C. TRÌNH TỰ THỦ TỤC:
3.4 Đi đường vòng – tình trạng chuyển giá
Để giảm thiểu thủ tục đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài có thể chọn con đường vòng theo 2 bước. Đầu tiên, thỏa thuận với một hoặc nhiều nhà đầu tư Việt Nam để họ thành lập doanh nghiệp với những ngành nghề mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến đầu tư vào Việt Nam. Kế đến, sau khi doanh nghiệp được thành lập, nhà đầu tư nước ngoài sẽ mua lại cổ phần, phần vốn góp của các nhà đầu tư Việt Nam trong doanh nghiệp đó.
Bằng cách này, nhà đầu tư nước ngoài có thể được lợi về nhiều mặt như thủ tục nhanh chóng, không phải có dự án đầu tư và không phải cam kết về năng lực tài chính như khi tiến hành thủ tục theo Luật Đầu tư. Như thế, mục đích mà quy định “Lần đầu đầu tư vào Việt Nam” hướng tới phần nào đã không được đáp ứng.
Ví dụ:
Coca-cola từ liên doanh thành 100% vốn nước ngoài
Trước khi trở thành doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, Coca-cola từng thành lập 3 nhà máy liên doanh tại Việt Nam.
Xuất hiện tại Việt Nam dưới hình thức liên doanh nhưng Coca Cola lần lượt loại bỏ từng đối tác của mình để trở thành công ty 100% vốn nước ngoài.
Liên doanh để thâm nhập
Liên doanh với nước ngoài là xu thế tất yếu. Đó là nhận định của hầu hết các chuyên gia về xu hướng phát triển kinh tế của Việt Nam khi nước ta mở cửa thị trường. Trong thời gian đầu mở cửa, các đối tác nước ngoài thường “dựa” vào doanh nghiệp trong nước để nhờ giải quyết thủ tục hành chính, giấy tờ. Rất ít các trường hợp liên doanh thật sự mà đối tác tìm thấy “sức mạnh nội lực” của doanh nghiệp Việt Nam.
Coca Cola là một trong những trường hợp điển hình cho việc liên doanh với doanh nghiệp khi mới thâm nhập thị trường Việt Nam.
Doanh nghiệp Việt Nam thoái vốn khỏi liên doanh
Số liệu của Cục Thuế TPHCM cho biết, Coca-Cola lỗ dài dài kể từ khi chính thức hoạt động tại Việt Nam đến nay. Điều này khiến cho việc liên doanh nằm trong tình trạng không có lời suốt nhiều năm và bên đối tác Việt Nam đành trao quyền lại cho phía nước ngoài. Với việc lỗ triền miên, Coca-Cola dần dần loại bỏ từng đối tác Việt Nam để trở thành công ty 100% vốn nước ngoài.
Đối tác đầu tiên phải rút lui là Vinafimex. Nhiều thông tin cho thấy Vinafimex đã bán 30% cổ phần của mình tại Coca-Cola cho Coca-Cola với giá 2 triệu USD.
Năm 2001, Nhà máy Coca-cola Ngọc Hồi, Nhà máy Coca-cola Chương Dương (Hà Nội) và Nhà máy Coca-cola Non Nước (Đà Nẵng) đã được Bộ Công nghiệp cho phép sáp nhập. Như vậy, một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh nước ngọt lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư trên 350 triệu USD đã ra mắt
Vốn đầu tư hiện có của 3 nhà máy trên lần lượt là 151 triệu USD, 182,5 triệu USD và 25 triệu USD. Sau khi mua hết phần vốn góp của liên doanh trong nước, tại thời điểm đó 3 nhà máy có tổng công suất gần 400 triệu lít Coca-cola/năm này đều là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Trước đây Coca-Cola đã từng lập liên doanh nước giải khát với Chương Dương. Thua lỗ kéo dài khiến đối tác Việt Nam phải nhượng lại phần vốn.
Sau đó, theo Công văn 2129 của Bộ Công nghiệp, Bộ này đã đồng ý về nguyên tắc sáp nhập 3 doanh nghiệp của tập đoàn Coca-cola tại Việt Nam.
Hướng giải quyết:
- Hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá:
- Luật Quản lý thuế cần được bổ sung theo hướng tạo khung pháp lý mạnh hơn để quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá. Cụ thể, bổ sung cho phép cơ quan thuế được thực hiện cơ chế APA đối với DN để đảm bảo kiểm soát được hoạt động chuyển giá mà không tốn nguồn lực cho việc thanh tra, kiểm tra DN; quy định thời hạn thanh tra đối với hoạt động chuyển giá dài hơn so với thời hạn thanh tra thông thường để phù hợp theo tính chất phức tạp của hoạt động này; bổ sung quyền điều tra cho cơ quan thuế để đảm bảo việc thu thập thông tin và giá trị của các thông tin khi xử lý đối với các DN cố tình vi phạm pháp luật về chuyển giá; bổ sung thêm quy định về ngưỡng kê khai thông tin giao dịch liên kết để đơn giản hoá cho DN trong việc kê khai và giảm bớt sức ép về nguồn nhân lực cho cơ quan thuế; xây dựng chế tài xử phạt đủ mạnh đảm bảo tính răn đe đối với các trường hợp cố tình vi phạm nhằm bảo vệ lợi ích của quốc gia và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các DN làm ăn chân chính...
- Để tránh tình trạng cán bộ thuế và doanh nghiệp thỏa thuận giá trước để trục lợi, hiện nay, Bộ Tài chính đang kiến nghị nâng thời hạn xử lý vi phạm về thuế từ 5 năm lên 10 năm. Tức là, sau khi thanh tra, cơ quan thuế phát hiện ra giá thoả thuận không theo giá thị trường, thì tiến hành truy thu thuế 10 năm trở về trước (tính từ thời điểm tiến hành thanh tra) và tiến hành xử lý cán bộ thuế cố tình vi phạm.
