Quan hệ không gian theo thế đối lập trên – dưới:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật (Trang 85 - 86)

Chƣơng I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

3.2 Mạch lạc theo quan hệ không gian trong thơ Phạm Tiến Duật

3.2.3 Quan hệ không gian theo thế đối lập trên – dưới:

Quan hệ không gian theo thế đối lập trên - dưới là quan hệ mà không gian trong văn bản được triển khai, tổ chức theo thế đối xứng cao – thấp.

Ví dụ 1:

“Yêu cái cầu vồng khi trời nổi gió Bắc giữa trời cao, vệt xanh vệt đỏ

Dưới gầm cầu vồng nhà máy mới xây

Trời sắp mưa khói trắng hơn mây”. (Cái cầu)

Ở ví dụ trên, quan hệ không gian được biểu hiện theo hướng đối lập trên – dưới. Tác giả miêu tả chiếc cầu vồng là sự vật ở trên trước sau đó miêu tả đến những nhà máy, những làn khói trắng phía bên dưới chiếc cầu vồng. Chiếc cầu vồng như một chiếc cầu “bắc” giữa hai vùng trời cao với màu sắc sặc sỡ. Phía dưới cầu vồng đó, tưởng như rất gần thôi như ngay phía dưới của gầm chiếc cầu là hình ảnh của nhà máy mới, biểu tượng của một cuộc sống bình yên, thịnh vượng. Đan lồng trong không gian giữa chiếc cầu vồng và nhà máy mới xây là hình ảnh khói mây mờ ảo. Đoạn thơ có tính gợi hình nên để

triển khai không gian này, tác giả sử dụng bút pháp tả.

Tương tự, ví dụ dưới đây, không gian cũng được triển khai theo quan hệ trên- dưới và gắn với bút pháp tả:

Ví dụ 2:

“Yêu cái cầu treo lối sang bà ngoại Như võng trên sông ru người qua lại

Dưới cầu nhiều thuyền chở đá, chở vôi;

Thuyền buồm đi ngược, thuyền thoi đi xuôi”.

(Cái cầu)

Không gian được miêu tả từ cái cầu treo sau đó là hình ảnh phía dưới chiếc cầu đó. Việc miêu tả không gian theo thế đối lập trên – dưới này giúp người đọc hình dung được không gian chứa chiếc cầu và không gian phía dưới nó. Ngoài ra, quan hệ không gian trong những câu thơ trên còn được mở rộng bởi quan hệ ngược – xuôi từ sự di chuyển của những chiếc thuyền. Với cách triển khai không gian theo hướng đối lập trên- dưới, ngược – xuôi, đoạn thơ trên đã tái hiện lại một bức tranh giàu sức sống, nhộn nhịp của một vùng quê bình yên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)