3.2. Kiến nghị nhằm đổi mới việc thực hiên chính sách đố
3.2.3. Kiến nghị đối với công tác tôn giáo của Mặt
các đoàn thể chính trị - xã hội của nhân dân
Một quan điểm chính sách hàng đầu đối với tôn giáo là: Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Công tác này được thấm nhuần trong tất cả các tổ chức thuộc hệ thống chính trị, nhưng với chức năng của mình, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể của nhân dân có một vị trí, vai trò đặc biệt. Với chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của các tổ chức thành viên, các tổ chức chính trị - xã hội của nhân dân thuộc hệ thống chính trị, công tác tôn giáo có 5 nhiệm vụ chủ yếu. Đó là:
- Tập hợp, đoàn kết đồng bào các tôn giáo xây dựng khối đoàn kết lương - giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Tuyên truyền, động viên đồng bào các tôn giáo phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
- Tổ chức, hướng dẫn tín đồ, chức sắc các tôn giáo tham gia, xây dựng và củng cố các tổ chức thuộc hệ thống chính trị Việt Nam.
- Phản ánh tâm trạng xã hội - chính trị và tập hợp ý kiến, kiến nghị của tín đồ, chức sắc các tôn giáo đến Đảng và Nhà nước góp phần xây dựng, hoàn thiện đường lối, chính sách, pháp luật về tôn giáo.
- Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để các tổ chức tôn giáo và đồng bào tôn giáo thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đảm bảo sống tốt đời đẹp đạo.
Theo đó cần:
3.2.3.1. Công tác vận động quần chúng các tôn giáo phải động viên được tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổ quốc, thông qua việc thực hiện các chính sách kinh tế -xã hội, an ninh, quốc phòng của đồng bào tôn giáo.
Dân tộc Việt Nam thấu hiểu hơn ai hết về lịch sử dựng nước và giữ nước của mình. Tổ tiên ta đã đổ bao xương máu để giữ gìn cho chúng ta mảnh đất thiêng liêng này. Khơi dậy trong mọi người một ý thức thường trực ta là con Rồng cháu Lạc; trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân là làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Đó là điều duy nhất có thể tập hợp được khối đoàn kết toàn dân, trong đó có đoàn kết giữa những người khác đạo. Nước ta là nước có nhiều tôn giáo, song trong tâm thức, người có đạo luôn tôn trọng tín ngưỡng của nhau và ngoài cuộc đời, rất dễ dàng chung sống phát triển cùng nhau. Đồng bào Công giáo từng nói: “trước khi là người Công giáo tôi đã là người Việt Nam”, “quê hương là nơi chúng ta được Thiên chúa mời gọi làm người”… Đó là thuận lợi cần phát huy hiện nay.
3.2.3.2. Nội dung, phương thức công tác tôn giáo của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phải được đổi mới một cách toàn diện
Việc đổi mới này hiện nay nên chú trọng đến một số vấn đề trọng điểm:
Một, định kỳ sơ kết, tổng kết về tính hiệu quả, hợp lý của nội dung và phương thức công tác tôn giáo, từ đó xây dựng các phương án đổi mới cụ thể
Đổi mới là tất yếu để phát triển, nhưng cần nắm vững chỉ dẫn của Hồ Chí Minh: “Không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì bỏ, cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm. Cái gì mới
đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn, đó là mục đích của đời sống mới”. [24, tr.94-95] Hơn nữa, việc sơ kết, tổng kết cũng phải đổi mới sao cho thực chất và để có ý nghĩa lớn, nên có sự tham gia của giới lý luận.
Hai, nội dung và phương thức công tác tôn giáo phải thể hiện rõ về tính bình đẳng, công bằng giữa các tôn giáo.
Đảng và Nhà nước ta chủ trương bình đẳng giữa các giáo hội tôn giáo, nhưng trên thực tiễn việc đảm bảo chủ trương này là không dễ dàng, vẫn có mâu thuẫn giữa mặt bình đẳng với mặt thiên vị chủ quan. Vì thế nảy sinh sự so bì, bất bình nhất định của tôn giáo này hay tôn giáo khác, nếu không giải quyết kịp thời thì sẽ làm rạn nứt dần khối đoàn kết tôn giáo. Để giải quyết các mâu thuẫn kiểu đó, đòi hỏi công tác tôn giáo của Mặt trận và các đoàn thể cần luôn khẳng định là một chủ thể cầm cân nảy mực trong giải quyết mâu thuẫn.
