Nhóm giải pháp về tạo việc là mở nông thôn.

Một phần của tài liệu Đề tài " TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VIỆC LÀM TRONG THỜI KỲ 1996 - 2000 " ppt (Trang 26 - 33)

2 .Những giải pháp để thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm 1 Nhóm giải pháp về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

2.2.Nhóm giải pháp về tạo việc là mở nông thôn.

- Giải pháp về phát triển ngành nghề và khôi phục các làng nghề truyền thống: - Phát triển ngành nghề nông thôn được coi là động lực trực tiếp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở nông thôn. Bởi vì đặc điểm của lao động nông thôn là lao động theo thời vụ vì vậy khi phát triển các làng nghề, ngành nghề sẽ sử dụng được lao động tại chỗ. Kết quả các năm vừa qua cho thấy khu vực phi nông nghiệp ở nông thôn trong năm 1999 đã tạo ra hơn 2/3 tổng số việc làm trong năm. Theo số liệu của tổng cục thống kê, mối cơ sở chuyên ngành nghề tạo việc làm ổn định cho 27 lao động, mỗi hộ ngành nghề tạo việc làm cho 4 đến 6 lao động.

- Ngoài việc làm thường xuyên của các hộ, các cơ sỏ ngành nghề còn thu hút lao động nhàn rỗi trong nông thôn bình quân 2 đến 5 người một hộ và từ 8 đến 10 người trong một cơ sở. Nhiều làng nghề của nước ta đã thu hút trên 60% số lao động vào các hoạt động ngành nghề. Đồng thời khi các ngành nghề nông thôn phát triển đã kéo theo việc mở ra nhiều ngành nghề khác, nhiều hoạt động dịch vụ liên quan tạo thêm việc làm mới thu hút lao động. Trong những năm tới, phát triển ngành nghề và khôi phục làng nghề vẫn được coi là còn nhiều tiềm năng trong việc giải quyết việc làm ở nông thôn. Vì vậy chúng ta cần:

+ Tạo môi trường thuận lợi để cho các hộ tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn đăng kí sản xuất, hỗ trợ phát triển thành các doanh nghiệp tư nhân hoặc các công ty trách nhiệm hữu hạn, các hộ này khi phát triển đều phải được quyền bình đẳng như các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, vay vốn tín dụng, xuất khẩu trực tiếp,….

+ Khuyến khích thành lập các hiệp hội nghề nghiệp để hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tránh việc cạnh tranh không lành mạnh nhằm tạo ra những tiếng nói chung và đảm bảo được quyền lợi và trách nhiệm của các thành

26

viên khi tham gia. Đây là vấn đề cần thiết khi các làng nghề, các cơ sở ngành nghề được chú trọng và quan tâm phát triển và đặc biệt trong thời kì hội nhập kinh tế.

+ Thành lập quỹ phát triển các ngành nghề và làng nghề nông thôn hoặc các hình thức tín dụng ưu đãi nhằm phục vụ cho phát triển ngành nghề nông thôn để tạo điều kiện cho các hộ, các cơ sở ngành nghề vay vốn và phát triển sản xuất, phát triển các quỹ tín dụng ở nông thôn để huy động vốn nhàn rỗi phát triển ngành nghề, tăng cường đầu tư từ ngân sách cho phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản và phát triển ngành nghề nông thôn.

+ Nhà nước tạo điều kiện giúp các hộ tiểu thủ công nghiệp tiếp cận được với thị trường trong và ngoài nước bằng cách cung cấp thông tin về thị trường, tổ chức các hội chợ triển lãm để giới thiệu hàng hoá và có những ưu đãi về thuế quan xuất khẩu….

+ Chú trọng bồi dưỡng nghệ nhân và đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn bằng hình thức mở các lớp đào tạo nghề cho lao động trực tiếp ngay tại cơ sở nhằm trang bị cho lao động những kiến thức cơ bản về nghề nghiệp từ đó làm ra những sản phẩm có giá trị cao. Bên cạnh đó cần phải khuyến khích các hộ làng nghề đổi mới công nghệ và các trang thiết bị phù hợp với điều kiện phát triển, tránh lao động dồn ra thành thị.

