Nguồn nhân lực cảnh sát Phòng cháy chữa cháy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cảnh sát phòng cháy, chữa cháy ở việt nam hiện nay (Trang 77 - 121)

Nhà trường luôn là một trong nhưng đơn vị thực hiện tốt các đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chủ trương, chỉ thị Bộ Công an. Đồng thời, cũng là ngôi trường thường xuyên dẫn đầu các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, chống tiêu cực trong công tác GD&ĐT của Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, là đơn vị đầu ngành về GD&ĐT NNL cảnh sát PCCC, được Bộ Công an, xã hội đánh giá rất cao... Làm được điều đó, do những nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất, đổi mới nội dung chương trình đào tạo, phương pháp dạy học, tăng cường kỷ luật,...được coi là chìa khóa để nâng cao chất lượng đào

tạo. Trong những năm vừa qua, trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta, tiềm ẩm về cháy, nổ gia tăng, các vụ cháy, nổ ngày càng nhiều và rất phức tạp, khó chữa...Quán triệt quan điểm của Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo về hoạt động GD&ĐT phải gắn liền với những nhu cầu của xã hội. Chính vì vậy, trong những năm qua nhà trường đã nhanh chóng đổi mới nội dung, chương trình đào tạo bán sát với những yêu cầu của thực tiễn công tác PCCC. Đồng thời, quá trình học tập kinh nghiệm công tác GD&ĐT NNL PCCC của các nước tiên tiến và các buổi Hội thảo, Tọa đàm về thực tiễn công tác PCCC giữa trường và các địa phương,...đã có tác dụng tích cực đối với việc chủ động đổi mới phương pháp dạy học. Cụ thể như: tăng cường thời gian thảo luận, thực hành, thí nghiệm; đưa học viên xuống cơ sở nghiên cứu thực tế môn học (nếu cần thiết); sử dụng các trang thiết bị, phương tiện hiện đại trong dạy học, tổ chức trao đổi giữa các lớp về nội dung môn học...Cùng với những quá trình này, vấn đề kỷ luật cũng được thực hiện rất nghiêm túc và đạt kết quả cao. Ngoài những quy định chung của Điều lệnh nội vụ của CAND, nhà trường căn cứ vào điều kiện thực tiễn của mình, đã xây dựng nhiều quy định cụ thể cho giáo viên, cán bộ, học viên của trường.

Thứ hai, nhà trường luôn gắn chặt công tác GD&ĐT với hoạt động NCKH của giáo viên, cán bộ, học viên. NCKH đối với công nghệ PCCC, công tác GD&ĐT NNL cảnh sát PCCC đã huy động được các lực lượng, nhiều nhà khoa học trong, ngoài ngành cùng tham gia nghiên cứu và công tác này ngày càng có vị trí rất quan trọng. Nhận thức được điều đó, nhiều năm qua Ban Giám hiệu Trường Đại học PCCC đã rất quan tâm, hướng dẫn, chỉ đạo việc gắn kết hoạt động NCKH với công tác GD&ĐT, coi đó là nhiệm vụ đối với từng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, học viên và là một khâu quan trọng để nâng cao chất lượng GD&ĐT NNL cảnh sát PCCC của nhà Trường qua từng năm học. Chính những hoạt động đó, làm cho hoạt động NCKH ngày càng thiết thực, chất lượng công tác GD&ĐT NNL cảnh sát PCCC ngày càng tăng.

Thứ ba, đội ngũ cán bộ, giáo viên ngày càng tăng cả số lượng, chất lượng. Việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên đảm bảo các tiêu chuẩn trình độ, học hàm, học vị theo tiêu chuẩn chức danh quy định đã được lãnh đạo nhà trường rất quan tâm trong thời gian qua. Hơn nữa, bên cạnh những cán bộ, giáo viên có kinh nghiệm lâu năm, vững vàng về chính trị, Đảng ủy, Bam Giám hiệu đã chú ý đào tạo và sử dụng những cán bộ có tư duy đổi mới, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có kiến thức chuyên môn...Chính những hoạt động trên, đã góp phần làm cho chất lượng cán bộ, giáo viên nhà trường không ngừng gia tăng. Ngoài ra, công tác bổ sung lực lượng cũng được nhà trường rất quan tâm. Được sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Công an, Trường Đại học PCCC đã tăng cường tuyển dụng nhiều giáo viên từ nhiều nguồn khác nhau như: từ trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại Học Luật Hà Nội, Học viện Cảnh sát nhân dân, Học viện An ninh nhân dân....Chính công tác này đã làm cho số lượng cán bộ, giáo viên của trường dần đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Thứ tƣ, công tác biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo luôn được nhận thức là nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt. Công tác biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo vừa thể hiện mục tiêu của ngành nghề, vừa định hướng được nội dung và phương pháp của hoạt động....Vì vậy, những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an và Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND, Trường Đại học PCCC tăng cường các hoạt động chỉnh lý, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ cho dạy học các hệ đào tạo; về cơ bản các giáo trình, tài liệu đã đảm bảo nghiệm thu đúng tiến độ và có chất lượng tốt.

