Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự suy giảm sức mạnh của đồng đôla mỹ và tác động của nó đến các vấn đề kinh tế quốc tế (2000 – 2010) (Trang 45 - 59)

CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỒNG ĐÔLA MỸ

200 0– 2010

2.2. Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm sức mạnh của đồng ĐôlaMỹ

2.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan đã nêu ở trên, sự suy giảm sức mạnh của Đôla Mỹ còn đến từ những nguyên nhân chủ quan, xuất phát từ ngay trong lòng nước Mỹ. Đó là chính sách của chính quyền Obama, của FED, là các yếu tố về tăng trưởng kinh tế, là những khoản nợ khổng lồ, là niềm tin đã mất dần của người dân và nhà đầu tư vào sức mạnh vốn được cho là không bao giờ suy yếu của đồng Mỹ kim.

2.2.2.1. Kinh tế M giai đon 2000 – 2010 tăng trưởng chm

Có thể thấy, nước Mỹ thập kỷ đầu thế kỷ 21 là một siêu cường đang đi xuống. Sức ảnh hưởng của siêu cường Mỹ đang “nhỏ” đi so với thời cao điểm

sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc30; so với kết quảđạt được trong những vấn đề mà Mỹ phải giải quyết trong công cuộc khắc phục nền kinh tế sau sự kiện 11/9 và khủng hoảng tài chính 2007 – 2009 và cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan và Iraq; so với những thách thức mới mà Mỹ phải đương đầu, đó là sự mất dần vị thế quốc tế trên thế giới của Đôla Mỹ, là những rối ren trong các vấn đề về chính trị, môi trường…; và so với sự lớn mạnh cả về kinh tế lẫn quân sự và tầm ảnh hưởng của các cường quốc khu vực và một số quốc gia đối tác/đối thủ. Nói một cách khác: Nước Mỹđang ngày càng chậm hơn so với những diễn tiến nhanh chóng trên thế giới và ngày càng nhỏđi so với vị thế siêu cường duy nhất của mình bấy lâu.

Nếu như trong những thập kỷ 1980, kinh tế Mỹ chiếm 30,5% GDP của thế giới, 25% thương mại quốc tế, 46% thị trường cổ phiếu và đóng góp 40% tăng trưởng kinh tế thế giới. Và trong suốt hơn 9 năm (1991 – 2000), kinh tế Mỹ tăng trưởng cao, liên tục và ổn định ở mức 2 – 4% và đạt mức kỷ lục 5,2% vào năm 2000, thì từ khi Tổng thống George W. Bush lên cầm quyền, kinh tế Mỹ bắt đầu trì trệ và khó khăn, đặc biệt từ sau sự kiện 11/9/2001, với các con số như sau: Tốc độ tăng trưởng năm 2001 thấp ở mức 1,1%; Thất nghiệp cao ở mức 5,9%; Thâm hụt thương mại ở mức cao kỷ lục là 420 tỷĐôla Mỹ, tăng 17% so với năm 2001; Ngân sách thâm hụt 159 tỷĐôla Mỹ do chương trình cắt giảm thuế lớn.

Nhìn chung, khi bước sang thế kỷ 21, nước Mỹ chiếm 32% GDP của thế giới, đến thời điểm kết thúc thập kỷđầu tiên của thế kỷ này, tức là năm 2010, nền kinh tế Mỹ tụt dốc xuống tới mức chỉ còn chiếm 24% GDP toàn thế giới. Nếu như đầu thế kỷ 21, ngân sách của Mỹ không bị thâm hụt, thậm chí còn dư thừa thì sau 10 năm, thâm hụt ngân sách của Mỹđã đạt tới con số 10%. Năm 2000, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ rất thấp, thế nhưng khi bước sang năm 2010, “đội quân” thất nghiệp ở Mỹđã chiếm tới 10% lực lượng lao động, ngoài ra còn có 7% lao động không có đủ việc làm để trọn ngày công lao động, hoặc bỏ việc để đi tìm việc khác. Trong khi đó, mức thu nhập bình quân của các gia đình Mỹ không tăng thì

nợ nhà nước liên bang tăng với tốc độ phi nước kiệu, gấp 2 lần so với trước đó một thập kỷ.