+ Cần quan tâm và chú trọng đến việc giải quyết về môi trường.

+ Phải có các quy hoạch cụ thể về phát triển ngành nghề, làng nghề phù hợp với điều kiện từng vùng và quy hoạch phải được coi là nền tảng để xây dựng và phát triển các làng nghề mới, các cụm công nghiệp nông thôn.

- Giải pháp khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn: với giải pháp này, một mặt vừa huy động được nguồn lực để phát triển kinh tế, một mặt vừa giải quyết được việc làm ở nông thôn. Với việc ra đời của luật doanh nghiệp năm 1999 thì các tổ chức, các cá nhân được quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm, điều đó đã tạo ra cơ chế thông thoáng trong việc huy động nguồn lực trong dân để phát triển kinh tế. Thực tế cho thấy hiện nay nguồn lực trong dân còn rất lớn, nhưng do các cơ chế chính sách chưa đồng bộ cho nên việc huy động này còn chưa đạt hiệu quả, trong những năm tiếp theo cần:

+ Phổ biến rộng rãi nội dung của luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành đến từng người dân, phải cho mọi người nắm bắt được các chủ trương chính sách của Đảng, điều đó giúp cho người dân thấy được lợi ích khi tham gia vào thực hiện các công việc sản xuất kinh doanh.

27

+ Tạo cơ chế thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh ở nông thôn, các cơ chế về thủ tục thành lập, cơ chế cho vay ưu đãi, cơ chế về thế quan, các thủ tục cho thuê địa điểm…Đặc biệt cần chú trọng ưu tiên cho các nhà đầu tư vào các lĩnh vực mà tạo ra được nhiều việc làm giải quyết được nhiều lao động tại chỗ của địa phương.

- Giải pháp về phát triển mô hình trang trại: thực tiễn nông nghiệp trên thế giới cũng như ở nước ta những năm qua cho thấy trang trại là hình thức sản xuất phù hợp với những đặc điểm của nghề nông, với yêu cầu của kinh tế thị trường là một hình thức sản xuất hiệu quả trong nền kinh tế nông nghiệp hàng hoá, một mặt tạo ra được số lượng sản phẩm hàng hoá lớn, mặt khác giải quyết được vấn đề việc làm trong nông thôn, sử dụng hiệu quả lao động nhàn rỗi và các lao động dôi dư từ các ngành nghề khác. Do đặc điểm của hình thức kinh tế trang trại một mặt phát triển kinh tế mặt khác góp phần quan trọng nâng cao diện tích che phủ đồi trọc, tạo thế cân bằng sinh thái môi sinh môi trường…Xu hướng trong những năm tới không những tiếp tục phát triển về số lượng mô hình này mà còn phát triển cả về chất lượng của mô hình kinh tế trang trại. Cần thực hiện một số giải pháp sau:

+ Phải có quy hoạch cụ thể về đất đai đối với từng vùng quy hoạch về phát triển các loại cây, con mỗi vùng vì tuỳ theo đặc điểm của từng vùng mà ta có thể chuyên canh những loại cây, con khác nhau. Từ đó có thể khuyến khích việc tập trung đất đai hình thành các trang trại có quy mô hợp lí trên cơ sở quy hoạch không gian về vùng lãnh thổ.

+ Phải có những chính sách của nhà nước về giao đất, cho thuê quyền sử dụng đất đối với từng người dân trong lâu dài để cho họ yên tâm phát triển trang trại. Các chính sách về cho vay vốn đối với các chủ trang trại đặc biệt các chủ trang trại là đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa có nguyện vọng, ý chí, khả năng sản xuất với quy mô lớn. Để đảm bảo hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn vay cần chú trọng đến các nguồn vốn trung và dài hạn với lãi suất hợp lí. Ngoài ra nhà nước cần phải hỗ trợ một phần đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng như thuỷ lợi, giao thông,…

+ Nhà nước cần thực hiện vai trò là người “bảo trợ”, cung cấp các thông tin về thị trường trong và ngoài nước, cung ứng các yếu tố đầu vào như giống, vốn, kĩ thuật sản xuất và tạo điều kiện thuận lợi để tiêu thụ đầu ra.

