Chương 1 : Sơ sở lý luận của công tác giáo dục lý tưởng
1.3. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng
1.3.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về công tác giáo dục lý tưởng
tƣởng cách mạng cho thanh niên
1.3.1.1. Thanh niên có vai trị, vị trí đặc biệt trong đời sống xã hội
“Tương lai của giai cấp cơng nhân và do đó tương lai của nhân loại hồn tồn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn lên” (C.Mác và F.Ăngghen: Bàn về Thanh niên, NXB Thanh Niên, Hà Nội, 1982, tr.118), đây là một luận điểm nổi tiếng của C.Mác về định hướng lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ, khi ông cho rằng, thanh niên là cội nguồn sức sống của dân tộc, cịn giai cấp cơng nhân là bộ xương của cơ thể mỗi dân tộc.
Thanh niên khơng thể đứng ngồi chính trị, khơng bao giờ thoả mãn với lý tưởng trước đây, họ muốn được tự do hơn trong hành động và vì sự đổi mới,
họ sẳn sàng hiến dâng cả cuộc đời mình. Họ là “đạo quân xung kích của giai cấp vơ sản quốc tế và là đội hậu bị của Đảng, là nguồn bổ sung dồi dào nhất cho Đảng”. Còn V.I.Lênin cho rằng “Thanh niên là nguồn sinh lực chiến đấu của cách mạng” (V.I.Lênin: Bàn về Thanh niên, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 1982, tr.67). Đánh giá rất cao tiềm năng sáng tạo của tuổi trẻ, Lênin không nghi ngờ về khả năng hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ của cách mạng mà các thế hệ trước chưa kịp hoàn thành.
Mác, Ăngghen và Lênin đánh giá rất cao vai trò, vị trí của thanh niên trong đời sống xã hội, trong sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
1.3.1.2. Thế hệ trẻ vươn tới lý tưởng cách mạng là một xu thế khách quan trong phong trào thanh niên
Cuối thế kỷ XIX, V.I.Lênin viết: “người ta quan sát thấy trong thanh niên công nhân một khát vọng nồng cháy khơng gì kìm hãm được tới lý tưởng của dân chủ và CNXH” và “Thanh niên sớm muộn sẽ đến với CNXH...nhưng bằng những con đường và cách thức khác với cha anh họ” (V.I.Lênin: Bàn về Thanh niên, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 1982, tr.87). Tư tưởng trên đây của Lênin là cơ sở phương pháp luận quan trọng để các chủ thể xã hội tìm ra những hình thức, biện pháp thích hợp trong việc giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ.
Lý tưởng của những người cộng sản chân chính và lý tưởng của thanh niên (với tư cách là một thế hệ) là một. Trong bài báo “sự khủng hoảng của chủ nghĩa men-sê-vích”, Ăngghen đã ghi “phải chăng điều sau đây là không được tự nhiên? Chúng ta là Đảng của những người cách tân mà thanh niên lại là Đảng của những người chiến đấu quên mình với những gì đã mục nát, cũ kỹ, mà thanh niên bao giờ cũng đi tiên phong trong cuộc đấu tranh quên mình ấy”. Và Lênin đã đi đến kết luận: “chúng ta mãi mãi là Đảng của thanh niên, của giai cấp tiên phong”.
1.3.1.3. Thanh niên vừa là khách thể, vừa là chủ thể của giáo dục nói chung và giáo dục lý tưởng cách mạng nói riêng
Vấn đề giáo dục thế hệ trẻ được các tác gia kinh điển của chủ nghĩa Mác đề cập đến một cách toàn diện, sâu sắc dựa trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử khoa học. Những luận điểm quan trọng nhất liên quan đến giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ là: Giáo dục, sự nghiệp giáo dục là do những quan hệ xã hội thống trị quy định; xét đến cùng, giáo dục phụ thuộc vào phương thức sản xuất, song giáo dục có tính độc lập tương đối của nó; giáo dục mang tính lịch sử, tính giai cấp, tính nhân đạo cao cả; giáo dục tuân theo những quy luật khách quan vốn có của nó, do đó, giáo dục mang tính chất tồn nhân loại.
