Biểu đồ 3 .2; Tỷ lệ sinh viên theo giới tính
Biểu đồ 3.7 Hình thức sử dụng thẻ ATM của sinh viên
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Theo biểu đồ thì hình thức rút tiền và thanh toán dịch vụ được sinh viên lựa chọn nhiều nhất (chiếm 53,1%), các liên kết ví điện tử để nhận ưu đãi,đầu tư, gửi tiết kiệm chiếm tỷ lệ lần lượt là 47,9% và 10,4% còn lại là các hình thức sử dụng khác mà các sinh viên đề cập tới.Và tỉ lệ sử dụng tất cả các hình thức trên chiếm tỉ lệ 29,2%. Từ đó ta thấy được các hình thức sử dụng thẻ ATM vô cùng
đa dạng của sinh viên, nó có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định dử dụng thẻ ATM của sinh viên.
3.2.1.8. Các loại thẻ sinh viên hay sử dụng.
Biểu đồ 3.8: Các loại thẻ mà sinh viên hay sử dụng
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Các loại thẻ sinh viên hay sử dụng bao gồm thẻ tín dụng chiếm 80,2%, thẻ ghi nợ 15,6%, thẻ trả trước 14,6%... Từ tỷ lệ đó thấy được xu hướng sử dụng thẻ ATM của sinh viên trường Đại học Kinh tế Kỹ Thuật Công Nghiệp.
3.2.1.9. Các ngân hàng sinh viên đang sử dụng và tỷ lệ lựa chọn ngân hàng của sinh viên của sinh viên
Techcombank BIDV Agribank Vietcombank Viettinbank VP Bank TP Bank Seabank Ocb NCB Khác 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 26.5 11.5 44.6 8.8 2.1 1 1.5 1 1 1 1
Bảng 3.9: Các ngân hàng sinh viên đang sử dụng và tỷ lệ lựa chọn ngân hàng của sinh viên (Đơn vị: %)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Nhóm sinh viên lựa chọn ngân hàng Agribank là cao nhất chiếm 44,6%, tiếp đến là các ngân hàng Teckcombank (26,5%), BIDV(11,5%) Vietinbank (2,1%), Vietcombank (8,8%), TP bank (1,5%), Seabank (1%), còn lại 1% là sử dụng các ngân hàng khác. Từ sự đa dạng của các ngân hàng thấy được xu hướng sử dụng thẻ ATM của sinh viên trường Kinh tế Kỹ Thuật Công Nghiệp
CHƯƠNG 4
KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT SINH VIÊN SỬ DỤNG THEO ATM
4.1 Kết luận
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kết quả điều tra đã được trình bày trong các chương, các mục của báo cáo đề tài,tôi đã rút ra được kết luận như sau:
4.1.1 Phát hiện mới:
Từ mô hình cuối cùng cho thấy có hai nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến quyết định sử dụng thẻ ATM của sinh viên trường đại học Kinh tế đó là nhân tố “Dịch vụ ngân hàng và xu hướng xã hội” và nhân tố “Chi phí và tiện ích”. Nhân tố “Dịch vụ ngân hàng và xu hướng xã hội” có tác động thuận đồng nghĩa với tích cực đem đến quyết định lựa chọn sử dụng thẻ của sinh viên trường Đại học Kinh tế Kỹ Thuật Công Nghiệp, tức là khi mọi người xung quanh, bạn bè sử dụng thẻ ATM càng nhiều thì làm cho sinh viên càng muốn lựa chọn sử dụng thẻ ATM hơn cũng như là việc ngân hàng phục vụ hình thức thanh toán này một cách chu đáo và chuyên nghiệp. Nhân tố “Chi phí và tiện ích” cũng có tác động thuận đến quyết định sử dụng thẻ ATM vì lợi ích về tài chính cũng như sự tiện dụng là vô cùng lớn.
Phần lớn sinh viên trường Đại học Kinh tế Kỹ Thuật Công Nghiệp bắt đầu sử dụng thẻ ngân hàng từ khi học tại trường và sử dụng thẻ có cả ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến việc chi tiêu của sinh viên.
Đa số sinh viên được khuyến khích lựa chọn sử dụng thẻ ATM bên cạnh đó còn một số lượng sinh viên cho biết mình muốn tiêu tiền mặt hơn và không có nhu cầu làm thẻ. Trong số những nhân tố được đưa ra thì “Thẻ ATM nhằm đáp ứng được các nhu cầu của con người” được sinh viên lựa chọn nhiều nhất càng lí giải cho sự tác động của yếu tố “Chi phí và tiện ích” tới quyết định lựa chọn sử dụng thẻ ATM của sinh viên. Ngày nay việc thanh toán cũng sử dụng thẻ ATM ngày càng phổ biến vì việc nó có rất nhiều ưu đãi cũng như tiện ích dành cho người sử dụng có thể giúp bạn chi tiêu một cách đơn giản mà thậm chí có thể rẻ hơn so với thanh toán tiền mặt. Khi như vậy thì việc lựa chon sử dụng thẻ ATM sẽ dễ dàng hơn.