- Theo cơ chế Apa, doanh nghiệp đa quốc gia phải chủ động đề xuất biện pháp tính giá hoặc mức giá mua - bán hàng hoá, dịch vụ giữa các thành viên trong tập đoàn, trước khi kê khai và nộp thuế. Cơ quan thuế có thể phối hợp với cơ quan thuế nước ngoài đã ký kết Hiệp định Tránh đánh thuế 2 lần với Việt Nam tổ chức giám sát, kiểm soát để chống gian lận thuế. Cụ thể, trước khi tiến hành giao dịch, cơ quan thuế và doanh nghiệp thoả thuận trước về giá hàng hoá, dịch vụ để tính thuế hoặc cơ quan thuế và cơ quan thuế nước ngoài, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính xác định lợi nhuận của toàn tập đoàn, trong đó có lợi nhuận do công ty con tại Việt Nam đem lại và đánh thuế theo mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được tại Việt Nam.
- Đối phó với tình trạng này, bên cạnh các biện pháp chống chuyển giá nêu trên, Việt Nam cần đầu tư mạnh vào sản xuất thay thế nhập khẩu, đặc biệt là phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để vừa giảm nhập khẩu đầu vào cho sản xuất, vừa chủ động kiểm soát được thị trường và giá cả các yếu tố đầu vào, thông qua đó kiểm soát thị trường và giá cả sản phẩm đầu ra, chủ động nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện ổn định thị trường trong nước, góp phần kiềm chế lạm phát.
4. So sánh với luật đầu tư nước Myanmar:
Nhìn chung, FIL 2012 của Myanmar được đánh giá là cởi mở, thông thoáng và hấp dẫn hơn so với FIL 1988 vốn được coi là "Luật không đầu tư“. FIL 2012 thể hiện một sự thỏa hiệp giữa lợi ích của doanh nghiệp trong nước và các công ty nước ngoài đang quan tâm đến cơ hội kinh doanh ở thị trường đang mở cửa này.
Luật ĐTNN 1988 (FIL 1988) Luật ĐTNN 2012 (FIL 2012)
Cơ cấu tổ chức
Chủ tịch MIC là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Phát triển kinh tế quốc gia
Thành viên MIC là Bộ trưởng các Bộ chuyên ngành
Chủ tịch MIC là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Tổng thống
Phó chủ tịch MIC là Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Thành viên là Bộ trưởng các Bộ chuyên ngành
Tỉ lệ góp vốn
- Công ty 100% vốn nước ngoài; hoặc
- Liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và công ty Myanmnar (nhà đầu tư nước ngoài góp ít nhất 35% vốn)
- công ty nước ngoài 100% vốn ( MIC phê duyệt trong một số lĩnh vực);
- liên doanh (không quy định tỉ lệ góp vốn tối thiểu); - trong các lĩnh vực hạn chế đầu tư, MIC sẽ hạn chế tỉ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài ở mức 50%
Vốn góp tối thiểu
500.000 USD đối với công ty đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp (công ty phải mang vào Myanmar 170.000 USD tiền mặt và 330.000 USD dưới dạng vật liệu, máy móc, thiết bị);
300.000 USD đối với công ty dịch vụ
Không quy định nhưng trong một số trường hợp cụ thể MIC sẽ đưa ra yêu cầu
Thuế Miễn thuế thu nhập doanh
nghiệp 3 năm đầu
Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 5 năm
Yêu cầu về sử dụng
lao động Không yêu cầu cụ thể
Trong 2 năm đầu, 25% lực lượng lao động phải là người Myanmar, trong 2 năm tiếp theo là 50% và 2 năm tiếp nữa là 75%
Thuê đất 30 năm (gia hạn 5 năm + 5
năm)
50 năm (gia hạn 10 năm + 10 năm)
Nguồn thuê đất Thuê đất của nhà nước Thuê đất của nhà nước hoặc tư nhân
Chuyển ngoại tệ vào Myanmar
Phải chuyền vào tài khoản của nhà đầu tư được mở tại ngân hàng quốc doanh
Có thể chuyền vào ngân hàng quốc doanh hoặc cổ phần
Một số điểm mới hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài ở FIL 2012 là:
- Không giới hạn tỉ lệ góp vốn tối thiểu/tối đa của nhà đầu tư nước ngoài trong liên doanh; - Không quy định số vốn đầu tư tối thiểu;
- Tăng thời gian thuê đất lên 50 năm (có thể gia hạn 10 năm + 10 năm); - Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm đầu;
- Nhà đầu tư nước ngoài có thể thuê đất của cả nhà nước và tư nhân;
- Nhà đầu tư có thể chuyển ngoại tệ vào Myanmar thông qua tài khoản tại cả ngân hàng quốc doanh và ngân hàng thương mại cổ phần.
Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam:
- Không bi hạn chế vốn góp tối đa,vốn góp tối thiểu bị hạn chế 30% , trừ những trường hợp do chính phủ quy định
- Không quy đinh rõ số vốn đầu tư tối thiểu, nhưng một số trường hợp cụ thể chính phủ sẽ quy định
- Thời hạn thuê là 50 năm, cá biệt có trường hợp 70 năm
- Miễn, giàm thuế thu nhập doanh nghiệp tùy trường hợp theo quy định của Luật thuế TNDN
- Thuê đất trực tiếp từ nhà nước, gián tiếp từ tư nhân, hộ gia đình
Luật mới này của Myanmar được ban hành với nhiều ưu đãi tốt, nhằm tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào Myanmar để phát triển đất nước phù hợp với chiến lược cải cách của nước này.