Phát triển mạnh công nghiệp, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân.

Một phần của tài liệu Đề tài: Thực trạng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo docx (Trang 33 - 34)

II -Giải pháp để tăng trưởng bề vững kết hợp xóa đói giảm nghèo hiệu

2. Phát triển công nghiệp, đô thị nhằm tạo việc làm và nâng cao đời sống cho

2.1. Phát triển mạnh công nghiệp, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân.

nhân dân.

Phát triển công nghiệp với nhịp độ cao, có hiệu quả, bảo đảm năng lực cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu của thị trường; coi trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị tiên tiến và tiến tới hiện đại hóa từng phần các ngành sản xuất công nghiệp. Kết hợp hợp lý giữa phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, ngành công nghệ cao, ngành mũi nhọn với việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ và sử dụng nhiều lao động để thu hút lao động, tạo việc làm.

Phát triển, hiện đại hóa các ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn (hoá chất, phân bón, bao bì...), tiếp tục đa dạng hóa và hiện đại hóa sản phẩm cơ khí đáp ứng nhu cầu của sản xuất nông nghiệp như: máy kéo nhỏ, máy chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, máy phun thuốc sâu và tưới nước hiện đại...

Phát triển công nghiệp vi sinh nhằm hỗ trợ sản xuất nông nghiệp chuyển sang sản xuất sạch, bảo đảm không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cho người tiêu dùng và chiếm lĩnh thị trường lâu dài, tăng độ tin cậy đối với người tiêu dùng.

2.2. Phát triển và mở rộng các mối liên kết giữa công nghiệp và các

hoạt động tiểu thủ công nghiệp.

Khuyến khích các chủ sản xuất kinh doanh, buôn bán nhỏ (cửa hàng, cửa hiệu, xưởng sản xuất...) mở rộng đầu tư, phát triển kinh doanh lâu dài và thu hút nhiều lao động.

Khuyến khích các công ty, doanh nghiệp lớn trong ngành vận tải, xây dựng... và những ngành có khả năng tuyển dụng thêm lao động phổ thông tạo việc làm ổn định cho người nghèo.

Hình thức khuyến khích chủ yếu là: tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất kinh doanh; miễn giảm tiền thuê đất, ở một số vùng nông thôn có thể áp dụng giá thuê đất bằng không; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo số lao động sử dụng thêm; giúp doanh nghiệp trong việc đào tạo lao động, thu hồi mặt bằng đối với những doanh nghiệp sử dụng kém hiệu quả để cho doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thuê lại; biểu dương và tôn vinh các nhà doanh nghiệp có chí hướng phát triển lâu dài trong một số lĩnh vực đã kinh doanh đạt hiệu quả, đóng góp Ngân sách và tạo nhiều việc làm cho người nghèo.

Khuyến khích các tổ chức tài chính ngân hàng, các doanh nghiệp lớn và thể nhân giúp vốn đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng kinh doanh, cung cấp thông tin kinh tế và đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong xuất khẩu trực tiếp và tìm kiếm bạn hàng nước ngoài ổn định, lâu dài.

Thành lập các tổ chức xúc tiến và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Trung ương và địa phương theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Triển khai hướng dẫn và thực hiện các quy định về một số chính sách khuyến khích đưa công nghiệp về nông thôn và thành lập các khu công nghiệp nông thôn như hỗ trợ về đất đai; nguyên liệu phục vụ sản xuất; đầu tư; tín dụng; thuế và lệ phí; thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm; khoa học công nghệ và môi trường; lao động đào tạo...

Một phần của tài liệu Đề tài: Thực trạng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo docx (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)