4.1.2 Giải quyết các mục tiêu đặt ra và hạn chế từ các nghiên cứu liên quan trước đó: quan trước đó:
Kết quả đã hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu đặt ra là xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ ATM của sinh viên trường Đại học Kinh tế Kỹ Thuật Công Nghiệp và tìm hiểu được thực trạng sử dụng thẻ ATM hiện nay của sinh viên trong trường. Kết quả cũng chỉ ra được xu hướng xã hội và dịch vụ ngân hàng cũng như chi phí và tiện ích tác động tích cực tới quyết định tới việc sử dụng thẻ ATM của sinh viên.
Vì lựa chọn phương pháp nghiên cứu hỗn hợp bao gồm cả định tính và định lượng nên nghiên cứu đã khắc phục được tồn tại của các nghiên cứu trước khi chỉ sử dụng nghiên cứu định tính ít mang tính khách quan. Không những chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến quyết định sử dụng thẻ ATM của sinh viên trường đại học Kinh tế Kỹ Thuật Công Nghiệp mà còn chỉ ra được chiều hướng tác động của các nhân tố, đồng thời tìm hiểu được thực trạng sử dụng thẻ ATM của sinh viên trường Đại học Kinh tế Kỹ Thuật Công Nghiệp hiện nay.
4.1.3 Khó khăn, hạn chế của nghiên cứu:
Vì nghiên cứu diễn ra trong thời kì dịch bệnh COVID-19 diễn ra vô cùng phức tạp, việc học tập online gặp rất nhiều khó khăn do đó mẫu nghiên cứu chủ yếu là sinh viên khóa 14 và sinh viên khoa Quản trị kinh doanh nên chưa có được sự khách quan tối đa.
4.2 Kiến nghị
Từ kết quả khảo sát cho thấy, với đối tượng là sinh viên có thu nhập hàng tháng sẽ tác động nhiều nhất đến quyết định sử dụng thẻ ATM. Vì vậy, nghiên cứu đưa ra một số các kiến nghị sau đây để sinh viên quan tâm đến việc sử dụng thẻ ATM:
Trong thời gian tới nhà trường có thể liên kết với một số ngân hàng khác để phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng thẻ của sinh viên.
Ngân hàng thương mại cần: tổ chức các buổi tư vấn nhằm quảng bá sản phẩm và dịch vụ thẻ, giúp sinh viên hiểu rằng sử dụng thẻ ATM là hình thức giữ tiền và gửi tiền an toàn,tăng cường tính bảo mật, thẻ ATM thực hiện chức
năng thanh toán và vay vốn từ các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội; với những tiện ích như thế sẽ thu hút sinh viên sử dụng thẻ ATM một cách hiệu quả nhất.
Bản thân sinh viên cũng nên cân nhắc mục đích sử dụng thẻ cho phù hợp để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến việc chi tiêu, quản lí tài sản của mình.
KẾT LUẬN
Bài viết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Kỹ Thuật Công Nghiệp. Ứng dụng mô hình nghiên cứu xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Kỹ Thuật Công Nghiệp là sinh viên của trường, sinh viên Khoa Kinh tế, Kế toán,…,thu nhập hàng tháng của sinh viên, sinh viên biết thông tin về chi phí mỗi lần giao dịch qua thẻ và thời gian khoảng cách mỗi lần giao dịch với máy ATM. Bên cạnh đó, bài viết chưa phát hiện xuất thân của sinh viên và thời gian giao dịch được với máy ATM ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Kỹ Thuật Công Nghiệp.
Ở Hà Nội , số người sử dụng thẻ ATM vẫn còn thấp do người dân có thói quen dùng tiền mặt. Do vậy, ngân hàng thương mại cần làm gì để khai thác nhu cầu sử dụng thẻ ATM của khách hàng tiềm năng. Từ kết quả khảo sát cho thấy, với đối tượng là sinh viên những năm cuối của khoa Kinh tế có thu nhập hàng tháng sẽ tác động nhiều nhất đến quyết định sử dụng thẻ ATM. Vì vậy, để sinh viên cũng như người dân quan tâm đến việc sử dụng thẻ ATM, ngân hàng thương mại cần: tổ chức các buổi tư vấn nhằm quảng bá sản phẩm và dịch vụ thẻ, giúp sinh viên hiểu rằng sử dụng thẻ ATM là hình thức giữ tiền và gửi tiền an toàn, thẻ ATM thực hiện chức năng thanh toán và vay vốn từ các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội; với những tiện ích như thế sẽ thu hút sinh viên sử dụng thẻ ATM một cách hiệu quả nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I.Tài liệu tiếng việt
1. Lê Thế Giới và Lê Văn Huy. 2006. “Mô hình nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng therATM tại Việt Nam”. Tạp chí Ngân hàng, số 4, trang 19-20.