Nếu năm 2000, nền kinh tế Mỹ chiếm 32% GDP của thế giới và khối lượng sản phẩm mang nhãn hiệu “Made in USA” chiếm 96% hàng hóa tiêu dùng trên toàn cầu thì đến cuối thập niên đầu thế kỉ 21, kinh tế Mỹ tụt dốc xuống mức chỉ còn chiếm 24% GDP. Hàng hóa của Mỹ hoàn toàn phụ thuộc vào các sản phẩm được sản xuất từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều nước châu Âu. Chính các nước này đã dùng số tiền bán hàng thu được bằng đồng Đôla Mỹ để mua trái phiếu của Mỹ và vô hình chung, biến Mỹ trở thành con nợ lớn nhất thế giới bằng chính đồng tiền do mình in ra và phát hành. Với cách làm đó, Trung Quốc đã sở hữu gần 1 tỷĐôla Mỹ trái phiếu chính phủ của Mỹ và đã trở thành quốc gia đóng vai trọng quan trọng đối với Mỹ. Vào năm 2000, người Mỹ tin rằng, nước Mỹ đang ở đỉnh cao của sự phát triển kinh tế và thịnh vượng thì cuối thập niên đầu thế kỷ 21, niềm tin đó đã tan vỡ hoàn toàn. Nhiều dự báo cho rằng phải sau năm 2017 kinh tế Mỹ mới có thể lấy lại sức tăng trưởng như trước khi lâm vào khủng hoảng.

Kinh tế Mỹ thập niên đầu thế kỷ 21 sụt giảm nghiêm trọng khiến cho thế giới hoài nghi về một nền kinh tếổn định, tăng trưởng cao. Khi sự hoài nghi tăng dần, niềm tin vào đồng tiền mà cả thế giới đều mong muốn có được sức mạnh ấy cũng sụt giảm theo. Đôla Mỹ thập kỷđầu thế kỷ 21 không những sụt giảm về giá trị mà còn sụt giảm trong niềm tin của người tiêu dùng, các nhà đầu tư và các nền kinh tế khác trên thế giới.

2.2.2.2. Thâm ht tài khon vãng lai ln

Thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ là những khoản mà công dân, các doanh nghiệp và chính phủ Mỹ vay từđối tác nước ngoài của họ. Nghĩa là, khoản vay mà các nhà đầu tư nước ngoài cho chính phủ và người tiêu dùng của Mỹ vay để thanh toán cho việc tiêu dùng quá mức của chính Mỹ.

Thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ đạt mức kỷ lục năm 2006 là 803 tỷ Đôla Mỹ, tăng đáng kể so với mức 120 tỷĐôla Mỹ năm 1996. Trong năm 2008,

mức thâm hụt tài này là 700 tỷĐôla Mỹ. Và đến năm 2010 là 470,9 tỷĐôla Mỹ, trong đó mức thâm hụt thương mại của Mỹ năm 2010 là 556,9 tỷĐôla Mỹ. Kết quả của sự thâm hụt này là, đồng Đôla Mỹđã giảm 40 % trong giai đoạn 2002 –2008.

Các yếu tố gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai là nợ tiêu dùng cao, thâm hụt ngân sách cộng với nợ liên bang và tỉ lệ tiết kiệm cao ở Nhật Bản và Trung Quốc vẫn đang duy trì. Nếu những vấn đề không được giải quyết, chúng sẽ hạn chế tăng trưởng kinh tếở Mỹ. Theo logic, để có tiền (ngoại tệ) trả cho các khoản thâm hụt này, cần có dòng vốn chảy vào (từ FDI, đầu tư gián tiếp, vay ngắn hạn, vay dài hạn, kiều hối, ODA...), nên thông thường, thâm hụt tài khoản vãng lai thường đi cùng với thặng dư trên tài khoản vốn. Nếu không có thặng dư trên tài khoản vốn thì nước nhập siêu buộc phải sử dụng đến dự trữ ngoại hối đểđáp ứng cho các nhu cầu của mình. Trường hợp, dự trữ ngoại hối không đủ đáp ứng thì chắc chắn sẽ dẫn tới việc đồng nội tệ buộc phải mất giá.