Ba, nâng cao vị thế, chất lượng hoạt động của các thành viên tôn giáo đã có và bổ sung các thành viên mới trong khối liên minh của Mặt trận Tổ quốc
Việc này cần triển khai trên 2 phương diện:
Một là: Đối với các tổ chức, cá nhân tôn giáo là thành viên của Mặt trận hiện nay, cần có phương thức, cơ chế để họ nâng cao, thể hiện rõ hơn nữa trách nhiệm chính trị và vị thế xã hội
Ở đây nên tập trung vào việc xây dựng quy chế hoạt động thiết thực, tạo sự “hướng tâm” của các thành viên liên minh trong Mặt trận; khắc phục tình trạng liên minh hình thức, lỏng lẻo, thậm chí có thể xuất hiện xu hướng “ly tâm”. Muốn vậy, từ phía các thành viên tôn giáo, làm sao để họ luôn tự cảm nhận và phát huy được vai trò, trách nhiệm không thể thiếu của mình trong tổ chức Mặt trận. Còn từ phía Mặt trận, làm sao cũng thấy được vai trò là chủ thể tổ chức liên minh các tổ chức, cá nhân tôn giáo tiêu biểu, vốn được quyết định bởi vai trò của các thành viên, rộng hơn là của cộng đồng các dân tộc, giai cấp, giai tầng nhân dân Việt Nam mà các thành viên là người đại diện.
Hai là: Tập hợp thêm nữa các thành viên mới vào liên minh của Mặt trận, nhưng để làm sao cho tính tự nguyện được đề cao, và tính độc lập của tổ chức đó ở ngoài xã hội vẫn được đảm bảo
Hiện nay, năm 2012, ở nước ta đã có 13 tôn giáo, với hơn 30 tổ chức được công nhận tư cách pháp nhân, nhưng đáng chú ý là, chỉ có Giáo hội Phật giáo là thành viên Mặt trận, còn các tôn giáo khác chỉ có tín đồ, chức sắc tham gia với tư cách cá nhân. Vì thế, Mặt trận Tổ quốc cần bổ sung, thu hút tối đa các tổ chức, cá nhân tiêu biểu của các tôn giáo trở thành thành viên của mình. Muốn vậy, một mặt cần rà soát để bổ sung những quy định mới; mặt khác, do liên minh là tự nguyện, nhưng không phải là tự nhiên, nên phải tăng cường công tác tranh thủ, vận động và đây là sở trường truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đòi hỏi phải được tiếp tục phát huy.
Bốn, triển khai các phong trào kinh tế - xã hội vùng tôn giáo phải luôn gắn với nhiệm vụ chính trị cụ thể, coi trọng đến hiệu quả xã hội, chính trị và hình thức tập hợp nhân dân phải đa dạng
Nhiệm vụ chính trị cụ thể, gắn với mục tiêu chính trị cụ thể chính là lý do và mục đích tập hợp, đoàn kết đồng bào tôn giáo thông qua các phong trào kinh tế - văn hóa - xã hội cụ thể do Mặt trận Tổ quốc phát động. Đối với các phong trào đang có hiện nay, thiết nghĩ mở rộng thêm nữa số lượng là không quan trọng bằng việc làm sâu chất lượng, phong phú cách làm, biện pháp, từ đó nâng cao hiệu quả xã hội, chính trị. Đồng thời, triển khai các phong trào phải có các quy định chặt chẽ để không xảy ra những sơ hở dẫn đến tiêu cực, có khi nghiêm trọng từ phương diện chính trị - xã hội, như phong trào quyên góp, từ thiện xã hội ở một số nơi trong thời gian vừa qua.
Đa dạng hoá các hình thức tập hợp nhân dân, tại Nghị quyết Trung ương 8B, khoá VI, năm 1990, đã nêu thành một quan điểm. Nhưng trên thực tế vẫn có tâm trạng lo ngại khi nhiều tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp ra đời, vì sợ quản lý không nổi, cá biệt, sợ bị chia xẻ quyền lực. Tâm trạng này biểu hiện, vừa là sự hẹp hòi, vừa là bất cập trước sự phát triển biện chứng của
đời sống xã hội nước ta hiện nay, do không thấy sự đa dạng về kết cấu xã hội tất yếu gắn liền với sự đa dạng về lợi ích của các cộng đồng, nhóm xã hội. Giải pháp ở đây, một mặt, phải nâng tầm công tác tôn giáo, rộng hơn là tầm lãnh đạo, quản lý xã hội; mặt khác, cần kịp thời củng cố tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội của hệ thống chính trị.
KẾT LUẬN
Tôn giáo từ trước đến nay luôn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Từ năm 1986, cả nước bước vào thời kỳ đổi mới, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta cũng có những đổi mới căn bản, đột biến. Điều đó là do Đảng và Nhà nước ta đã có sự quán triệt chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo theo tinh thần sáng tạo và lịch sử cụ thể. Chính sách tôn giáo, do đó đã có một vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, làm tiền đề và cơ sở quyết định toàn bộ công tác tôn giáo trong tình hình mới hiện nay.
Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước vì vậy cũng đã đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo đồng bào có và không có tôn giáo. Thời gian qua, việc thực hiện chính sách tôn giáo đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần làm ổn định xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội. Nhưng bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện chính sách tôn giáo, các cấp, các ngành còn nhiều lúng túng, chưa thực sự có thống nhất cao, nhất là trong khi phải giải quyết các vụ việc cụ thể. Mặt khác, hệ thống pháp luật về tôn giáo chưa thật đầy đủ, thiếu đồng bộ… nên chưa đáp ứng được mọi nhu cầu của người dân và của công tác tôn giáo.