2. Nguyễn Văn Hiền 2018 Áp dụng mô hình servqual đánh giá chất lượng dịch vụ thẻ ATM tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Hà Tĩnh
3. Nguyễn Thị Hồng Nhung 2014 Áp dụng mô hình SERVQUAL đánh giá chất lượng dịch vụ thẻ ATM tại ngân hàng Vietinbank Phúc Yên 4. Trần Phạm Tín và Phạm Lê Thông. 2012. “Các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định sử dụng thẻ ATM của sinh viên tại Thành phố Cần Thơ”. Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 70 + 71, trang 48 -54.
II.Tài liệu tiếng anh
1. Banstola, A. (2007). Prospects and Challenges of E-banking in Nepal. The Journal of Nepalese Business Studies,Vol. IV No. 1 Dec. 2007 , 96- 104.
2. Bolton, Ruth N. and James H. Drew (1991), "A Multistage Model of Customers' Assessments of Service Quality and Value," Journal of Consumer Research, 17 (March), 375- 384
3. Cronin, J.J. and S.A. Taylor, (1994). SERVPERF versus SERVQUAL: Reconciling Performance-Based and Perceptions-Minus- Expectations Measurement of Service Quality, The Journal of Marketing, Vol. 58, No. 1 (Jan., 1994), pp. 125-131, http://www.jstor.org/stable/1252256 4. Choudhury, Koushiki(2007), Service Quality Dimensionality: A Study
of the Indian Banking Sector, Journal of Asia-Pacific Business, 8: 4, 21- 38
5. Davies, F., M, L., & Curry, B., (1996) ATM users’ attitudes: a neural network analysis, Marketing Intelligence & Planning 14/2, 26–32 6. Dilijonas, D, K., D., Sakalauskas, V. & Simutis, R. (2009).
Sustainability Based Service Quality Approach for Automated Teller Machine Network, Electronic copy available on http://www.vgtu.lt/leidiniai/ leidykla/ KORSD_2009/PDF/241-246- p100-Dilijonas-47.pdf
7. Hendrickson, Anthony R., Patti D. Massey, and Timothy Paul Cronan. 1993. "On the Test-Retest Reliability of Perceived Usefulness and Perceived Ease of Use Scales." MIS Quarterly, June, 227-229.
8. Islam, R., Biswas, S. K., & Kumar, P. (2007). Customer Satisfaction of ATM Service: A Case Study of HSBC ATM. Working paper,Electronic copy available at: http://ssrn.com/abstract=990242 .
9. Jain, S.K. and G. Gupta, (2004). Measuring service quality: Servqual vs. Servperf-scales,VIKALPA,29:25-37
http://classshares.student.usp.ac.fj/TS208/2006%20Material/TS208%20 Resources/Measuring%20Service%20Quality%20SERVQUAL%20vs. %20SERVPERF.pdf
10. Johnston, R. (1995). The determinants of service quality: satisfiers and dissatisfiers. International Journal of Service Industry Management , Vol. 8 (5), 53-71.
11. Joseph, M., & Stone, G. (2003).An empirical evaluation of US bank customer perceptions of the impact of technology on service delivery in the banking sector. International Journal of Retail & Distribution Management, 31(4), 190-202.
12. Kathryn Waite, (2006) Task scenario effects on bank web site expectations, Internet Research, Vol. 16 No. 1, 2006, pp. 7-22
13. Khan, M. M. (2009). Service quality evaluation in internet banking:an empirical study in India. Int. J. Indian Culture and Business Management , Vol. 2, (No. 1,), 30-46.
PHẦN PHỤ LỤC Bảng hỏi khảo sát
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ ATM của sinh viên trường Đại học Kinh tế-ĐHQGHN
Xin chào bạn!