+ Cần tăng cường phát triển công nghiệp chế biến và các kĩ thuật bảo quản nông sản để hỗ trợ cho các trang trại, cụ thể là xây dựng các cơ sở chế biến nông sản dựa trên quy hoạch các vùng chuyên canh tập trung đảm bảo giải quyết được đầu ra ngay tại chỗ cho các chủ trang trại. Tăng cường các công nghệ hiện đại

28

trong bảo quản nông sản, điều đó sẽ giúp cho việc bảo quản sản phẩm được lâu hơn, giá trị sản phẩm được giữ nguyên trong quá trình vận chuyển hoặc cất giữ. - Hình thành và tổ chức thực hiện có kết quả các chương trình, mục tiêu quốc gia về việc làm, chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn, chương trình trồng 5 triệu hécta rừng, chương trình đánh bắt hải sản xa bờ, … Khi thực hiện các chương trình này sẽ đảm bảo giải quyết được số lượng lớn lao động.

2.3. Nhóm giải pháp về tạo việc làm ở thành thị

- Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn nhằm tạo ra được việc làm đáp ứng nhu cầu của người lao động. Đối với thành thị, từ khi có luật doanh nghiệp ra đời, việc phát triển các hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn,… đã phát triển nhanh và giải quyết được số lao động thất nghiệp. Trong thời gian tới cần:

+Tiếp tục đơn giản hoá cơ chế thành lập và quản lí nhằm tiếp tục phát huy nguồn lực trong dân.

+ Có những ưu tiên về chính sách thuê mặt bằng hoạt động sản xuất kinh doanh, vay vốn,… đối với những doanh nghiệp có khả năng tạo được nhiều việc làm. - Tạo môi trường thuận lợi hấp dấn với cơ chế thông thoáng nhằm kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các khu chế xuất, khu công nghiệp. Trong những năm vừa qua, xu hướng đầu tư trực tiếp vào nước ta đang giảm dần nguyên nhân là do các nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc có có cơ chế hấp dẫn hơn về thủ tục, về cơ sở hạ tầng, …Vì vậy trong những năm tới để cạnh tranh trong vấn đề kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài chúng ta cần:

+ Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy nhằm tạo ra thủ tục đơn giản trong việc hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

+ Có những chính sách ưu tiên cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam như các chính sách về thuê đất, chính sách về thuế, chính sách về hỗ trợ xuất khẩu,…

+ Tiếp tục đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng như giao thông, các khu công nghiệp, khu chế xuất, hệ thống cung cấp điện, nước, … nhằm tạo cơ sở ban đầu cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào Việt Nam đồng thời phải tạo ra được an toàn về vốn cho các nhà đầu tư khẳng định là sẽ có lãi khi đầu tư vào Việt Nam. - Giải pháp về nâng cao chất lượng lao động, thông qua các hoạt động về đào tạo nghề nhằm đảm bảo đòi hỏi về yêu cầu lao động có chất lượng đáp ứng cho nền kinh tế. Việc đào tạo nghề cho lao động trong thời gian tới là yêu cầu cấp thiết và bức xúc của nền kinh tế, để đào tạo nghề cho lao động, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về chất lượng đòi hỏi phải có sự chỉ đạo tập trung và thường xuyên của nhà nước, của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, nhà nước phải

29

đóng vai trò là chủ đạo trong việc đề ra các chiến lược, kế hoạch đồng bộ, phù hợp với từng thời kì của nền kinh tế. Trong những năm vừa qua, việc đào tạo nghề cho người lao động đã được chú trọng nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu của nền kinh tế, số lao động lành nghề mà các ngành kinh tế yêu cầu vẫn chưa được đáp ứng đặc biệt đối với những ngành nghề chưa có lao động được đào tạo. Bên cạnh đó, cần tiếp tục quan tâm đến việc đào tạo và bồi dưỡng các đội ngũ chuyên gia có kiến thức chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu về phát triển khoa học công nghệ của đất nước. Để thực hiện được mục tiêu đến năm 2005 là nâng tỉ lệ lao động lên 30% cần tập trung giải quyết và thực hiện một số biện pháp: + Tiếp tục mở rộng các trường đào tạo nghề nhằm thu hút các lao động có nhu cầu học tập và đưa nơi đây trở thành những nơi tạo điều kiện cho mọi người học tập thường xuyên và suốt đời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực đào tạo nghề cho người lao động, tạo điều kiện ưu tiên, giải quyết đối với các thành phần kinh tế này khi gặp khó khăn.