Giáo dục tồn diện nhân cách thế hệ trẻ là giải pháp hữu hiệu để “nâng giai cấp cơng nhân lên một trình độ mới cao hơn bọn quý tộc và bọn tư sản”. Giáo dục trong thực tiễn, giáo dục thông qua hoạt động tập thể, kết hợp giáo giữa giáo dục và tự giáo dục là những nguyên tắc quan trọng nhất của giáo dục lý tưởng cách mạng. Kế thừa các thế hệ theo tinh thần biện chứng là biện pháp tốt nhất trong việc giáo dục lý tưởng cho thế hệ trẻ. Thế hệ cha anh chủ động nêu gương và tự giác truyền lại kinh nghiệm chính trị cho thế hệ trẻ. Thế hệ trẻ tự giác tiếp nhận những kinh nghiệm ấy và sáng tạo ra những cái mới tích cực tiến bộ chưa hề có trong lịch sử.
1.3.1.4. Thường xuyên đấu tranh chống lại những biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội trong phong trào thanh niên là một biện pháp có hiệu quả để giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ
Những biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội trong phong trào thanh thiêu niên được Mác, Ăngghen, Lênin khái quát lại bao gồm: Hành động bản năng, tự phát vơ chính phủ, anh hùng cá nhân; sùng bái ngu dốt, đứng ngồi chính trị;
tước bỏ xu hướng cách mạng trong phong trào thanh niên; coi thường lớp trẻ, không tin vào lớp trẻ; phỉnh nịnh thanh niên. Thái độ của những người cộng sản chân chính trong vấn đề thanh niên được Mác, Ăngghen, Lênin chỉ rõ: Đấu tranh kiên quyết, không khoan nhượng đối với mọi biểu hiện cơ hội chủ nghĩa trong phong trào thanh niên; tiến hành một cách “cần mẫn, kiên trì” cơng tác giáo dục cộng sản cho thế hệ trẻ; thanh niên cần được học chủ nghĩa cộng sản trong một “trường học” riêng của mình, đó là Đồn thanh niên cộng sản, dưới sự định hướng tư tưởng của Đảng cộng sản; phải hết sức nghiêm khắc với những khuyết điểm của thanh niên, giúp họ khắc phục những hạn chế, nhược điểm (thiếu từng trải, thiếu kinh nghiệm chính trị), tin vào tiềm năng sáng tạo của thanh niên.
1.3.1.5. Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ phải xuất phát từ những nhu cầu hợp lý và lợi ích chính đáng của tuổi trẻ
C.Mác viết: “tư tưởng sẽ tự làm nhục mình nếu nó tách khỏi những lợi ích”. F. Ăng-ghen thì cho rằng: “cần phải giải thóat hành động của con người xuất phát từ những nhu cầu của họ”. Còn Lênin lại nhấn mạnh đến các lợi ích đặc thù của lớp trẻ và đề nghị vấn đề thanh niên phải là một bộ phận hợp thành tất yếu trong cương lĩnh cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới của Đảng cộng sản.
Giáo dục bằng tổ chức và trong tổ chức. Cần tập hợp thanh niên lại thành các tổ chức độc lập và tự quản. Các tổ chức đó hoạt động dưới sự lãnh đạo tư tưởng chính trị của Đảng cộng sản. Từng bước thực hiện, đáp ứng những nhu cầu hợp lý và lợi ích chính đáng của lớp trẻ, cũng có nghĩa là từng bước thực hiện hóa lý tưởng cách mạng. Mọi cách làm khuôn sáo, áp đặt, khiên cưỡng, hình thức chủ nghĩa đều không đem lại hiệu quả trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng đối với thanh niên.