Do đó, để chi trả cho khoản thâm hụt này, Mỹ đã phải vay nợ 6,1% tổng sản lượng mỗi năm. Chính phủ Mỹ phải mượn tiền từ các ngân hàng trung ương ở nước ngoài. Từ năm 2003 đến 2006, trái phiếu kho bạc Mỹ ở nước ngoài tăng 50%, từ 1,45 nghìn tỷ lên đến 2,13 nghìn tỷĐôla Mỹ. Trong sốđó, 31% thuộc sở hữu của Nhật Bản, 19% của Trung Quốc, 15% thuộc EU, 5% thuộc sở hữu của các nước xuất khẩu dầu mỏ, và các phần trăm còn lại thuộc sở hữu của các nước nhỏ vùng Caribbe.

Bên cạnh trái phiếu kho bạc, các nhà đầu tư nước ngoài còn sở hữu các tài khoản khác của Mỹ như cổ phiếu và bất động sản với tổng số tiền lên đến 13,6 nghìn tỷ Đôla Mỹ (bằng 109% GPD năm 2005). Con số nợ khổng lồđến mức, dù cho nước Mỹ có bán tất cả tài sản nước ngoài nắm trong tay cũng vẫn còn nợ 20% giá trị GDP mỗi năm. Tình trạng này gây nên những lo lắng, bất an cho các nhà đầu tư. Một khi niềm tin bị lung lay, họ dễ dàng bán tháo tài sản Mỹ với bất cứ giá nào, điều này sẽ khiến giá trị của đồng Đôla Mỹ bịảnh hưởng nghiêm trọng.

2.2.2.3. Nợ công khổng lồ

Nước Mỹ hiện nay, từ vị trí chủ nợ thế giới sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, giờ lại là con nợ lớn nhất thế giới. Từ năm 2002 đến nay, cứ 1 Đôla Mỹđược tạo ra, nước Mỹ phải dùng đến 6 Đôla Mỹ vay mượn, đồng nghĩa với mỗi gia đình 4 người mặc nhiên phải chịu một khoản nợ 600.000 Đôla Mỹ.

Bng 2.7: N công ca M 2000 – 201131 31 Nguồn: http://facts.randomhistory.com/debt-crisis-facts.html. Năm S tin (nghìn tỉĐôla M) 2000 5,950 2001 5,950 2002 6,400 2003 7,384 2004 8,184 2005 8,184 2006 8,965 2007 9,815 2008 11,315 2009 12,394 2010 14,294 2011 15,194

Tổng nợ đã tăng lên trên 500 tỷĐôla Mỹ mỗi năm kể từ năm tài chính32 2003, cho đến năm 2008 tăng 1000 tỷĐôla Mỹ, năm 2009 tăng lên 1,9 nghìn tỷ Đôla Mỹ, và tăng 1,7 nghìn tỷ trong năm 2010. Như vậy, từ số liệu Bảng 2.7 ta thấy, nợ công của Mỹ năm 2000 là từ 5,950 nghìn tỷ Đôla Mỹ lên đến 14,294 nghìn tỷĐôla Mỹ năm 2010. Con số này tăng lên 16,4 nghìn tỷĐôla Mỹ tính đến ngày 31/12/2012 (tương đương 103% GDP năm 2012). Như vậy, trung bình mỗi người dân Mỹ phải gánh khoản nợ công hơn 50.000 Đôla Mỹ. Số tiền trả lãi suất cho khoản nợ công khổng lồ này đã lên tới mức kỷ lục là 454 tỷ Đôla Mỹ vào năm tài chính 2011, mặc dù mức lãi suất vào thời điểm đó đã xuống thấp nhất trong vòng 200 năm kể lại đây. Kể từ năm 1962 đến 2011, Quốc hội Mỹ đã 75 lần điều chỉnh ngưỡng an toàn với nợ công. Nếu không quyết sách nào được đưa ra, nợ liên bang của Mỹ có thể tăng từ mức 62% GDP (2011) lên mức 185% GDP vào năm 2035.