Thứ năm, luôn duy trì, thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra đánh giá, xác nhận kết quả học tập, động viên khen thưởng kịp thời đối với học viên. Trong hoạt động dạy học tại Trường Đại học PCCC, ngoài việc

truyền đạt những tri thức khoa học về chuyên ngành đào tạo của người giáo viên và tính chủ động học tập, nghiên cứu của học viên thì để đánh giá tốt quá trình học tập không thể tách rời công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên trong suốt quá trình học tập. Để đánh giá khách quan, nhiều mặt nhà trường đã tiến hành nhiều hình thức như: thi trắc nghiệm khách quan nhiều môn học (chấm bài thi bằng máy), thi tự luận mở, thi vấn đáp, tự luận.... đây cũng là công tác được lãnh đạo Bộ Công an đánh giá rất cao.

Thời gian qua, thông qua việc đánh giá chất lượng học tập của học viên, nhà trường cũng nhanh chóng tổ chức nhiều buổi tuyên dương, khen thưởng những học viên có thành tích trong việc học tập, NCKH...với nhiều hình thức động viên khích lệ, để thúc đẩy quá trình học tập, NCKH và sinh hoạt của học viên trong quá trình học tập tại trường. Công tác này được tiến hành thường xuyên, kịp thời, chất lượng ngày càng được nâng cao và được lãnh đạo Bộ Công an, Công an các địa phương và gia đình học viên đánh giá rất tốt.

Thứ sáu, mở rộng hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực về PCCC, trọng tâm là công tác GD&ĐT NNL cảnh sát PCCC. Trường Đại học PCCC, là một đơn vị GD&ĐT đầu ngành về PCCC ở Việt Nam, nên trong thời gian vừa qua, ngoài đổi mới GD&ĐT NNL cảnh sát PCCC ở trong nước thì việc tìm hiểu, nâng cao, mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài về hoạt động PCCC nói chung, GD&ĐT nói riêng của trường cũng được Ban Giám hiệu trường quan tâm chỉ đạo, cụ thể hóa đến từng đơn vị. Ngoài những nước đã quan hệ lâu dài như: Liên Bang Nga, Nhật Bản, Cộng Hòa Dân Chủ Đức... Hiện nay, theo yêu cầu của thời kỳ đổi mới trường đã mở rộng quan hệ với Trung Quốc, Cộng Hòa Pháp, Singapore, Hàn Quốc, Úc, Mỹ... Điều này, có tác động tích cực đến chất lượng NNL

cảnh sát PCCC, mặt khác, còn giúp cho công tác GD&ĐT NNL cảnh sát PCCC ở nước ta dần đổi mới, hiện đại hóa, để đáp ứng được nhu cầu của công cuộc đổi mới đất nước.

Đối với Sở cảnh sát PCCC thành phố Hồ Chí Minh và các Phòng cảnh sát PCCC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng trên cả nƣớc.