Tôi là sinh viên đến từ Khoa Kinh Tế trường Đại học Kinh Tế. Hiện nay, tôi đang tiến hành một nghiên cứu "Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ ATM của sinh viên". Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ từ bạn thông qua việc trả lời các câu hỏi trong phần tiếp theo. Câu trả lời của bạn sẽ góp phần giúp tôi hoàn thiện nghiên cứu của tôi một cách hoàn thiện nhất. Tôi xin đảm bảo rằng mọi thông tin của bạn sẽ được bảo mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Phần 1. Thông tin cá nhân
1. Giới tính
o Nam
o Nữ
o Khác
2. Bạn là sinh viên năm mấy?
o Năm 1
o Năm 2
o Năm 3
o Năm 4
3. Hiện tại bạn đang học ngành nào?
o Kế toán
o Ngôn ngữ Anh
o Kinh doanh thương mại
o Mạng máy tính và TTDL
o CNKT cơ khí
o CNKT cơ điện tử
o CNKT điện, điện tử
o Công nghệ kỹ thuật ô tô
o CNKT điện tử - viễn thông
o CNKT điều khiển và tự động hóa
o CN sợi, dệt
o Công nghệ dệt, may
o Công nghệ thực phẩm
o Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
o Quản trị kinh doanh
o Công nghệ thông tin
o Tài chính ngân hàng 4. Thu nhập trung bình hàng tháng? o Không có o Dưới 1 triệu o Từ 1-3 triệu o Trên 3 triệu o Khác
Phần 2: Câu hỏi biểu mẫu
1. Hiện tại bạn có sử dụng thẻ ATM không?
o Có
o Không
2. Bạn thường xuyên sử dụng thẻ ATM không?
o Có
o Không
3. Bạn đã sử dụng thẻ ATM được bao lâu?
o 1 năm
o Dưới 1 năm
4. Bạn thường dùng thẻ ATM để làm gì? □ Liên kết ví điện tử để nhận ưu đãi □ Rút tiền,thanh toán dịch vụ □ Đầu tư gửi tiết kiệm □ Tất cả các ý trên
□ Khác
5. Trong các loại thẻ ATM, anh/chị thường xuyên xử dụng loại thẻ nào nhất?
□ Thẻ tín dụng □ Thẻ ghi nợ □ Thẻ trả trước □ Thẻ visa
6. Bạn sử dụng thẻ ATM của ngân hàng nào? ¨ Techcombank
¨ BIDV ¨ Agribank ¨ Vietcombank
7. Tại sao bạn lại quyết định sử dụng thẻ ATM của ngân hàng đó? ¨ Thuận lợi cho việc thanh toán
¨ Nhà trường liên kết với ngân hàng đó để thu học phí, trao học bổng, trợ cấp,…
¨ Phí dịch vụ rẻ ¨ Khác
Phần 3: Đánh giá mức độ hài lòng
Theo thang đo Likert 5 điểm, quy ước từng mức độ như sau: (1): Rất không đồng ý
(2): Không đồng ý (3): Trung lập (4): Đồng ý
(5): Rất đồng ý
1 2 3 4 5
Xu hướng xã hội
Thẻ ATM giúp cuộc sống của chúng ta được cải thiện và nâng cao, trong thời đại công nghệ 4.0.
Thẻ ATM nhằm đáp ứng được các nhu cầu của con người. Thẻ ATM giúp chúng ta thay đổi được những hành vi về thanh toán, tiêu dùng...
Thẻ ATM ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại vào các sản phẩm, dịch vụ thanh toán đảm bảo tiện ích, an toàn, bảo mật, chi phí hợp lý.
Mức độ bảo mật
Thông tin tài khoản thẻ ATM ( số tài khoản, mật khẩu) được bảo mật khi thanh toán.
Thông tin cá nhân của khách hàng khi làm thẻ được bảo mật tuyệt đối.
Số dư trong tài khoản được bảo mật Xử lý kịp thời những trường hợp mất thẻ
Khoảng cách, thời gian
Thẻ atm giúp cho việc chuyền tiền từ nơi này qua nơi khác dễ dàng hơn.
Thẻ atm rút ngắn khoảng thời gian bạn ra ngân hàng làm thủ tục chuyển tiền.
Các cây ATM được bố trí một cách hợp lý
Chi phí dịch vụ
Phí phát hành thẻ hợp lý Phí giao dịch hợp lý
Ngân hàng tặng nhiều ưu đãi cho sinh viên
Quyết định lựa chọn
Tôi sẽ tiếp tục sử dụng thẻ ATM
Tôi sẽ giới thiệu cho bạn bè và người thân sử dụng thẻ ATM mà tôi tin tưởng và yêu thích
Tôi sẽ nghĩ ngay đến thẻ ATM khi cần giao dịch Tôi hài lòng về chất lượng dịch vụ thẻ ATM
Bạn có đóng góp gì về chủ đề này không?
Câu trả lời của các bạn sẽ góp phần giúp tôi có thể thực hiện bài nghiên cứu một cách hoàn thiện nhất!
Câu hỏi phỏng vấn
Thông tin chung
Anh/chị có phải là sinh viên trường Đại học Kinh tế Kỹ Thuật Công Nghiệp hay không?
Họ và tên của anh/chị là gì? Giới tính? Chuyên ngành của bạn là gì, khóa bao nhiêu?
Theo anh/chị sinh viên có nên sử dụng thẻ ATM hay không? Vì sao? Anh/chị