1.3.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục lý tƣởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam
Kế thừa những di sản tư tưởng quý báu của Mác, Ănggen và Lênin, Hồ Chí Minh đã phát triển một cách sáng tạo những luận điểm Mácxít về vị trí, vai trị của thanh niên trong xã hội, về nhiệm vụ giáo dục thanh niên, về Đoàn TNCS trong công tác thanh niên của Đảng với những điều kiện lịch sử cụ thể của cách mạng Việt Nam.
1.3.2.1. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết
Quan điểm này của Hồ Chí Minh đã hàm chứa tinh thần giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ. Thế hệ thanh niên tiếp tục kế thừa truyền thống cách mạng của lớp cha anh. Đây là một việc hợp quy luật, đặc biệt trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, gần như khơng có cách lựa chọn nào khác là phải tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc và tiến lên CNXH, dành độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc. Hồ Chí Minh khẳng định vị trí, vai trị, khả năng, động lực cách mạng to lớn của thanh niên đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong lần gặp gỡ với thanh niên, đã nói: “…chúng ta không được một phút nào quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc ta hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hồn tồn thắng lợi trên đất nước ta” (Hồ Chí Minh. Tồn tập, t.1,. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1989. tr.20). Hồ Chí Minh đã nêu tư tưởng về chiến lược “trồng người”, về đào tạo, bồi dưỡng thanh niên thành lớp người có đức, có tài, “vừa hồng, vừa chuyên”, kế tục sự nghiệp cách mạng một cách trung thành và xuất sắc. Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên, phát huy vai trò của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Đây cũng là một nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vận động thanh niên.
1.3.2.2. Lý tưởng cách mạng của thanh niên Việt Nam là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Hồi sinh thanh niên là điều kiện tiên quyết để hồi sinh dân tộc. Đó là một tư tưởng quan trọng, chứng tỏ Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh của Việt Nam. Nếu như các tác giả kinh điển của chủ nghĩa Mác luôn gắn thanh niên với giai cấp công nhân và đảng tiên phong của nó thì Hồ Chủ tịch lại khẳng định: Muốn hồi sinh dân tộc trước hết phải hồi sinh thanh niên. Ở Người có một niềm tin sắt đá vào tiềm năng sáng tạo, vào lực lượng hùng hậu của thế hệ trẻ. Vấn đề là phải biết cách để biết tiềm năng ấy thành hiện thực. Không ai khác, Đảng cộng sản phải làm việc đó, phải “gieo mầm cách mạng” vào thế hệ trẻ, trước hết vào tầng lớp thanh niên tiên tiến.
“Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Lợi ích trăm năm ở đây cũng có nghĩa là mục tiêu: Độc lập dân tộc, dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ văn minh, tức là chủ nghĩa xã hội. Muốn vậy, phải đào luyện một thế hệ con người lao động mới – con người có văn hóa - có đủ khả năng ghánh vác nhiệm vụ trọng đại mà lịch sử giao phó là xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam.
Con người xã hội chủ nghĩa, mà Hồ Chí Minh đã nói đến, là con người tập trung những năng lực cần thiết: vừa có đức, vừa có tài, mà đức là gốc, “vừa hồng – vừa chun”, “có chí khí cách mạng”, “đạo đức cách mạng”. Vấn đề trau dồi đạo đức cách mạng được Hồ Chí Minh nên trong nhiều bài nói, bài viết khác nhau, nhưng tựu trung lại là: phục vụ dân tộc, phục vụ nhân dân, phục vụ con người.
1.3.2.3. Phương pháp giáo dục theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh cho rằng phải tạo môi trường cần thiết để phát triển đầy đủ năng lực, sở trường của mỗi cá nhân để phục vụ hoạt động xã hội, phục vụ nhân dân, trong đó có bản thân mình.
Kết hợp giáo dục với tự giáo dục là một nguyên tắc quan trọng trong quá trình giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ. “Thanh niên...phải tự giác, tự nguyện và tự động cải tạo tư tưởng của mình để xứng đáng với nhiệm vụ của mình” (Hồ Chủ tịch bàn về giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1962, tr.192-194). Người đã nêu lên những công thức dễ học, dễ nhớ cho thanh niên học tập, rèn luyện “lao động trí óc phải kết hợp với lao động chân tay, lý luận phải kết hợp với thực hành, học tập phải kết hợp với lao động...”; phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu lao động, yêu khoa học và yêu kỷ luật.