Quá trình thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta thời gian qua đã tạo được môi trường pháp lý quan trọng trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Nó không chỉ đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo đang diễn ra rất phong phú, sôi động ở Việt Nam, mà còn thích ứng với những điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập, trong đó có Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các quyền dân sự, chính trị; đồng thời là bước tiến quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ ổn định, bền vững giữa Nhà nước và các tổ chức tôn giáo.
Quá trình đổi mới tư duy tôn giáo để phù hợp với xã hội đương đại cần phải bảo lưu và kế thừa những nhân tố hợp lý đã được đề cập và cao hơn là
phải bổ sung, phát triển những điểm mới phù hợp với hoàn cảnh lịch sử mới. Đó cũng là yêu cầu mới đặt ra cho các nhà lý luận và hoạch định đường lối chính sách đối với tôn giáo, tín ngưỡng thời đương đại, theo tinh thần: Người mác-xít phải biết chú ý đến toàn bộ tình hình cụ thể (Lênin).
Đề tài đã tập trung phân tích thực trạng việc thực hiện chính sách tôn giáo, với những kết quả đạt được cùng những hạn chế, từ đó rút những nguyên nhân và vấn đề đặt ra. Không dừng lại tại đó, đề tài đã đưa ra những kiến nghị cho Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc cùng các đoàn thể chính trị - xã hội của nhân dân, thuộc hệ thống chính trị, trong việc đảm bảo trên thực tế chính sách tôn giáo, với cả phương pháp, cách thức thực hiện cụ thể.
Với kết quả đạt được, đề tài hy vọng sẽ có những đóng góp nhất định đối với quá trình đổi mới việc thực hiện chính sách tôn giáo trong đời sống xã hội nước ta hiện nay. Đồng thời, nó cũng giúp cho công tác hoạch định chính sách, pháp luật đối với tôn giáo có thêm những cơ sở thực tiễn và lý luận xác đáng, nhằm phù hợp với tình hình mới, đáp ứng được nguyện vọng của hết thảy đồng bào có đạo. Để rồi từ đó, công tác tôn giáo góp phần to lớn cho sự ổn định chính trị - xã hội, trở thành động lức thúc đẩy kinh tế phát triển, an ninh quốc phòng được giữ vững, nhanh đạt đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh mà Đảng và Nhà nước đã định hướng./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Minh Anh (2012), “Tôn giáo với việc thực hiện chính sách tôn, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước”, (5).
2. Ph. Ăngghen (1994), “Chống Đuyrinh”, C.Mác-Ph.Ăngghen toàn tập, tập 20, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Ban Tôn giáo Chính phủ (2001), Các văn bản pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
4. Ban Tôn giáo Chính phủ (2002), Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Nghị định 26/CP-NĐ về các hoạt động tôn giáo, Hà Nội.
5. Hoàng Chí Bảo (2011), Đảng lãnh đạo đổi mới hệ thống chính trị, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Chính (6/1998), “Đảng viên với tín ngưỡng, tôn giáo”, Tạp chí Cộng sản, (11).
7. Nguyễn Thế Doanh (2009), “Chính sách tôn giáo được thực hiện ngày càng tốt hơn”, (1+2).
8. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện hội nghị lần thứ V, Ban chấp hành Trung ương Khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ Bảy BCHTƯ Khóa IX, Về công tác tôn giáo, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Đỗ Thị Kim Định (8/2008), “Từ sự đổi mới về đường lối đến sự đổi mới về chính sách tôn giáo ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Khoa học xã hội Việt Nam
12. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
13. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Tập bài giảng lý luận về tôn giáo và chính sách về hoạt động tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội.
14. Học viện Hành chính quốc gia (2004), Giáo trình quản lý nhà nước về tôn giáo và dân tộc, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. Thái Bá Hợp (2006), “Tôn giáo đối diện với toàn cầu hóa”, Nguyệt san Công giáo và dân tộc, (144).
16. Đỗ Quang Hưng (2005) Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam - lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Nguyễn Phú Lợi (2011), Việc thể chế quan điểm, đường lối của Đảng bằng các văn bản pháp luật của Nhà nước, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng, Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện CT-HC quốc gia Hồ Chí Minh.
18. Bùi Đức Luận (2003), “Những bước tiến trong việc thể chế hóa chủ trương, chính sách về tôn giáo của nước ta thời gian gần đây”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo.
19. Bùi Đức Luận (2005), Quản lý hoạt động tôn giáo cơ sở lý luận và thực tiễn, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
20. PGS.TS. Nguyễn Đức Lữ (2002), “Quan điểm về vấn đề tôn giáo của Đảng trong Văn kiện Đại hội IX”, Tạp chí Lý luận chính trị, (9).
21. Nguyễn Đức Lữ (chủ nhiệm đề tài, 2002), Chính sách đối với tôn giáo và Nhà nước quản lý tôn giáo hiện nay - những bài học kinh nghiệm và kiến nghị, Hà Nội.
22. Nguyễn Đức Lữ (11/2005), “Quá trình hoàn thiện chủ trương, chính