Là những đơn vị trực tiếp tham gia PCCC tại các địa phương, ngoài công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các tiêu chuẩn, cách để phòng cháy cho các cơ sở mà lực lượng cảnh sát PCCC quản lý thì hoạt động chiến đấu chống lại “giặc lửa” và công tác bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ, huấn luyện chiến sĩ nghĩa vụ, đào tạo lái xe, lái tầu....cho cảnh sát PCCC ở đây cũng được tiến hành thường xuyên, liên tục và có hiệu quả rất cao. Làm được điều đó, là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, đã tổ chức được nhiều lớp bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ PCCC và chất lượng ngày một được nâng cao. Trong những năm vừa qua, cùng với những yêu cầu của sự phát triển đất nước, việc nâng cao năng lực, hiệu quả của lực lượng cảnh sát PCCC cũng là đòi hỏi tất yếu. Trước tình hình đó, được sự chỉ đạo của Bộ Công an, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, lực lượng cảnh sát PCCC các địa phương đã tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ nâng cao lý thuyết và thực tiễn cho cán bộ chiến sĩ của mình. Cụ thể như: tổ chức được hàng trăm buổi bồi dưỡng về đội hình chữa cháy (xe thang), đội hình chữa cháy nhà cao tầng kết hợp với cứu người với thang dây, bạt, đệm hơi; huấn luyện các động tác cơ bản về lặn, triển khai dây chữa cháy; kỹ thuật sơ, cấp cứu người khi bị mắc tại các vụ cháy, nổ...Chính những hoạt động đó, đã làm cho công tác GD&ĐT NNL cảnh sát PCCC ngày càng có chất lượng hơn, góp phần làm giảm thiệt hại do cháy, nổ gây ra.

Thứ hai, thường xuyên xây dựng, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cho phù hợp với đòi hỏi của

thực tiễn. Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ để xây dựng NNL cảnh sát PCCC đủ mạnh, đáp ứng cho nhu cầu CNH, HĐH đất nước là nhiệm vụ rất quan trọng. Quán triệt quan điểm đó, lực lượng cảnh sát PCCC tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tăng cường các hoạt động nhằm đổi mới nội dung và phương pháp bồi dưỡng huấn luyện như: rà soát, bám sát tình hình cháy, nổ để xây dựng nội dung, phương pháp phù hợp; tổ chức nhiều buổi giao lưu, tọa đàm giữa cán bộ bồi dưỡng, huấn luyện với cán bộ chiến sĩ; tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ vào trong quá trình bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ...

Thứ ba, đội ngũ giáo viên, cán bộ huấn luyện nghiệp vụ tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng. Để các hoạt bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ được tiến hành thường xuyên, đạt hiệu quả cao thì giáo viên, cán bộ huấn luyện nghiệp vụ có vai trò đặc biệt. Hiểu rõ được điều đó, thời gian vừa qua ngoài việc nâng cao số lượng, chất lượng cán bộ huấn luyện tại các địa phương, việc mời giáo viên, cán bộ huấn luyện là giáo viên của Trường Đại học PCCC, cán bộ Cục cảnh sát PCCC, Sở cảnh sát PCCC thành phố Hồ Chí Minh và một số nước trên thế giới cũng đã được lực lượng cảnh sát PCCC các địa phương tiến hành. Đồng thời, hàng năm cử nhiều đoàn cán bộ ra miền Bắc tập huấn nghiệp vụ nâng cao trình độ... Chính các hoạt động này, đã làm giáo viên, cán bộ bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ PCCC của các địa phương không ngừng lớn mạnh và phần nào làm giảm các thiệt hại do cháy, nổ gây ra.

Thứ tƣ, gắn chặt hoạt động NCKH với thực tiễn về PCCC, tăng cường hợp tác nước ngoài về giáo dục và đào tạo. Những năm vừa qua, hoạt động NCKH đối với lực lượng cảnh sát PCCC đã thu được nhiều thành tựu và có những đóng góp rất to lớn đến việc bảo vệ tài sản nhà nước, tài sản, tính mạng của người dân; giữ vững trật tự an toàn xã hội...Tuy nhiên, đối với lực lượng cảnh sát PCCC tại các địa phương với đặc trưng là đơn vị chiến đấu, vì vậy,

hoạt động NCKH tập trung vào một số việc chính sau: cải tiến các trang thiết bị đã, đang sử dụng; nghiên cứu xây dựng một số tiêu chuẩn về an toàn cháy, nổ cho một số đơn vị trong địa bàn; khảo sát và đưa ra các biện pháp chữa cháy rừng (đặc dụng, tràm...), tham mùn; tìm hiểu và đề xuất các giải pháp về an toàn cháy nổ cho các cơ sở sửa chữa, đóng tầu biển; nghiên cứu chất chữa cháy, các đội hình và động tác chữa cháy kho xăng (dầu); thiết kế và thi công một số phương án mẫu trong PCCC chợ tại các địa bàn quản lý...Đồng thời, cùng với các công tác trên, việc tăng cường mở rộng hợp tác với nước ngoài trên lĩnh vực GD&ĐT NNL cảnh sát PCCC cũng được đẩy mạnh.

