. - Truyền thống nhân ái, yêu thƣơng ngƣời. - Truyền thống hiếu học.

Truyền thống yêu nước, ý thức tự cường dân tộc

Yêu nƣớc là chuẩn mực đạo đức chung trên thế giới. Bất cứ một dân tộc nào trên hành tinh này, dù dân tộc đó giàu hay nghèo, to hay nhỏ đều yêu quê hƣơng, nơi chôn nhau, cắt rốn của họ. V.I.Lênin cho rằng yêu nƣớc là „„một trong những tình cảm sâu sắc nhất, đã đƣợc củng cố qua hàng trăm năm, hàng nghìn năm tồn tại của các quốc gia biệt lập‟‟ [42, 226]. Bởi lẽ, con ngƣời không có tình yêu quê hƣơng đất nƣớc thì không thể có những tình cảm khác tốt đẹp. Song mỗi quốc gia dân tộc do những điều kiện lịch sử khác nhau, có nền văn hóa khác nhau, do vậy sự biểu hiện của lòng yêu nƣớc có những đặc điểm khác nhau.

Đối với dân tộc Việt Nam truyền thống yêu nƣớc không chỉ là một tình

cảm tự nhiên, nó bắt nguồn từ tình yêu đối với quê hƣơng làng xóm, yêu cây đa,

bến nƣớc, sân đình. Nơi đây có ông bà, cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, con cái, bạn bè, bà con hàng xóm láng giềng, nơi có mồ mả tổ tiên, nơi con ngƣời hàng ngày vất vả chiến đấu với thiên nhiên để duy trì và xây dựng cuộc sống. Từ đó hình thành lên những tình cảm đơn sơ mộc mạc nhƣ: Tình cảm gia đình, dòng họ trên kính dƣới nhƣờng; yêu quê hƣơng bản quán; yêu thƣơng giúp đỡ lẫn nhau; khoan dung độ lƣợng; lòng tự tôn tự hào dân tộc; giữ gìn ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán; là lòng trung thành với tổ quốc, quyết tâm đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Truyền thống yêu nƣớc của dân tộc Việt Nam còn là sản phẩm của lịch sử

đƣợc hun đúc từ chính lịch sử đau thƣơng mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tự chủ từ tay bao kẻ thù xâm lƣợc. Chính vì vậy, mà tinh thần yêu nƣớc, ý thức tự cƣờng dân tộc đã ngấm sâu vào tình cảm, vào tƣ tƣởng của

giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đâu.

Lịch sử là một minh chứng hùng hồn nhất cho những khẳng định trên. Từ thế kỷ thứ III TCN đến năm 938, nƣớc ta nằm dƣới sự đô hộ của phong kiến Phƣơng bắc. Đây là thời kỳ đầy máu và nƣớc mắt, nhƣng cũng là thời kỳ biểu hiện rõ sức mạnh quật cƣờng, sự vƣơn lên thần kỳ của dân tộc ta và kết thúc với chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt. Tiếp sau thời kỳ này là hàng loạt các chiến thắng vang dội khác: Lê Hoàn đánh tan quân Tống, nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên Mông, Lê Lợi đánh bại quân Minh, Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh… Đến thời kỳ chiến tranh giải phóng dân tộc: Từ giữa thế kỷ XIX đến năm 1975, chúng ta đã đánh thắng cả hai tên đế quốc to, Pháp và Mỹ, với chiến dịch quyết định Hồ Chí Minh lịch sử, chúng ta đã giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nƣớc, giang sơn thu về một mối, nƣớc nhà hoàn toàn độc lập. Trong những cuộc chiến tranh tàn khốc đó, nếu không có tinh thần yêu nƣớc, ý thức tự cƣờng dân tộc, thì làm sao một dân tộc nhỏ yếu nhƣ chúng ta có thể làm lên những chiến thắng vang dội, đánh thắng đƣợc những kẻ thù đƣợc coi là mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Lòng yêu nƣớc ở mỗi ngƣời dân Việt Nam đã đƣợc thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì nƣớc, sẵn sàng đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tƣ của bản thân mình, đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nƣớc, giành lại độc lập tự do cho tổ quốc. Biết bao ngƣời con của dân tộc đã tự nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho đất nƣớc và đã mãi mãi không trở về… Đó là sự hy sinh xƣơng máu vô cùng to lớn đƣợc thúc đẩy bởi tinh thần yêu nƣớc nồng nàn của dân tộc ta. Do đó, có thể khẳng định truyền thống yêu nƣớc, ý thức tự cƣờng dân tộc là kim chỉ nam cho hành động, đem lại một sức mạnh to lớn, thúc đẩy dân tộc ta tiến lên giành thắng lợi.

Ngày nay, truyền thống yêu nƣớc, của nhân dân Việt Nam thể hiện trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chăm lo xây dựng đất nƣớc về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa…Thể hiện sự nhất trí, tin tƣởng vào đƣờng lối của Đảng, sự lãnh đạo của Nhà nƣớc, vào khả năng, sức mạnh tự lực, tự cƣờng của

đất nƣớc trong sự nghiệp CNH, HĐH vì dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Hình thành từ rất sớm, lại đƣợc thử thách, khẳng định qua bao thăng trầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tác động của nó tới đạo đức truyền thống ở việt nam hiện nay (Trang 27)