+ Cần hình thành quy hoạch và kế hoạch đào tạo nghề đặc biệt đối với một số lĩnh vực mới mà chúng ta chưa đào tạo, các hình thức đào tạo phải đồng bộ, phù hợp, tránh việc đào tạo ồ ạt mà có thể ảnh hưởng đến chất lượng của lao động sau khi đào tạo.

+ Đào tạo nghề phải gắn với việc giải quyết việc làm sau khi lao động đã qua đào tạo. Đây là một công việc khó khăn nhưng là trách nhiệm của nhà nước mà các ngành kinh tế phải giải quyết, đối với các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp liên doanh khi có nhu cầu sử dụng và đào tạo lao động cần thực hiện việc kí kết các hợp đồng lao động đối với từng lao động hoặc các trung tâm dạy nghề nhằm tránh tình trạng sa thải lao động và khi lao động được đào tạo xong lại không có việc làm.

- Hình thành các trung tâm dịch vụ việc làm do nhà nước và các trung tâm chức năng quản lí, biến nơi đây thành trung tâm trao đổi giữa người có nhu cầu lao động và người sử dụng lao động. Các trung tâm dịch vụ việc làm này là rất cần thiết nhưng cần phải có sự quản lí chặt chẽ, sự quan tâm thường xuyên của các cơ quan chức năng, phải tạo nơi đây thành nơi có môi trường thuận lợi đối với người sử dụng lao động cũng như người lao động. Đó còn là nơi thực hiện các nhiệm vụ tư vấn, cung cấp thông tin đối với người lao động và người sử dụng lao động, ngoài ra cần tăng cường vai trò trách nhiệm của các trung tâm dịch vụ việc làm khi là trung gian trao đổi thông tin, kí kết hợp đồng lao động. - Tiếp tục hình thành và tổ chức thực hiện các mục tiêu chương trình quốc gia về giải quyết việc làm ở thành thị, đây là một vấn đề mang tính chiến lược lâu

30

dài và có thể coi là tổng thể của các giải pháp giải quyết việc làm. Vì vậy để thực hiện được giải pháp này đòi hỏi phải thực hiện các giải pháp nhỏ, nhưng lại là rất quan trọng vì giải pháp này vạch ra những hướng đi cụ thể dựa trên những kinh nghiệm từ việc phân tích và đánh giá các kết quả của các bước đi trước.

2.4. Nhóm giải pháp về chính sách

- Cần hình thành đồng bộ các chính sách nhằm khuyến khích đầu tư đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh, một mặt thúc đẩy kinh tế phát triển, mặt khác giải quyết vấn đề về việc làm. Đối với các nhà đầu tư trong nước thì khuyến khích đầu tư bằng cách đơn giản hoá các thủ tục đăng kí kinh doanh, có các chính sách về hỗ trợ vốn sản xuất bằng cách cho vay ưu đãi, hỗ trợ về các yếu tố kĩ thuật, các thông tin về thị trường nhằm giải quyết được đầu ra , đặc biệt cần ưu tiên đối với các nhà đầu tư vào nông thôn, các cơ sở, làng nghề ở nông thôn, vì đây là bộ phận chính giải quyết việc làm ở nông thôn. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài thì đẻ khuyến khích được họ đầu tư vào Việt nam cần tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn bằng cách phát triển cơ sở hạ tầng, đơn giản hoá các thủ tục đầu tư , các chính sách về xuất nhập cảnh ,chính sách ưu đãi về thuế quan, các chính sách này phải tạo ra sự

Một phần của tài liệu Đề tài " TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VIỆC LÀM TRONG THỜI KỲ 1996 - 2000 " ppt (Trang 26 - 33)