Thứ năm, nâng cao công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống đối với cán bộ chiến sĩ. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức và lối sống là một khâu tất yếu, có vai trò quan trọng đối với công tác GD&ĐT NNL cảnh sát PCCC. Để tham gia chiến đấu có hiệu quả cao, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, không vi phạm pháp luật và các quy định của ngành, đơn vị, địa phương, thời gian qua, công tác tuyên truyền, giáo dục đã được tiến hành với nhiều hình thức rất phong phú và đa dạng như: nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho toàn bộ cán bộ, chiến sĩ; cụ thể hóa từng công việc để đưa cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức chủ tịch Hồ Chí Minh vào thực tiễn công tác; tăng cường các hoạt động nêu gương người tốt, việc tốt; thường xuyên quán triệt các quan điểm, chỉ thị của ngành; kịp thời phê bình những cán bộ, chiến sĩ vi phạm pháp luật và có những hình thức kỷ luật nghiêm minh...

2.1.2. Hạn chế của công tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cảnh sát Phòng cháy chữa cháy

2.1.2.1. Một số hạn chế cơ bản

Thứ nhất, nhu cầu GD&ĐT rất lớn nhưng khả năng của các cơ sở giáo dục lại chưa đáp ứng được. Trước sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, đặc

biệt là các ngành công nghiệp, các khu chế xuất, khu công nghệ cao ra đời ngày càng nhiều, quy mô dần được mở rộng và khí hậu ngày càng có những biến đổi thất thường….Để phát hiện, hạn chế và dập tắt đám cháy, nổ nhanh, hiệu quả thì vai trò của lực lượng cảnh sát PCCC là rất quan trọng. Mặt khác, trong những năm sắp tới nhiều Phòng cảnh sát PCCC sẽ trở thành Sở cảnh sát PCCC với quy mô lớn, hiện đại và đòi hỏi số lượng lớn các chiến sĩ làm công tác PCCC phải có chất lượng cao. Nhằm cung ứng về NNL cảnh sát PCCC cho công tác này thì việc xây dựng kế hoạch chi tiết để tiến hành GD&ĐT đáp ứng mục tiêu trên Bộ Công an và nhiều đơn vị có liên quan đã rất quan tâm. Tuy nhiên, đáp ứng cho nhu cầu đó thì các cơ sở GD&ĐT NNL cảnh sát PCCC lại chưa đáp ứng được yêu cầu. Cụ thể như, Trường Đại học PCCC là đơn vị GD&ĐT NNL cảnh sát PCCC từ sơ cấp đến thạc sĩ (năm học 2011- 2012 bắt đầu đào tạo), là nơi cung ứng chính về NNL cảnh sát PCCC cho toàn lực lượng, nhưng hiện nay cơ sở hạ tầng, thiết bị giảng dạy, giáo viên, tài liệu dạy học…vẫn còn thiếu, cũ, lạc hậu; Sở cảnh sát PCCC thành phố Hồ Chí Minh và các Phòng cảnh sát PCCC các địa phương thì vấn đề đó càng trầm trọng. Chính điều đó đã phần nào làm chậm quá trình đáp ứng đầy đủ, hiện đại hóa của lực lượng cảnh sát PCCC trước yêu cầu phát triển đất nước.

Thứ hai, chất lượng NNL cảnh sát PCCC thông qua GD&ĐT chưa tương xứng với yêu cầu xây dựng và đổi mới đất nước. Nhiều năm vừa qua, công tác GD&ĐT NNL cảnh sát PCCC ở nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là chất lượng học viên qua hoạt động GD&ĐT đã được tăng lên. Tuy nhiên, nhiều học viên đạt khá, giỏi không có nghĩa là chất lượng NNL cảnh sát PCCC đã đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển của đất nước mà đây chỉ là quá trình bổ sung, nâng cao chất lượng NNL cảnh sát PCCC trong giai đoạn hiện nay. Chất lượng NNL cảnh sát PCCC vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như: nhận thức chưa đồng đều về kiến thức PCCC, tính thực tiễn, chuyên nghiệp của một bộ phận cán bộ chiến sĩ còn chưa cao (đặc biệt là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cảnh sát phòng cháy, chữa cháy ở việt nam hiện nay (Trang 77 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)