Một nhà kinh tếđã phát biểu một câu cách ngôn rằng: “Nếu chính phủ Mỹ bắt đầu trả nợ ngay từ bây giờ với tốc độ 1USD/giây thì khoảng thời gian sẽ mất để trả xong “núi” nợ công của nước này là 440.000 năm!”33.

2.2.2.4. N chính ph tăng cao

Trong những năm đầu thế kỷ 21, khoản nợ chính phủ so với GDP tại Mỹ tăng đột biến sau chương trình cắt giảm thuế và tăng chi phí quân sựở các cuộc chiến ở vùng Trung Đông của Tổng thống G.W. Bush. Trong thời kỳ cầm quyền của Tổng thống G.W. Bush, nợ công tăng từ 3.339 nghìn tỷ Đôla Mỹ tháng 9/2001 lên đến 6.369 nghìn tỷĐôla Mỹ vào cuối năm 2008. Theo ước tính, thiệt hại ban đầu sau vụ 11/9 của Mỹ hơn 100 tỷĐôla Mỹ. Với tổng số tiền 4.000 tỷ chi cho hai cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq, Mỹđã phải trả 185 tỷĐôla Mỹ tiền lãi tín dụng trong 10 năm qua và từ năm 2010 đến năm 2020, Mỹ sẽ phải trả tiếp 1.000 tỷĐôla Mỹ nữa. Chưa hết, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khoản

32 Năm tài chính là khoảng thời gian có độ dài tương đương một năm, dùng cho công tác kế hoạch ngân sách của tổ chức hoặc quốc gia. Ở Mỹ, năm tài chính gọi là Năm thuế, bắt đầu từ ngày 1/10 đến 30/9 năm kế tiếp.

33 Nguồn: http://vneconomy.vn/20111219105846326P0C99/nhung-con-so-kho-tin-ve-kinh-te-my-nam- 2011.htm.

nợ đã tăng lên 11,917 nghìn tỷ Đôla Mỹ (7/2013) dưới thời Tổng thống Barack Obama.

Nếu xét tổng số nợ của Mỹ so với GDP theo Hình 2.8 thì bức tranh cho thấy sự bấp bênh về tài chính rõ hơn nhiều. Trong thập kỷ 80, dưới thời Tổng thống R.Reagan, tổng số nợ của Mỹ so với tỉ lệ của GDP bị đẩy lên từ 150% đến xấp xỉ 240%. Con số này tăng lên rất ít trong suốt nhiệm kỳ của Tổng thống B.Clinton, khoảng gần 250%. Nhưng số nợ lại bị đẩy lên dưới thời Tổng thống G.W. Bush, đạt tới 350% vào năm 2008, vượt xa đỉnh cao trong lịch sử là 300% (khi xảy ra cuộc đại khủng hoảng 1929 – 1930).

Hình 2.8: N M so vi t l ca GDP (1941 – 2009)34

Chủ nợ lớn nhất của chính phủ Mỹ là các ngân hàng trung ương ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Riêng Ngân hàng Trung ương ở Nhật Bản và Trung Quốc đã giữ hơn 1.000 tỷ Đôla Mỹ trái phiếu kho bạc Mỹ với tư cách là nguồn dự trữ ngoại tệ. Các ngân hàng trung ương ở nước ngoài khác trên thế giới cũng nắm lượng trái phiếu chính phủ với tổng số lên đến 1,3 nghìn tỷĐôla Mỹ.

34 Nguồn: Wikipedia.

Các khoản nợ này đến từ khoản thâm hụt ngân sách nặng nề của Mỹ trong 10 năm đầu thập kỷ 21. Bắt đầu từ năm tài chính 2003, thâm hụt ngân sách của Mỹ là 377,8 tỷĐôla Mỹ, đến năm 2009 con số này tăng lên mức kỷ lục là 1.416 tỷ Đôla Mỹ, và giảm nhẹ xuống còn 1.291 tỷ Đôla Mỹ trong năm 2010 (Hình 2.9).