Giáo dục là quá trình kết hợp giữa xây và chống, lấy xây làm chính. Người đã nêu sáng kiến học tập và phổ biến rộng rãi gương “người tốt, việc tốt”, để “giáo dục lẫn nhau”. Người khuyên cán bộ cách mạng và thanh niên phải kiên quyết chống lại ba kẻ thù: Chủ nghĩa đế quốc, thói quen truyền thống lạc hậu và chủ nghĩa cá nhân. Dân chủ hóa, xã hội hóa sự nghiệp giáo dục là một tư tưởng lớn của Hồ Chủ tịch, “thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng để có thể giải quyết mọi khó khăn”. Giáo dục thanh thiếu niên phải liên hệ với những cuộc đấu tranh xã hội, vào dư luận xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động nhiều phong trào thi đua: Kháng chiến kiến quốc, bình dân học vụ, thực hành tiết kiệm, ba xây ba chống.
Giáo dục thanh thiếu niên trong tổ chức thơng qua các đồn thể cách mạng của họ. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập các tổ chức của thanh thiếu niên nước ta: Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong với mục đích “tập hợp thanh niên, giác ngộ họ và đưa họ ra tranh đấu”.
1.3.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục lý tƣởng cách mạng cho thế hệ trẻ
1.3.3.1. Quan điểm của Đảng về thanh niên
Trong q trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta ln đề cao vai trị, vị trí của thanh niên, xác định thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng. Thanh niên là
lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ thể hiện qua các hệ thống văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, các Nghị quyết, Chỉ thị chuyên đề về thanh niên và công tác thanh niên. Trước năm 1986, Nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Đảng về thanh niên được ban hành 10 - 1930. Nghị quyết chuyên đề thứ hai của Trung ương về thanh niên ban hành vào tháng 3 – 1931. Trong “Án Nghị quyết về Cộng sản thanh niên vận động của Trung ương toàn thể hội nghị”, Nghị quyết xác định ba nội dung cơ bản gồm: Địa vị thanh niên lao động và sự quan trọng của thanh niên cộng sản đoàn; những điều căn bản của thanh niên cộng sản Đồn; cách tổ chức Đơng dương cộng sản thanh niên đoàn.
Trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI thông qua, đã dành chương X - “Đảng lãnh đạo Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh” khẳng định sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với đoàn thanh niên. Điều 44 Điều lệ Đảng nêu rõ “Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; là lực lượng nịng cốt trong phong trào thanh niên; là trường học xã hội chủ nghĩa; đại diện quyền lợi của thanh niên; phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Cấp uỷ Đảng lãnh đạo trực tiếp tổ chức đoàn cùng cấp về phương hướng, nhiệm vụ, tư tưởng, tổ chức, cán bộ”.
Ngày 9-2-1991, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 25NQ/TW, về “đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên”. Nghị quyết của Bộ Chính trị đã đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong công tác lãnh đạo thanh niên của Đảng, đặt cơ sở cho tồn bộ đường lối, chính sách của Đảng đối với thanh niên trong thời kỳ đổi mới. Hai năm sau, ngày 14-1- 1993, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VII đã họp và ra Nghị quyết số 04-NQ/HNTW, về “công tác thanh niên trong thời kỳ mới”. Nghị
quyết đánh giá tìn hình thanh niên, những thành tựu, hạn chế yếu kém, nguyên nhân từ đó xác định các giải pháp trong thời gian tới. Quan điểm của Đảng khẳng định: “Cơng tác thanh niên là vấn đề sống cịn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”. Có thể nói, trong tồn bộ lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng ra đời cho đến năm 1993 chưa bao giờ vai trò, vị trí của thanh niên và cơng tác thanh niên được Đảng đánh giá cao