Hình 2.9: Thâm ht ngân sách ca M 1997 – 201035

Gánh nặng nợ cùng những nhân tố kinh tế khác và những bất ổn về chính trị đã khiến đồng Đôla Mỹ suy giảm mạnh. Sau sự kiện 11/9/2001, đồng Đôla Mỹ liên tục mất giá và chạm đáy vào năm 2009, hậu quả của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 xuất phát từ Mỹ. Từ năm 2002 –2010, đồng Đôla Mỹđã mất giá trên 20%.Chính sự mất cân đối ngân sách kỷ lục tại Mỹ và sự nổi lên của các

35

Nguồn:http://www.sodahead.com/united-states/will-barack-obama-drive-america-into- extinction/question-2003809/.

nền kinh tế mới nổi đã khiến cho Đôla Mỹ mất giá 16% tính từ tháng 3/2009 và trên 20% tính từ năm 2002 và còn tiếp tục xuống giá.

2.2.2.5. Chính sách ca chính quyn M

a. Chính sách ca Tng thng Obama

Một trong những lý do quan trọng nhất khiến các cử tri Mỹ bỏ phiếu cho Thượng nghị sĩ Barack Obama trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2008 là do ông đã đưa ra chủ trương nhằm “Thay Đổi” nước Mỹ. Chủ trương này có sức thu hút đặc biệt của các cử tri trong bối cảnh nước Mỹ bị suy giảm sức mạnh toàn diện sau hai nhiệm kỳ cầm quyền của Tổng thống George Walker Bush (G.W. Bush) và dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế bùng phát vào cuối năm 2007.

Không giống các với tổng thống tiền nhiệm như Bill Clinton tập trung vào đối nội và mục đích là sử dụng sức mạnh quyền lực mềm; hay Tổng thống G.W. Bush tập trung sử dụng sức mạnh quyền lực cứng để mơ ước xây dựng một đế chế Mỹ, Tổng thống Barack Obama đã có sự điều chỉnh về đường lối một cách mềm dẻo và khôn khéo hơn.

Chiến lược quan trọng và tiên quyết của Barack Obama là đưa nước Mỹ trở lại vị thế nhà sản xuất số 1 thế giới. Thêm vào đó, chủ trương này còn nhằm mục đích giải quyết những vấn đề bức xúc nhất trong chính sách đối nội liên quan tới miếng cơm manh áo của các cử tri Mỹ. Tuy nhiên, một trong những chương trình mà Tổng thống Obama đưa ra là “Đạo lut Chăm sóc Ý tế bình dân”36 lại gây tốn kém và nổ ra nhiều tranh cãi, phản đối của hai Đảng và chính người dân Mỹ. Bởi, ba nhân tố chủ chốt trong Obamacare gồm: an sinh xã hội, chăm sóc y tế (Medicare) và hỗ trợ y tế (Medicaid) sau khi triển khai đã tiêu tốn hơn một nửa ngân quỹ của Mỹ cuối năm 2010. Với Obamacare, 50 triệu người Mỹ trước đây không có bảo hiểm (16%) trong số 310 triệu người sẽ được hưởng các dịch vụ y tế thông qua bảo hiểm. Tuy nhiên, Obamacare lại bị phần lớn người giàu và Đảng Cộng hòa phản đối, vì Obamacare sẽ làm thuế đánh lên người Mỹ

36 Còn gọi là Obamacare. Đây là luật cải tổ y tế do Tổng thống Obama đưa ra được thông qua 2010, có hiệu lực vào tháng 10/2013.

tăng khoảng 500 tỷ USD. Những tranh cãi về ngân sách (gồm ngân quỹ dành cho Obamacare và các điều kiện để nâng trần nợ công) của Mỹ hiện nay đã rơi vào bế tắc khiến cho chính phủ liên bang buộc phải đóng cửa một phần vào tháng 10/2013.

Cho đến lúc này, người dân Mỹ đang nhận ra rằng chính phủ đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kép là: bội chi và nợ nần. Những khó khăn trong vấn đề chi tiêu chính phủ cộng với sự suy giảm giá trị của Đôla Mỹ đã khiến người Mỹ hoài nghi về chính phủ, vào nền kinh tế siêu cường, và vào sức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự suy giảm sức mạnh của đồng đôla mỹ và tác động của nó đến các vấn đề kinh tế quốc tế (2000 – 2010) (Trang 45 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)